1 / 21
zurer 3 H3330

Zurer

File PDF hướng dẫn sử dụng: Xem

Thuốc kê đơn

0
Đã bán: 190 Còn hàng

Chat với dược sĩ
Tư vấn thuốc và đặt hàng

Thương hiệuDược Phẩm Đạt Vi Phú (Davipharm), Công ty TNHH Dược phẩm Đạt Vi Phú
Công ty đăng kýCông ty TNHH Dược phẩm Đạt Vi Phú
Số đăng kýVD-27461-17
Dạng bào chếViên nang cứng
Quy cách đóng góiHộp 3 vỉ x 10 viên
Hoạt chấtClindamycin
Xuất xứViệt Nam
Mã sản phẩmaa4977
Chuyên mục Thuốc Kháng Sinh

Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi

Phản hồi thông tin

Dược sĩ Kiều Trang Biên soạn: Dược sĩ Kiều Trang
Dược sĩ lâm sàng - Đại học Y Dược Thái Bình

Ngày đăng

Cập nhật lần cuối:

Lượt xem: 1444 lần

Thuốc Zurer được chỉ định để điều trị các nhiễm khuẩn kỵ khí, hiếu khí gram dương gây ra các bệnh lý nhiễm khuẩn sinh dục-tiết niệu, nhiễm khuẩn huyết, nhiễm khuẩn trong ổ bụng, nhiễm khuẩn cơ-xương-khớp, nhiễm khuẩn răng-hàm-mặt,… Trong bài viết này, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) xin gửi đến bạn đọc cách sử dụng và các lưu ý khi dùng thuốc Zurer. 

1 Thành phần

Thành phần: Mỗi viên thuốc Zurer chứa các thành phần sau:

Clindamycin 300mg.

Tá dược: Magnesi stearat, cellulose vi tinh thể,… vừa đủ 1 viên.

Dạng bào chế: Viên nang cứng.

2 Tác dụng - Chỉ định của thuốc Zurer 

2.1 Tác dụng của thuốc Zurer

2.1.1 Dược lực học

Clindamycin là kháng sinh kìm khuẩn bán tổng hợp thuộc nhóm lincosamid. Clindamycin có khi tiếp xúc với vi khuẩn sẽ trực tiếp gắn vào tiểu đơn vị 50S của Ribosom trên các chủng vi khuẩn nhạy cảm, khiến cho các liên kết peptit không được tạo thành.

Clindamycin có phổ kháng khuẩn trên nhiều chủng vi khuẩn như:

Vi khuẩn gram dương ưa khí và kị khí như Eubacterium, tụ cầu khuẩn Staphylococci, liên cầu khuẩn Streptococci,…

Các chủng vi khuẩn gram âm ưa khí thường kháng lại với kháng sinh Clindamycin.

Các vi khuẩn Nocardia asteroides và các vi khuẩn Actinomyces spp.

2.1.2 Dược động học

Hấp thu: CliNdamycin hấp thu tốt qua Đường tiêu hóa và không bị ảnh hưởng bởi acid bên trong dạ dày. Tỷ lệ hấp thu của Clindamycin khi đi vào cơ thể đạt khoảng 90%. Clindamycin đạt nồng độ hấp thu tối đa trong máu khi dùng các liều 150mg, 300mg, 600mg đạt được là 2-3, 4, 8 microgam/ml. nồng độ hấp thu trung bình đạt được sau khoảng 6 giờ.

Phân bố: Clindamycin phân bố rộng ở các mô, dịch, hệ thống xương và vào được vào nhau thai và sữa mẹ. Tỷ lệ Clindamycin liên kết với protein huyết tương khoảng 90%.

Chuyển hóa: Qua gan thành Sulfoxide và N-dimethyl có hoạt tính.

Thải trừ: Qua phân và nước tiểu với nửa đời thải trừ khoảng 2-3 giờ người suy thận và trẻ sinh non.

2.2 Chỉ định thuốc Zurer

Thuốc Zurer được chỉ định cho các trường hợp nhiễm khuẩn mức độ nặng gây ra bởi các chủng vi khuẩn kỵ khí và cá chủng vi khuẩn gram dương. Việc dùng thuốc Zurer lâu dài có thể dẫn đến viêm đại tràng giả mạc nên tháo chỉ được sử dụng làm biện pháp thay thế sữa khi đã điều trị bằng các thuốc ưu tiên trước đó mà không có đáp ứng.

Thuốc Zurer được chỉ định điều trị cho các trường hợp viêm nhiễm sau:

  • Bệnh tai mũi họng do nhiễm phế cầu kháng penicillin.
  • Nhiễm khuẩn huyết.
  • Nhiễm khuẩn cơ-xương khớp, răng-hàm-mặt.
  • Nhiễm khuẩn sinh dục.
  • Nhiễm khuẩn trong ổ bụng.
  • Nhiễm khuẩn ở các vết thương bị chảy mủ, 
  • Zurer trị mụn trứng cá
  • Nhiễm khuẩn đường sinh dục hoặc nhiễm khuẩn chậu hông mức độ nặng ở nữ giới.
  • Viêm phế quản.
  • Khi kết hợp với quinin thì thuốc được dùng để điều trị cho người mắc sốt rét gặp đề kháng với cloroquin.
  • Khi kết hợp với primaquin với thuốc để điều trị viêm phổi ở những trường hợp nhiễm Pneumocystis jiroveci.
  • Khi kết hợp thuốc với Pyrimethamin sẽ có tác dụng điều trị bệnh Toxoplasma.

Thuốc Zurer được chỉ định để dự phòng trong các trường hợp:

  • Người bệnh bị viêm màng trong của tim do nhiễm phải các chủng vi khuẩn trong quá trình tiến hành phẫu thuật ở răng.
  • Nhiễm trùng đường hô hấp ở các trường hợp mẫn cảm với penicilin.

==>> Xem thêm thuốc có cùng hoạt chất: [CHÍNH HÃNG] Thuốc Pyclin 600 - thuốc điều trị nhiễm khuẩn hiệu quả

3 Liều dùng - Cách dùng thuốc Zurer  

3.1 Liều dùng thuốc Zurer

Thuốc Zurer được chỉ định dùng với liều như sau:

  • Liều thông thường: Mỗi lần dùng 150-450mg, ngày khoảng 6-8 lần, không quá 6 viên/ngày.
  • Liều dùng để điều trị nhiễm Babesia: 2 viên/lần x 3 lần/ngày kết hợp với Quinin tiêm tĩnh mạch liều 1,2g/lần x 2 lần/ngày, liên tục trong 1 tuần.
  • Liều điều trị viêm miệng hầu: Mỗi lần dùng 150-450mg, 4 lần/ngày, không quá 6 viên/ngày, dùng liên tục trong 1 tuần.
  • Liều dự phòng viêm màng trong tim: Dùng 2 viên trước khi tiến hành thủ thuật khoảng 30 phút-1 giờ.
  • Liều điều trị nhiễm Toxoplasma: Dùng thuốc kết hợp với Acid Folic và Pyrimethamin với liều 2 viên/lần x 4 lần/ngày.
  • Liều điều trị sốt sản: Liều dùng cho bà bầu không kèm theo các triệu chứng lâm sàng dùng phối hợp với Acid Clavulanic và Amoxicilin. Kho cơn sốt kéo dài quá 48 giờ thì nên dùng liều 1 viên/lần x 3 lần/ngày khi sốt sản gây ra bởi Mycoplasma và liều 500mg/lần nếu sốt do Ureaplasma.
  • Liều dùng cho người suy gan thận nặng: Cần hiệu chỉnh liều phù hợp với từng người.

Với liều dùng lẻ thì nên chọn dạng bào chế khác có cùng thành phần để tính liều cho phù hợp.

3.2 Cách dùng thuốc Zurer hiệu quả

Thuốc Zurer dùng đường uống.

Thuốc Zurer khuyến cáo nên dùng trong bữa ăn và uống với nhiều nước.

4 Chống chỉ định

Chống chỉ định sử dụng thuốc Zurer cho những người mẫn cảm với cá ckhasng sinh nhóm Lincosamid và các tá dược có trong thuốc.

Không dùng thuốc khi đang bị tiêu chảy.

==>> Bạn đọc có thể tham khảo thêm thuốc: [CHÍNH HÃNG] Thuốc Milrixa - Thuốc điều trị nhiễm khuẩn

5 Tác dụng phụ

5.1 Tác dụng phụ thường gặp

Rối loạn tiêu hóa: Buồn nôn, nôn mửa, đau bụng, tiêu chảy.

5.2 Tác dụng phụ ít gặp

Nổi ban đỏ, da xuất hiện các nốt mày đay, thường xuyên cảm thấy ngứa hoặc có thể gặp phải hội chứng Stevens-Johnson.

5.3 Tác dụng phụ hiếm gặp

Viêm âm đạo.

Chức năng thận xuất hiện các dấu hiệu bất thường.

Sốc phản vệ.

Nổi ban đỏ trên da, da bị viêm, bong tróc.

Da vàng, chức năng gan suy giảm.

Viêm thực quản.

Viêm đại tràng giả mạc.

Giảm tiểu cầu, bạch cầu trung tính, tăng bạch cầu ưa acid; người bệnh gặp phải chứng mất bạch cầu hạt.

Tác dụng phụ phổ biến và gây ảnh hưởng nhiều nhất đến sức khỏe khi dùng thuốc Zurer là viêm đại tràng giả mạc, dẫn đến nguy cơ tiến triển nặng và tử vong khoảng 0,1-10% người dùng thuốc.

6 Tương tác

Thuốc có tác dụng phong bế hệ thống thần kinh-cơ: Khi dùng đồng thời với thuốc Zurer sẽ làm tăng tác dụng của các thuốc này.

Thuốc tránh thai Steroid đường uống: Khi dùng đồng thời với thuốc Zurer sẽ dẫn đến giảm khả năng tránh thai.

Thuốc kháng sinh Erythromycin: Làm ức chế tác dụng của một trong hai thuốc khi phối hợp với nhau.

Hỗn hợp kaolin-pectin: Khi dùng đồng thời sẽ làm giảm hấp thu của thuốc.

Vắc xin thương hàn: Bị giảm tác dụng bảo vệ khi dùng cùng với thuốc.

Thuốc điều trị tiêu chảy Diphenoxylate, các opiat và loperamid khi dùng đồng thời với thuốc có thể làm nghiêm trọng thêm tác dụng phụ gây hội chứng viêm đại tràng giả mạc của thuốc.

Trong nghiên cứu in vivo thấy việc dùng thuốc sẽ có tác dụng ức chế hoạt tính của các kháng sinh nhóm Aminoglycosid nhưng trên thực tế thì tác dụng tương tác này vẫn chưa được thấy rõ.

7 Lưu ý khi sử dụng và bảo quản

7.1 Lưu ý và thận trọng 

Thuốc Zurer cần thận trọng sử dụng trên các đối tượng sau:

  • Thận trọng trên người xuất hiện các phản ứng  phản vệ như nổi mày đay, sốc phản vệ gây khó thở, phù mặt,…
  • Chỉ dùng thuốc trên những người mắc các nhiễm trùng ở mức độ nặng đến nghiêm trọng. Việc dùng thuốc cần được tư vấn của bác sĩ để xem xét người bệnh có được dùng thuốc hay không.
  • Người bệnh có thể gặp phải tác dụng phụ viêm đại tràng giả mạc khi dùng thuốc chủ yếu do các nhiễm khuẩn được ruột nhạy cảm với thuốc. Chính vì thế khi dùng thuốc cần theo dõi sức khỏe cẩn thận và kịp thời phát hiện các thay đổi của cơ thể để đi khám, tránh để các triệu chứng không mong muốn tiến triển nặng gây ảnh hưởng đến sức khỏe, tính mạng.
  • Ngừng sử dụng thuốc khi xuất hiện triệu chứng tiêu chảy kéo dài hoặc báo với bác sĩ để được tiến hành đổi thuốc.
  • Thận trọng dùng thuốc trên những người có tiền sử mắc các bệnh lý đường tiêu hóa.
  • Thận trọng khi dùng thuốc trên người cao tuổi.
  • Thận trọng và cần hiệu chỉnh liều trên những bệnh nhân suy gan suy thận mức độ nặng.
  • Theo dõi và thường xuyên kiểm tra chức năng thận khi dùng thuốc liều cao trong thời gian dài.
  • Không dùng thuốc trên những bệnh nhân bị viêm màng não do Clindamycin không đi qua được hàng rào máu não.
  • Thận trọng và cân nhắc cẩn thận trước khi dùng thuốc trên bệnh nhân mắc AIDS do thuốc dùng nạp kém trên nhóm đối tượng này.
  • Hạn chế dùng thuốc trên những người bị rối loạn chuyển hóa Porphyrin.
  • Thận trọng khi dùng thuốc trên những người đang làm việc phải cần sự tập trung cao như đang lái xe, vận hành máy móc,.. để tránh bị mất tập trung khi làm việc.

7.2 Lưu ý sử dụng trên phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú

Dù hiện tại chưa có nghiên cứu cụ thể về khả năng gây sảy thai, quái thai ở thai nhi do dùng thuốc trên phụ nữ mang thai. Tuy nhiên do thuốc vào được nhau thai nên bà bầu cần thận trọng và tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

Với phụ nữ đang cho con bú do thuốc vào được sữa mẹ nên không dùng thuốc khi đang cho con bú hoặc phải dừng cho trẻ bú trong thời gian dùng thuốc để tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

7.3 Xử trí khi quá liều

Khi dùng Zurer liều cao, người bệnh có thể xuất hiện các triệu chứng quá mẫn như: buồn nôn, nôn và các biểu hiện nổi ban đỏ trên da như khi bị dị ứng với thuốc.

Khi gặp phải các triệu chứng bất thường do dùng thuốc quá liều thì người bệnh nên đến gặp bác sĩ để được đào thải hết thuốc ra khỏi cơ thể bằng các biện pháp thẩm phân máu, màng bụng.

Trường hợp gặp phải các rối loạn về tiêu hóa thì người bệnh có thể được bù dịch uống.

Trường hợp cấp cứu do ngộ độc nặng thì người bệnh sẽ được điều trị bằng các thuốc kháng histamin thuốc giảm đau corticosteroid, adrenalin.

7.4 Bảo quản 

Bảo quản thuốc Zurer ở nơi khô ráo.

Để thuốc Zurer xa tầm với của trẻ.

Để thuốc ở nơi có nhiệt độ <30 độ.

8 Nhà sản xuất

SĐK: VD-27461-17.

Nhà sản xuất: Công ty TNHH Dược phẩm Đạt Vi Phú.

Đóng gói: Hộp 3 vỉ x 10 viên.

9 Thuốc Zurer giá bao nhiêu?

Thuốc Zurer hiện nay đang được bán ở nhà thuốc online Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy, giá sản phẩm có thể đã được cập nhật ở đầu trang. Hoặc để biết chi tiết về giá sản phẩm cùng các chương trình ưu đãi, bạn có thể liên hệ với nhân viên nhà thuốc qua số hotline 1900 888 633 để được tư vấn thêm.

10 Thuốc Zurer mua ở đâu?

Thuốc Zurer mua ở đâu chính hãng, uy tín nhất? Bạn có thể mang đơn mà bác sĩ có kê thuốc Zurer để mua thuốc trực tiếp tại nhà thuốc Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy tại địa chỉ: Ngõ 116, Nhân Hòa, Thanh Xuân. Hoặc liên hệ qua số hotline/ nhắn tin trên website để được tư vấn sử dụng thuốc đúng cách. 

11 Ưu nhược điểm của thuốc Zurer

12 Ưu điểm

  • Thuốc Zurer dùng đường uống, thuận tiện khi cần sử dụng.
  • Thuốc Zurer được sản xuất bởi Công ty TNHH Dược phẩm Đạt Vi Phú có nhà  máy sản xuất thuốc chất lượng cao với quy trình kiểm định nghiêm ngặt trang thiết bị sản xuất hiện đại đảm bảo thuốc đạt chất lượng tốt nhất khi đến tay khách hàng.
  • Thuốc Zurer co hiệu quả tố trong điều trị và dự phòng các nhiễm khuẩn ở mức độ nặng như nhiễm khuẩn tiết niệu, ổ bụng, nhiễm khuẩn xương, da,…
  • Thuốc chứa thành phần Clindamycin được chứng minh mang đến tiềm năng rất lớn và có thể sử dụng làm biện pháp thay thế hiệu quả để điều trị viêm tuyến tiền liệt do Cuti Bacterium acnes gây ra.[1]
  • Clindamycin là kháng sinh đa được dùng rộng rãi trong nhiều năm qua để điều trị các nhiễm trùng phụ khoa và sản khoa. Loại kháng sinh này nổi tiếng với hoạt tính chống lại vi khuẩn kỵ khí, đặc biệt là các chủng sản xuất beta-lactamase của loài Bacteroides. Các bác sĩ lâm sàng cũng nên công nhận hoạt động rất tốt của nó đối với cầu khuẩn gram dương hiếu khí, chẳng hạn như liên cầu nhóm B.[2]

13 Nhược điểm

  • Dùng thuốc Zurer dễ gặp phải tác dụng phụ, đặc biệt là viêm đại tràng giả mạc gây nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng.
  • Thuốc dễ gặp phải tương tác khi sử dụng.
  • Chưa có báo cáo cụ thể về độ an toàn của thuốc Zurer khi dùng cho bà bầu, bà mẹ đang cho con bú.

Tổng 21 hình ảnh

zurer 3 H3330
zurer 3 H3330
zurer 1 F2462
zurer 1 F2462
zurer 21 P6611
zurer 21 P6611
zurer 2 O5670
zurer 2 O5670
zurer 5 I3230
zurer 5 I3230
zurer 4 H2546
zurer 4 H2546
zurer 6 R7447
zurer 6 R7447
zurer 7 Q6435
zurer 7 Q6435
zurer 9 B0487
zurer 9 B0487
zurer 10 C1071
zurer 10 C1071
zurer 8 D1542
zurer 8 D1542
zurer 11 V8563
zurer 11 V8563
zurer 12 T7518
zurer 12 T7518
zurer 13 Q6035
zurer 13 Q6035
zurer 14 U8266
zurer 14 U8266
zurer 15 M5541
zurer 15 M5541
zurer 16 N5134
zurer 16 N5134
zurer 17 V8364
zurer 17 V8364
zurer 18 O5233
zurer 18 O5233
zurer 19 T7374
zurer 19 T7374
zurer 20 Q6701
zurer 20 Q6701

Tài liệu tham khảo

  1. ^ Tác giả Lisiani Ritter, Larissa Bergoza, Eduarda Possa, Leandro Tasso (Ngày đăng tháng 4 năm 2022). Is clindamycin a potential treatment for prostatitis?, Pubmed. Truy cập ngày 21 tháng 11 năm 2022
  2. ^ Tác giả D E Soper (Ngày đăng tháng 9 năm 1992). Clindamycin, Pubmed. Truy cập ngày 21 tháng 11 năm 2022
* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
  • 0 Thích

    Zurer có sẵn tại nhà thuốc không

    Bởi: Nhung vào


    Thích (0) Trả lời 1
    • Zurer hiện có sẵn tại nhà thuốc, bạn liên hệ website trung tâm thuốc để được tư vấn cụ thể cách đặt mua nhé

      Quản trị viên: Dược sĩ Mai Hiên vào


      Thích (0) Trả lời
(Quy định duyệt bình luận)
Zurer 5/ 5 1
5
100%
4
0%
3
0%
2
0%
1
0%
Chia sẻ nhận xét
Đánh giá và nhận xét
  • Zurer
    L
    Điểm đánh giá: 5/5

    thuốc chính hãng, giao hàng nhanh

    Trả lời Cảm ơn (0)

SO SÁNH VỚI SẢN PHẨM TƯƠNG TỰ

vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
1900 888 633