Zuzafox 40
Thuốc kê đơn
Thương hiệu | Hóa Dược Việt Nam, Công ty cổ phần Hóa dược Việt Nam |
Công ty đăng ký | Công ty TNHH Thương mại Dược Phú Lâm Trang |
Số đăng ký | VD-32470-19 |
Dạng bào chế | Viên nang cứng |
Quy cách đóng gói | Hộp 3 vỉ x 10 viên |
Hoạt chất | Esomeprazole |
Xuất xứ | Việt Nam |
Mã sản phẩm | aa4717 |
Chuyên mục | Thuốc Tiêu Hóa |
Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi
Phản hồi thông tin
Biên soạn: Dược sĩ Nguyễn Trang
Dược sĩ lâm sàng - Đại học Dược Hà Nội
Ngày đăng
Cập nhật lần cuối:
Lượt xem: 5470 lần
- Chi tiết sản phẩm
- Hỏi & Đáp 0
- Đánh giá 0
Thuốc Zuzafox 40 được các bác sĩ kê đơn trong điều trị các vấn đề liên quan tới tình trạng tổn thương dạ dày như viêm loét, vi khuẩn HP. Trong bài viết này, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) xin gửi đến bạn đọc cách sử dụng và các lưu ý khi dùng thuốc Zuzafox 40.
1 Thành phần
Thành phần chính của thuốc Zuzafox 40 là Esomeprazole 40mg
Dạng bào chế: Viên nang cứng.
2 Tác dụng - Chỉ định của thuốc Zuzafox 40
2.1 Tác dụng của thuốc Zuzafox 40
Thuốc Zuzafox 40 là thuốc gì?
2.1.1 Dược lực học
Esomeprazole, một chất ức chế bơm proton mới, là đồng phân S của Omeprazole và là chất ức chế đầu tiên được phát triển dưới dạng đồng phân đơn. Thuốc ức chế tiết axit dạ dày và được chỉ định trong điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD), chữa lành viêm thực quản ăn mòn và diệt trừ H. pylori để giảm nguy cơ tái phát loét tá tràng [1].
Esomeprazole thuộc nhóm hợp chất kháng tiết mới. Esomeprazole có tác dụng ức chế axit dạ dày bằng cách ngăn chặn bước cuối cùng trong quá trình sản xuất axit dạ dày bằng cách liên kết cộng hóa trị với các nhóm sulfhydryl của cysteine được tìm thấy trên enzym (H+, K+) - ATPase ở bề mặt bài tiết của tế bào thành dạ dày. Tác dụng này dẫn đến ức chế tiết axit dạ dày cả cơ bản và kích thích, không phân biệt tác nhân kích thích. Vì liên kết của esomeprazole với (H +, K +) - enzyme ATPase là không thể đảo ngược và enzyme mới cần được biểu hiện để tiếp tục tiết axit, thời gian tác dụng kháng bài tiết của esomeprazole kéo dài hơn 24 giờ.
2.1.2 Dược động học
Hấp thu: Thuốc đạt nồng độ tối đa trong máu sau 1,5 giờ. Ở liều lặp lại một lần mỗi ngày với 40 mg, Sinh khả dụng toàn thân là khoảng 90% so với 64% sau khi dùng một liều duy nhất 40 mg. Thức ăn làm giảm hấp thu của thuốc, sinh khả dụng của Esomeprazole giảm 43% đến 53% khi sử dụng sau bữa ăn so với lúc đói.
Phân bố: Thuốc có tỷ lệ liên kết với protein huyết tương rất cao, khoảng 97%. Esomeprazole liên kết 97% với protein huyết tương. Liên kết với protein huyết tương không đổi trong khoảng nồng độ từ 2 đến 20 µmol / L.
Chuyển hóa: Thuốc chuyển hóa tại gan bởi hệ thống enzym cytochrom P450 (CYP). Các chất sau chuyển hóa của esomeprazole không còn hoạt tính kháng tiết.
Thải trừ: Thời gian bán thải trong huyết tương của esomeprazole khoảng 1 đến 1,5 giờ chủ yếu dưới dạng chất chuyển hóa (80%). Có 1% thuốc mẹ được đào thải. Phần còn lại đào thải qua phân dưới dạng chuyển hóa không hoạt tính [2].
2.2 Chỉ định thuốc Zuzafox 40
Thuốc Zuzafox 40 với chức năng ngăn tiết acid, được chỉ định trong các trường hợp sau:
- Người bị viêm loét dạ dày và tá tràng.
- Người bị hội chứng trào ngược dạ dày - thực quản.
- Người bị hội chứng Zollinger – Ellison.
- Sử dụng kết hợp với kháng sinh trong điều trị nhiễm khuẩn HP.
Ngoài ra, thuốc được sử dụng trong phòng ngừa tổn thương tại dạ dày do các thuốc NSAIDs, corticoid.
==>> Xem thêm thuốc có cùng hoạt chất: Thuốc trị viêm loét dạ dày Esomeprazol STADA 40mg: cách dùng, giá bán
3 Liều dùng - Cách dùng thuốc Zuzafox 40
3.1 Liều dùng thuốc Zuzafox 40
- Liều dùng cho người lớn:
Trào ngược dạ dày - thực quản: 20 mg uống mỗi ngày một lần, sử dụng 2 - 4 tuần.
GERD với Viêm thực quản ăn mòn (EE):
- Điều trị: 20 - 40 mg/ngày. Sử dụng 4 - 8 tuần.
- Dự phòng: 20 mg uống mỗi ngày một lần.
Kết hợp trong điều trị Helicobacter pylori: 40 mg uống mỗi ngày một lần, dùng đồng thời với Amoxicillin và Clarithromycin. Sử dụng trong 10 ngày.
Điều trị loét viêm loét dạ dày do NSAIDs: 20 mg đến 40 mg uống mỗi ngày một lần. Thời gian điều trị lên tới 6 tháng.
Hội chứng Zollinger-Ellison: 40mg/ lần, sử dụng ngày 2 lần.
- Liều dùng cho trẻ em:
Trào ngược dạ dày - thực quản:
- 1 - 11 tuổi: 10 mg uống mỗi ngày một lần, sử dụng trong 8 tuần.
- 12 - 17 tuổi: 20 mg uống mỗi ngày một lần, sử dụng trong 4 tuần.
GERD với Viêm thực quản ăn mòn (EE):
1 tháng đến dưới 1 tuổi:
- 3 kg đến 5 kg: 2,5 mg uống một lần một ngày
- Lớn hơn 5 kg đến 7,5 kg: 5 mg uống một lần một ngày
- Trên 7,5 kg đến 12 kg: 10 mg uống một lần một ngày
- Thời gian điều trị: Lên đến 6 tuần
3.2 Cách dùng thuốc Zuzafox 40 hiệu quả
Uống thuốc với 1 cốc nước đầy, khoảng 150ml. Nuốt nguyên viên, không nên nhai hay pha viên thuốc.
Sử dụng thuốc ít nhất 1 giờ trước bữa ăn.
Chỉ sử dụng thuốc trong thời gian quy định thường từ 4 - 8 tuần. Không được sử dụng kéo dài khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ.
4 Chống chỉ định
Không sử dụng thuốc Zuzafox 40 trên các đối tượng bị mẫn cảm với bất kì thành phần nào của thuốc.
==>> Bạn đọc có thể tham khảo thêm thuốc: [Chính hãng] Thuốc Pyme OM40 - Điều trị trào ngược dạ dày thực quản
5 Tác dụng phụ
Hệ và cơ quan | Rất phổ biến | Phổ biến | Ít xảy ra |
Hệ thần kinh | Nhức đầu | Chóng mặt, buồn ngủ, rối loạn vị giác / chán nản, chóng mặt | Dị cảm, Bệnh não gan |
Tiêu hóa | Đầy hơi | Đau bụng, polyp tuyến cơ lành tính, táo bón / táo bón trầm trọng hơn, tiêu chảy, khô miệng, loét tá tràng xuất huyết, đau thượng vị / đau vùng thượng vị trầm trọng hơn, viêm dạ dày / viêm dạ dày nặng hơn, buồn nôn / buồn nôn trầm trọng hơn, nôn trớ, rối loạn răng, nôn mửa / nôn mửa trầm trọng hơn | Nhiễm nấm Candida đường tiêu hóa (GI) , viêm miệng |
Hô hấp | Ho, nhiễm trùng đường hô hấp, viêm xoang, thở nhanh (ở nhi khoa) | Chảy máu cam | |
Tim mạch | Tăng huyết áp / tăng huyết áp nặng thêm | Phù ngoại vi | |
Cơ xương khớp | Đau lưng | Gãy xương hông, cổ tay hoặc cột sống, đau cơ, đau khớp | |
Nội tiết | Tăng gastrin huyết thanh | ||
Miễn dịch học | Nhiễm virus | ||
Gan | ALT tăng | Tăng men gan | |
Mắt | Nhìn mờ | ||
Tâm thần | Mất ngủ , cáu kỉnh | ||
Huyết học | Giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu | ||
Trao đổi chất | Hạ natri máu | ||
Quá mẫn | Phản ứng / sốc phản vệ, phù mạch , phản ứng quá mẫn | ||
Thận | Viêm thận mô kẽ có / không có suy thận | ||
Cơ quan sinh dục | Nước tiểu bất thường, Albumin niệu, viêm bàng quang , Đau Bụng Kinh, tiểu khó, sỏi sinh dục, tiểu máu , liệt dương , rối loạn kinh nguyệt, tần suất tiểu ít, sỏi niệu, đa niệu, viêm âm đạo | ||
Toàn thân | Ngứa | Viêm da, phát ban, mày đay, Rụng tóc , tăng tiết mồ hôi / chứng tăng tiết nước , nhạy cảm với ánh sáng |
6 Tương tác thuốc
Levothyroxine: Dùng Levothyroxine với esomeprazole có thể cản trở sự hấp thu của levothyroxine và làm giảm hiệu quả của thuốc
Aspirin: làm giảm sinh khả dụng khi dùng của Aspirin và các salicylat khác khi dùng đường uống.
Duloxetine: Dạng thuốc duloxetine bao tan trong ruột khi sử dụng với các thuốc ức chế tiết acid đường tiêu hóa có thể dẫn đến giải phóng hoạt chất duloxetine nhanh hơn gây giảm tác dụng của thuốc.
Vitamin B12: Sử dụng kết hợp gây giảm hấp thu của B12 qua đường tiêu hóa.
7 Lưu ý khi sử dụng và bảo quản
7.1 Lưu ý và thận trọng
Esomeprazole có thể gây ra các ảnh hưởng trên thận. Cần thông báo cho bác sĩ khi có các dấu hiệu bất thường như tiểu ít, tiểu máu.
Esomeprazole có thể gây ra các triệu chứng mới hoặc trầm trọng hơn của bệnh lupus. Cần liên hệ với bác sĩ khi các triệu chứng đau khớp và phát ban trên da ở má hoặc cánh tay trầm trọng hơn khi ra nắng.
Dùng thuốc kéo dài có thể gây gãy xương.
Lưu ý khi sử dụng trên các đối tượng: bệnh gan nặng, bệnh lupus, loãng xương và Magie máu thấp. Các nghiên cứu trên động vật đã không tiết lộ bằng chứng về khả năng gây quái thai hoặc gây hại cho thai nhi ở liều điều trị.
7.2 Lưu ý sử dụng trên phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú
7.2.1 Phụ nữ có thai
Thuốc được xếp vào nhóm B3 khi sử dụng trên phụ nữ có thai. Chưa có bằng chứng về dị tật xảy ra khi sử dụng thuốc này trong ba tháng đầu. Nghiên cứu trên động vật không tiết lộ bằng chứng về khả năng gây quái thai hoặc gây hại cho thai nhi ở liều điều trị. Tuy nhiên, không đảm bảo được an toàn khi sử dụng trong thai kì. Chỉ sử dụng khi thật sự cần thiết và cần có sự chỉ định của bác sĩ.
7.2.2 Bà mẹ cho con bú
Dữ liệu về ảnh hưởng của thuốc trên đối tượng các mẹ đang cho con bú chưa được đầy đủ. Do đó, khuyến cáo không sử dụng thuốc trên nhóm đối tượng này.
7.3 Bảo quản
Bảo quản ở nơi khô ráo và thoáng mát.
Tránh sáng sáng trực tiếp mặt trời.
Nhiệt độ bảo quản tốt nhất dưới 30 độ C.
Tránh xa tầm tay trẻ em.
8 Nhà sản xuất
SĐK: VN-32470-19.
Nhà sản xuất: Công ty cổ phần hóa Dược Việt Nam.
Đóng gói: Hộp 3 vỉ x 10 viên.
9 Thuốc Zuzafox 40 giá bao nhiêu?
Thuốc Zuzafox Esomeprazole 40 giá bao nhiêu tiền? Thuốc Zuzafox 40 hiện nay đang được bán ở nhà thuốc online Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy, giá sản phẩm có thể đã được cập nhật ở đầu trang. Hoặc để biết chi tiết về giá sản phẩm cùng các chương trình ưu đãi, bạn có thể liên hệ với nhân viên nhà thuốc qua số hotline 1900 888 633 để được tư vấn thêm.
10 Thuốc Zuzafox 40 mua ở đâu?
Thuốc Zuzafox 40 mua ở đâu chính hãng, uy tín nhất? Bạn có thể mang đơn mà bác sĩ có kê thuốc để mua thuốc trực tiếp tại nhà thuốc Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy tại địa chỉ: Ngõ 116, Nhân Hòa, Thanh Xuân. Hoặc liên hệ qua số hotline/ nhắn tin trên website để được tư vấn sử dụng thuốc đúng cách.
11 Ưu và nhược điểm của thuốc Zuzafox 40
12 Ưu điểm
- Esomeprazole giúp kiểm soát pH trong dạ dày tốt hơn omeprazole, Lansoprazole và Pantoprazole trong các thử nghiệm được thực hiện ở bệnh nhân trào ngược dạ dày-thực quản (GORD) hoặc những người tình nguyện khỏe mạnh [3].
- Esomeprazole hiệu quả trong điều trị cho bệnh nhân mắc hội chứng Zollinger-Ellison. Thuốc được dung nạp tốt [4].
- Viên nang cứng đã phân liều sử dụng thuận tiện và dễ dàng.
- Là sản phẩm của Công ty cổ phần hóa Dược Việt Nam với hơn 50 năm kinh nghiệm trong ngày dược phẩm. Công ty nổi tiếng đội ngũ chuyên gia tài giỏi cùng với dây chuyền hiện đại tạo nên những sản phẩm chất lượng nổi tiếng.
13 Nhược điểm
- Có thể gây ra nhiều tác dụng không mong muốn, cần lưu ý khi sử dụng.
- Không đảm bảo an toàn khi sử dụng trên nhóm đối tượng phụ nữ có thai và bà mẹ cho con bú.
Tổng 10 hình ảnh
Tài liệu tham khảo
- ^ Tác giả Cerner Multum (Đăng ngày 5 tháng 1 năm 2021). Esomeprazole, Drugs.com. Truy cập ngày 24 tháng 10 năm 2022
- ^ Chuyên gia Drugbank (Đăng ngày 13 tháng 6 năm 2005). Esomeprazole, Drugbank. Truy cập ngày 24 tháng 10 năm 2022
- ^ Tác giả CM Spencer, D Faulds (Đăng ngày tháng 8 năm 2000). Esomeprazole, Pubmed. Truy cập ngày 24 tháng 10 năm 2022
- ^ Tác giả Kate McKeage và cộng sự (Đăng ngày năm 2008). Esomeprazole: a review of its use in the management of gastric acid-related diseases in adults, Pubmed. Truy cập ngày 24 tháng 10 năm 2022