1 / 13
timo drop 2 A0772

Timo drop 5mg/ml

File PDF hướng dẫn sử dụng: Xem

Thuốc kê đơn

Đã bán: 426 Còn hàng

Thuốc kê đơn quý khách vui lòng điền thông tin/ chat vào phần liên hệ này để dược sĩ tư vấn và đặt hàng

Thương hiệuCPC1 Hà Nội, Công ty cổ phần Dược phẩm CPC1 Hà Nội
Công ty đăng kýCông ty cổ phần Dược phẩm CPC1 Hà Nội
Số đăng kýVD-35510-21
Dạng bào chếDung dịch
Quy cách đóng góiHộp 1 ống 5 ml
Hoạt chấtBenzalkonium Chloride, Natri Clorid, Timolol
Tá dượcEthylenediaminetetraacetic Acid (EDTA)
Xuất xứViệt Nam
Mã sản phẩmpk637
Chuyên mục Thuốc Nhỏ Mắt

Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi tại đây

Dược sĩ Thảo Phương Biên soạn: Dược sĩ Thảo Phương
Dược sĩ lâm sàng

Ngày đăng

Cập nhật lần cuối:

Lượt xem: 36 lần

1 Thành phần

Mỗi 1 ml dung dịch Timo drop 5mg/ml chứa:

  • Timolol (dưới dạng Timolol maleat).............................. 5 mg
  • Các tá dược: Benzalkonium chloride Solution 50%, EDTA, Natri clorid, di-natri hydrophosphat dihydrat, natri dihydrophosphat dihydrat, nước cất pha tiêm vừa đủ.

Thuốc Timo drop 5mg/ml điều trị tăng nhãn áp Glaucom góc mở mãn tính, glaucom thứ phát

2 Tác dụng - Chỉ định của thuốc Timo drop 5mg/ml

Tăng nhãn áp

Glaucom góc mở mãn tính (bao gồm bệnh nhân mắc bệnh thiếu thủy tinh thể)

Một số trường hợp bị glaucom thứ phát

3 Liều dùng - Cách dùng thuốc Timo drop

3.1 Liều dùng

Người lớn và trẻ em từ 12 tuổi trở lên: Nhỏ 1 giọt vào mắt bị bệnh, 2 lần/ngày.

Người cao tuổi: Không cần điều chỉnh liều.

Đánh giá lại áp lực nội nhãn sau 4 tuần, nếu ổn định, có thể giảm liều xuống 1 lần/ngày.

Nếu dùng kèm thuốc co đồng tử, cách nhau ít nhất 10 phút. Không dùng đồng thời hai thuốc nhỏ mắt có hoạt tính chẹn thụ thể beta.

Chuyển từ thuốc chẹn thụ thể beta khác: Ngừng thuốc cũ và bắt đầu dùng Timo drop vào ngày hôm sau, 2 lần/ngày.

Chuyển từ thuốc glaucom khác: Tiếp tục sử dụng thuốc cũ và dùng Timo drop 2 lần/ngày, sau đó ngừng thuốc cũ vào ngày hôm sau. Bệnh nhân nên tháo kính áp tròng mềm trước khi sử dụng timolol.

Đối với trẻ em:

  • Timolol chỉ được khuyến cáo dùng cho điều trị glaucom bẩm sinh nguyên phát và glaucom tuổi vị thành niên nguyên phát giai đoạn chuyển tiếp hoặc khi phẫu thuật thất bại. 
  • Bác sĩ cần cân nhắc kỹ lợi ích và nguy cơ khi dùng cho trẻ em, và xác định tiền sử bệnh nhân trước khi sử dụng. 
  • Liều dùng cụ thể chưa được xác định, nhưng khuyến cáo dùng liều tối thiểu, 1 lần/ngày. Nếu không kiểm soát được áp lực nội nhãn, có thể tăng lên 2 giọt/ngày, cách nhau 12 giờ.

3.2 Cách dùng

Có thể giảm hấp thu toàn thân của thuốc nhỏ mắt chẹn thụ thể beta bằng cách nín thở tắc mũi và giữ mắt nhắm càng lâu càng tốt (khoảng 3-5 phút) sau khi nhỏ mắt.

==>> Bạn đọc có thể tham khảo thêm thuốc:  Thuốc Tearbalance giúp điều trị tổn thương biểu mô giác

4 Chống chỉ định

Sốc tim

Suy tim có triệu chứng

Block nhĩ thất độ 2, 3 không thể điều trị bằng máy điều hòa nhịp

Nhịp xoang chậm hoặc hội chứng nút xoang bệnh lý

Các bệnh hô hấp, như hen phế quản, hoặc tiền sử mắc hen

Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính hiện tại hoặc tiền sử

Rối loạn tuần hoàn ngoại biên nặng, như hội chứng Raynaud

Mẫn cảm với các hoạt chất, tá dược, hoặc các thuốc chẹn thụ thể beta khác

5 Tác dụng phụ

5.1 Thường gặp

Đau đầu, buồn ngủ

Các triệu chứng kích ứng mắt, như cảm giác nóng, ngứa, đỏ mắt, cảm giác có vật thể lạ trong mắt, chảy nước mắt, viêm kết mạc, viêm mi mắt, viêm giác mạc, giảm nhạy cảm giác mạc, khô mắt, và nhìn mờ.

5.2 Ít gặp

Trầm cảm

Ngất xỉu

Rối loạn thị giác, bao gồm thay đổi khúc xạ (do ngừng sử dụng thuốc co đồng tử trong một số trường hợp)

Nhịp tim chậm

Khó thở

Buồn nôn, khó tiêu

Mệt mỏi, suy nhược

5.3 Hiếm gặp

Dấu hiệu dị ứng nghiêm trọng như phản vệ, phù mạch, nổi mề đay, phát ban toàn thân hoặc tại chỗ.

Mất ngủ, ác mộng, giảm ham muốn tình dục

Mất trí nhớ, tăng mức độ và triệu chứng của bệnh nhược cơ, dị cảm, tai biến mạch máu não, thiếu máu cục bộ não

Nhìn đôi, sụp mi, bong võng mạc sau phẫu thuật (tham khảo mục Cảnh báo và thận trọng khi sử dụng thuốc)

Loạn nhịp tim, block tim, suy tim sung huyết, tim đập nhanh, ngừng tim

Hạ huyết áp, đi khập khiễng, hội chứng Raynaud

Co thắt phế quản (đặc biệt ở bệnh nhân có tiền sử co thắt phế quản), suy hô hấp, ho

Tiêu chảy, khô miệng

Rụng tóc, phát ban dạng vảy nến hoặc tái phát bệnh vảy nến

Lupus ban đỏ hệ thống

Bệnh Peyronie

Phù, lạnh tay và chân, đau ngực

Ngoài ra có một số tác dụng phụ đã quan sát được khi dùng thuốc nhỏ mắt chẹn beta, các tác dụng này có thể xảy ra khi dùng với thuốc nhỏ mắt có chứa timolol:

  • Phản ứng dị ứng toàn thân, bao gồm ngứa
  • Hạ đường huyết
  • Rách, đỏ hoặc mòn giác mạc
  • Suy tim
  • Khó tiêu, đau bụng, nôn mửa
  • Phát ban da
  • Đau cơ
  • Rối loạn tình dục

6 Tương tác

Thuốc dùng cùngTương tác xảy ra
Các thuốc dùng đường uống như: thuốc chẹn kênh calci, thuốc chẹn beta, thuốc chống loạn nhịp (bao gồm amiodaron), glycosid tim, thuốc kích thích hệ phó giao cảm, guanethidin.Có thể gây tác dụng hiệp đồng, dẫn đến hạ huyết áp và/hoặc nhịp tim chậm khi dùng cùng.
Chất ức chế CYP2D6 (quinidin, fluoxetin, paroxetin)Tiềm ẩn tác dụng chẹn beta toàn thân (như giảm nhịp tim, trầm cảm) khi phối hợp với timolol.
Adrenalin (epinephrin)Có thể gây giãn đồng tử khi dùng đồng thời với thuốc nhỏ mắt có hoạt tính chẹn beta.
ClonidinTăng nguy cơ “tăng huyết áp bật lại” khi ngừng clonidin.
Thuốc gây mêTăng nguy cơ giảm áp cơ tim và hạ huyết áp do chặn đáp ứng của tim đối với các kích thích phản xạ của hệ giao cảm.
Cimetidin, hydralazin, phenothiazin, cồnCó thể làm giảm nồng độ timolol trong huyết tương.

==>> Xem thêm thuốc: Thuốc nhỏ mắt V.Rohto Dryeye dùng cho người khô mắt

7 Lưu ý khi sử dụng và bảo quản

7.1 Lưu ý và thận trọng

Timo drop có thể được hấp thu qua đường toàn thân, dẫn đến các tác dụng phụ tim mạch, hô hấp và toàn thân. Mặc dù tỷ lệ này thấp khi sử dụng dạng nhỏ mắt, vẫn cần lưu ý các vấn đề sau:

  • Rối loạn tim: Cần thận trọng khi dùng cho bệnh nhân có bệnh tim mạch, đặc biệt là bệnh mạch vành hoặc đau thắt ngực. Nên theo dõi tình trạng bệnh và tác dụng phụ.
  • Rối loạn hô hấp: Thuốc có thể gây co thắt phế quản và nên tránh sử dụng cho bệnh nhân hen phế quản hoặc COPD, trừ khi lợi ích vượt trội.
  • Hạ đường huyết: Thuốc chẹn beta có thể che lấp triệu chứng hạ đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường.
  • Bệnh giác mạc: Thận trọng khi dùng thuốc cho bệnh nhân có vấn đề về giác mạc do thuốc có thể gây khô mắt.
  • Tương tác với thuốc khác: Không dùng đồng thời với thuốc chẹn beta toàn thân và cần giám sát chặt chẽ khi phối hợp với các thuốc khác.
  • Phản ứng dị ứng: Bệnh nhân có tiền sử dị ứng có thể gặp phản ứng phản vệ nghiêm trọng.
  • Bong hắc mạc: Tình trạng này có thể xảy ra khi dùng timolol sau phẫu thuật cắt bè.
  • Sử dụng kính áp tròng: Tránh dùng kính áp tròng khi sử dụng thuốc vì benzalkonium clorid có thể tích tụ trên kính.
  • Phẫu thuật gây mê: Cần thông báo cho bác sĩ gây mê về việc sử dụng timolol vì thuốc có thể ức chế tác dụng của adrenalin.
  • Yếu cơ: Có thể gây yếu cơ, đặc biệt ở bệnh nhân nhược cơ.
  • Đối với trẻ em: Thận trọng khi dùng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, có thể gây khó thở hoặc nhịp thở không đều. Máy theo dõi ngưng thở có thể cần thiết. [1]

7.2 Lưu ý sử dụng trên phụ nữ mang thai và phụ nữ đang cho con bú

7.2.1 Phụ nữ mang thai

Chưa có đủ dữ liệu về việc sử dụng timolol trong thai kỳ. Nên tránh dùng trong thời gian mang thai, trừ khi lợi ích điều trị vượt trội so với nguy cơ. Các nghiên cứu không cho thấy dị dạng, nhưng có thể tăng nguy cơ chậm phát triển trong tử cung. Các triệu chứng của chẹn beta như nhịp tim chậm, hạ huyết áp, rối loạn hô hấp và hạ đường huyết đã được ghi nhận trên trẻ sơ sinh khi mẹ sử dụng thuốc. Nếu dùng đến ngày sinh, cần theo dõi trẻ chặt chẽ.

7.2.2 Phụ nữ đang cho con bú

Timolol có thể qua sữa mẹ. Do đó, cần cân nhắc giữa việc dùng thuốc hoặc dừng cho con bú tùy theo mức độ quan trọng của thuốc đối với người mẹ.

7.3 Ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy móc

Thuốc có thể ảnh hưởng nhẹ đến khả năng lái xe và vận hành máy móc, do có thể gây rối loạn thị giác như thay đổi khúc xạ, nhìn đôi, sụp mi mắt, nhìn mờ tạm thời, và đôi khi gây chóng mặt hoặc mệt mỏi.

7.4 Xử trí khi quá liều

7.4.1 Triệu chứng

Hiện tại, chưa có thông tin chi tiết về trường hợp quá liều đối với thuốc nhỏ mắt timolol 5 ml với hàm lượng 25 mg. Tuy nhiên, do liều thuốc nhỏ mắt thấp hơn nhiều so với liều uống thông thường (20-60 mg/ngày), quá liều là hiếm khi xảy ra. Nếu có, các triệu chứng có thể bao gồm nhịp tim chậm, hạ huyết áp, co thắt phế quản và suy tim cấp.

7.4.2 Xử trí

Các bước xử trí:

  • Rửa dạ dày nếu nuốt phải, vì timolol khó bị loại bỏ qua lọc máu.
  • Nhịp tim chậm: Sử dụng atropin sulphat (0,25-2mg tĩnh mạch) để phong tỏa dây thần kinh phế vị.
  • Hạ huyết áp: Dùng các thuốc kích thích phó giao cảm như dopamin, dobutamin, hoặc noradrenalin. Nếu kháng trị, có thể sử dụng glucagon.
  • Co thắt phế quản: Sử dụng isoprenalin và có thể kết hợp với aminophyllin.
  • Suy tim cấp: Sử dụng digitalis, thuốc lợi tiểu và oxy ngay lập tức. Nếu kháng trị, sử dụng aminophyllin tĩnh mạch hoặc glucagon.
  • Block tim độ II hoặc III: Sử dụng isoprenalin hoặc máy điều hòa nhịp tim.

7.5 Bảo quản

Bảo quản trong bao bì kín, tránh ánh sáng

Nhiệt độ không quá 30 độ C

8 Sản phẩm thay thế

Thuốc Oftan Timolol 0.5% 5ml chứa hoạt chất chính là Timolol maleate, giúp giảm áp lực trong mắt mà không gây nhiều tác động phụ lên mắt. Vì vậy, thuốc thường được bác sĩ kê đơn để điều trị tình trạng tăng nhãn áp, đặc biệt là trong các trường hợp bệnh Glaucoma góc mở hoặc những trường hợp tăng nhãn áp khác, cũng như khi bệnh nhân bị Glaucoma do mất thuỷ tinh thể.

Nyolol 0.50% chứa Timolol maleate, một hoạt chất giúp giảm nhãn áp, và thường được sử dụng trong điều trị tăng nhãn áp. Thuốc được chỉ định cho các trường hợp như tăng nhãn áp, glaucoma góc mở mạn tính và glaucoma do mất thuỷ tinh thể.

9 Cơ chế tác dụng

9.1 Dược lực học

Timolol maleat là thuốc chẹn thụ thể beta không chọn lọc, không có tác dụng kích thích beta hay gây tê cục bộ. Thuốc giúp giảm áp lực nội nhãn ở bệnh nhân glaucom, tuy nhiên cơ chế chính xác vẫn chưa rõ ràng. Timolol không ảnh hưởng đến huyết áp hay nhịp tim. Các nghiên cứu lâm sàng cho thấy thuốc này có hiệu quả trong việc giảm áp lực nội nhãn mà không làm thay đổi kích thước con ngươi hay thị lực đáng kể. Dữ liệu về việc sử dụng timolol trên trẻ em còn hạn chế, nhưng các nghiên cứu nhỏ đã chứng minh hiệu quả trong điều trị glaucom bẩm sinh và glaucom thiếu niên.

9.2 Dược động học

Timolol bắt đầu phát huy tác dụng giảm áp lực nội nhãn trong vòng nửa giờ sau khi dùng, với tác dụng tối đa xuất hiện trong 1-2 giờ và duy trì tới 24 giờ sau liều đơn. Trong điều trị dài hạn, tác dụng giảm áp có thể được duy trì. 

Ở trẻ em, khoảng 80% thuốc được hấp thu qua mũi và niêm mạc, với nồng độ trong tuần hoàn cao hơn so với người lớn do thể tích máu nhỏ hơn. Chuyển hóa thuốc ở trẻ sơ sinh chưa hoàn thiện, có thể làm tăng thời gian bán thải và nguy cơ tác dụng phụ như co thắt phế quản và nhịp tim chậm.

10 Timo drop giá bao nhiêu?

Thuốc Timo drop hiện được bán tại nhà thuốc trực tuyến Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy. Giá của sản phẩm có thể đã được cập nhật. Để biết thêm chi tiết về giá bán và các chương trình khuyến mãi, bạn có thể liên hệ trực tiếp với dược sĩ thông qua hotline hoặc gửi tin nhắn qua các nền tảng như Zalo hoặc Facebook.

11 Thuốc Timo drop mua ở đâu?

Bạn có thể mua thuốc Timo drop bằng cách đến trực tiếp nhà thuốc tại địa chỉ 85 Vũ Trọng Phụng, Thanh Xuân, Hà Nội, kèm theo đơn thuốc. Ngoài ra, bạn cũng có thể đặt hàng online qua hotline hoặc website của nhà thuốc để nhận được sự hỗ trợ và tư vấn cụ thể về cách sử dụng thuốc.

12 Ưu điểm

  • Timolol maleate là thuốc chẹn beta không chọn lọc, được dùng điều trị tăng nhãn áp ở bệnh nhân glaucom góc mở mạn tính, giúp giảm nhãn áp khoảng 30-35%. Thuốc này được dung nạp tốt, ít gây tác dụng phụ và có hiệu quả kéo dài. Timolol hiện nay được xem là một bước tiến quan trọng trong điều trị glaucom. [2]
  • Thuốc được dùng dưới dạng nhỏ mắt với liều dùng dễ dàng điều chỉnh cho người lớn và trẻ em từ 12 tuổi trở lên, giúp tiện lợi và dễ tiếp cận trong điều trị.

13 Nhược điểm

  • Thuốc có thể gây các tác dụng phụ như đau đầu, buồn ngủ, kích ứng mắt, và một số vấn đề nghiêm trọng như khó thở, suy tim, hoặc co thắt phế quản, cần theo dõi cẩn thận khi sử dụng.

Tổng 13 hình ảnh

timo drop 2 A0772
timo drop 2 A0772
timo drop 3 M4078
timo drop 3 M4078
timo drop 4 F2332
timo drop 4 F2332
timo drop 5 M5071
timo drop 5 M5071
timo drop 6 B0277
timo drop 6 B0277
timo drop 7 J3826
timo drop 7 J3826
timo drop 8 Q6466
timo drop 8 Q6466
timo drop 9 N5477
timo drop 9 N5477
timo drop 10 V8026
timo drop 10 V8026
timo drop 11 K4223
timo drop 11 K4223
timo drop 12 D1576
timo drop 12 D1576
timo drop 13 K4225
timo drop 13 K4225
timo drop 14 E1588
timo drop 14 E1588

Tài liệu tham khảo

  1. ^ Hướng dẫn sử dụng do nhà sản xuất cung cấp, tại đây.
  2. ^ Heel RC, Brogden RN, Speight TM, Avery GS, Timolol: a review of its therapeutic efficacy in the topical treatment of glaucoma, Pubmed. Truy cập ngày 09 tháng 01 năm 2025.
* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
  • 0 Thích

    Timo drop có dùng được cho trẻ em không?

    Bởi: Dũng Hang vào


    Thích (0) Trả lời 1
    • Timo drop chỉ được khuyến cáo sử dụng cho trẻ em trong trường hợp điều trị glaucom bẩm sinh hoặc glaucom tuổi vị thành niên, và phải được bác sĩ xem xét kỹ lưỡng. Liều dùng sẽ được bác sĩ điều chỉnh tùy theo tình trạng của trẻ.

      Quản trị viên: Dược sĩ Thảo Phương vào


      Thích (0) Trả lời
(Quy định duyệt bình luận)
Timo drop 5mg/ml 5/ 5 1
5
100%
4
0%
3
0%
2
0%
1
0%
Chia sẻ nhận xét
Đánh giá và nhận xét
  • Timo drop 5mg/ml
    TP
    Điểm đánh giá: 5/5

    Cảm ơn dsi, ttin rất hữu ích

    Trả lời Cảm ơn (0)

SO SÁNH VỚI SẢN PHẨM TƯƠNG TỰ

vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
1900 888 633