Zokora-HCTZ 20/12,5
Thuốc kê đơn
Thương hiệu | Dược Phẩm Đạt Vi Phú (Davipharm), Công ty Cổ phần Dược phẩm Đạt Vi Phú |
Công ty đăng ký | Công ty Cổ phần Dược phẩm Đạt Vi Phú |
Số đăng ký | VD-30356-18 |
Dạng bào chế | Viên nén bao phim |
Quy cách đóng gói | Hộp 3 vỉ x 10 viên |
Hạn sử dụng | 36 tháng |
Hoạt chất | Hydroclorothiazid (Hydrochlorothiazide), Olmesartan |
Xuất xứ | Việt Nam |
Mã sản phẩm | aa6682 |
Chuyên mục | Thuốc Hạ Huyết Áp |
Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi
Phản hồi thông tin
- Chi tiết sản phẩm
- Hỏi & Đáp 0
- Đánh giá 0
Thuốc Zokora-HCTZ 20/12,5 là dạng kết hợp của olmesartan và hydrochlorothiazide, được dùng để điều trị tăng huyết áp trong trường hợp không đáp ứng đơn trị liệu. Trong bài viết này, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) xin gửi đến bạn đọc thông tin chi tiết về thuốc Zokora-HCTZ 20/12,5.
1 Thành phần
Thành phần trong 1 viên Zokora-HCTZ 20/12,5:
Olmesartan medoxomil:...................20mg.
Hydroclorothiazid:.........................12,5mg.
Tá dược vừa đủ 1 viên.
Dạng bào chế: Viên nén bao phim.
2 Tác dụng - Chỉ định của thuốc Zokora-HCTZ 20/12,5
2.1 Tác dụng của thuốc Zokora-HCTZ 20/12,5
2.1.1 Dược lực học
Olmesartan là một chất đối kháng có chọn lọc và cạnh tranh với thụ thể Angiotensin II, cho tác dụng hạ huyết áp nhờ khả năng ngăn ngừa co mạch và tiết Aldosteron. Olmesartan làm giãn mạch máu, vừa hạ huyết áp, vừa cung cấp thêm máu và oxy cho tim.
Hydroclorothiazid có tác dụng hạ huyết áp do giảm thể tích huyết tương và dịch ngoại bào liên quan đến sự bài tiết natri. Hydrochlorothiazide tác động lên vùng gần của ống lượn xa, ức chế tái hấp thu bởi chất đồng vận natri-clorua. Nó có tác dụng tương đối nhanh.
2.1.2 Dược động học
Olmesartan
Hấp thu: Sau khi uống thì nồng độ thuốc Olmesartan trong huyết tương sẽ đạt đỉnh sau 1-2 giờ. Sinh khả dụng đường uống của thuốc tương đối, không cao khoảng 26%.
Phân bố: Thuốc liên kết với protein huyết tương rất mạnh, khoảng 99% và thể tích phân bố trong cơ thể là 17L.
Chuyển hóa: Chuyển hóa chủ yếu qua gan và Olmesartan medoxomil bị phân hủy thành Olmesartan ở dạng có hoạt tính.
Thải trừ: Olmesartan thải trừ qua cả phân và nước tiểu, thời gian bán rã khoảng 10-15 giờ.
Hydroclorothiazid
Phân bố và hấp thu: thời gian trung bình đạt nồng độ trong huyết tương là 1,5-2 giờ, Hydroclorothiazid gắn với protein huyết tương khoảng 68% và thể tích phân bố là 0,83-1,14L/kg.
Chuyển hóa và thải trừ : Độ thanh thải của Hydroclorothiazid là 250-300 mL/phút. Tổng thời gian bán thải của Hydroclorothiazid khoảng 10-15 giờ.
2.2 Chỉ định thuốc Zokora-HCTZ 20/12,5
Zokora-HCTZ 20/12,5 có tác dụng trong điều trị tăng huyết áp:
Do các nguyên nhân nguyên phát
Người bị tăng huyết áp có các bệnh kèm theo như tiểu đường, suy thận hay cao huyết áp dùng ức chế men chuyển có ho khan
Đề phòng và điều trị vỡ xơ động mạch cho bệnh nhân bị tăng huyết áp
==>> Xem thêm thuốc có cùng hoạt chất: [CHÍNH HÃNG] Thuốc Agilosart-H 50/12,5 điều trị tăng huyết áp
3 Liều dùng - Cách dùng thuốc Zokora-HCTZ 20/12,5
3.1 Liều dùng thuốc Zokora-HCTZ 20/12,5
Liều dùng cho người lớn : mỗi ngày 20mg có thể tăng lên 40mg chia làm 1-2 lần
Bệnh nhân suy thận 1 viên/lần/ngày.
Bệnh nhân suy gan: ½ viên/lần/ngày, tối đa 1 viên/lần/ngày.
3.2 Cách dùng thuốc Zokora-HCTZ 20/12,5 hiệu quả
Thuốc được sử dụng đường uống, có thể uống sau bữa ăn.
Nên sử dụng thuốc đều đặn hằng ngày kể cả khi huyết áp không cao.
Thông báo cho bác sĩ nếu sử dụng thuốc không thấy có tiến triển.
4 Chống chỉ định
Không dùng Zokora-HCTZ 20/12,5 cho những bệnh nhân:
Bệnh nhân dị ứng, mẫn cảm với bất kì thành phần nào của thuốc.
Bệnh nhân suy thận nặng.
Bệnh nhân hạ Kali huyết kéo dài, tăng calci máu, tăng uric máu, hạ natri huyết.
Phụ nữ có thai ở 6 tháng cuối thai kì.
Bệnh nhân suy gan mức độ vừa đến nặng.
Trẻ em dưới 1 tuổi
==>> Bạn đọc có thể tham khảo thêm thuốc:[Chính hãng] Thuốc Lostad T50 điều trị cao huyết áp
5 Tác dụng phụ
| Olmesartan | Hydroclorothiazid |
Thường gặp/ rất thường gặp | Tăng glycerid máu, tăng uric máu, tăng creatinin phosphokinase, ure máu, và tăng enzym gan. Chóng mặt, nhức đầu. Viêm phế quản, ho, viêm mũi/họng. Tiêu chảy, đau bụng, khó tiêu, buồn nôn, nhiễm khuẩn tiêu chảy. Viêm khớp, đau lưng/cơ. Tiểu ra máu, nhiễm trùng đường niệu. |
Tăng cholesterol máu, tăng uric/ triglycerid máu. Hạ huyết áp thế đứng. Táo bón, đau bụng, tiêu chảy, dạ dày kích thích, buồn nôn, nôn nói, trướng bụng. Đường trong nước tiểu, tăng calci huyết, hạ kali máu, hạ natri/magnesi/clorid máu, tăng creatinin.ure/amylase máu. |
Ít gặp | Giảm tiểu cầu. Phản ứng quá mẫn. Chóng mặt Nôn ói. Đau thắt ngực. Da bị đỏ, ngứa, mày đay đỏ lan rộng. Đau gân. Phù mặt, suy nhược, khó chịu | Phản ứng quá mẫn Chán ăn, biếng ăn. Hạ huyết áp tư thế đứng. Mắt cận thị nặng hơn. Đỏ da, ngứa, ban xuất huyết, mày đay, nhạy cảm với ánh sáng. Rối loạn cương dương. |
Hiếm gặp | Tăng kali máu Co cơ Suy thận, suy thận cấp. Hôn mê | Nhiễm trùng răng miệng. Thiếu máu không tái tạo, suy tủy, thiếu máu tán huyết, giảm bạch cầu/ tiểu cầu/ bạch cầu hạt. Nhức đầu Mắt giảm chảy nước, nhìn mờ, giảm khả năng nhìn màu sắc. Khó thở, viêm phổi kẽ, phù phổi. Viêm tụy Yếu/nhược cơ. Suy thận, viêm thận kẽ Sốt Vàng da, viêm túi mật. Tắc mạch, viêm mạch máu hoại tử, huyết khối. Phản ứng phản vệ trên da, triệu chứng giống lupas đỏ hoại tử biểu mô da. |
Rất hiếm gặp |
| Tiêu chảy mạn tính như Sprue. |
6 Tương tác
Yếu tố | Tương tác xảy ra |
Lithi | Tăng độc tính của lithi, tác dụng đối nghịch khi dùng chung với Zokora-HCTZ 20/12,5 |
Baclofen | Phản ứng quá mẫn |
Thuốc nhóm NSAIDs | Giảm tác dụng của Zokora-HCTZ 20/12,5 |
Amifostine | Phản ứng quá mẫn |
Alcohol, barbiturat, chất chống trầm cảm, chất gây nghiện | Hạ huyết áp thế đứng |
Các thuốc hạ huyết áp khác | Tăng tác dụng hạ huyết áp |
Thuốc ảnh hưởng đến nồng độ kali | Tăng nồng độ kali huyết thanh |
Chất cô lập acid mật colesevelam | Giảm nồng độ đỉnh của Zokora-HCTZ 20/12,5 |
Digitalis glycosid | Rối loạn nhịp tim cảm ứng |
Thuốc ảnh hưởng đến nồng độ kali huyết thanh | Tăng nồng độ kali huyết thanh |
Chất giãn cơ không phân cực | Tăng tác dụng giãn cơ không phân cực |
Chất đối giao cảm | Giảm nhu động đường tiêu hóa và giảm độ tháo rỗng dạ dày |
Thuốc chống đái tháo đường | Ảnh hưởng đến khả năng dung nạp glucose |
Metformin | Tăng acid lactic do suy giảm chức năng thận |
Chất chẹn beta và diazoxide | Tăng tác dụng đường huyết của Zokora-HCTZ 20/12,5 |
Amin ảnh hưởng đến huyết áp | Giảm tác dụng của amin ảnh hưởng đến huyết áp |
Thuốc điều trị gout | Tăng nồng độ acid uric huyết thanh |
Chất gây độc tế bào | Giảm đào thải tại thận của các thuốc gây độc tế bào |
Amantadin | Tăng nguy cơ các tác dụng phụ của Zokora-HCTZ 20/12,5 |
Salicylat | Tăng độc tính của salicylat trên hệ thần kinh trung ương |
Cyclosporin | Thiếu máu tán huyết |
Tetracyclin | Tăng nguy cơ tăng ure |
7 Lưu ý khi sử dụng và bảo quản
7.1 Lưu ý và thận trọng
Tránh sử dụng rượu bia trong quá trình điều trị thuốc.
Thông báo cho bác sĩ nếu bạn đang sử dụng Aliskiren điều trị tiểu đường.
Olmesartan có thể gây ra tình trạng tiêu chảy cấp, cần thông báo cho bệnh nhân điều này.
Bệnh nhân suy thận, suy gan
Trường hợp hạ Natri máu, cần sử dụng thận trọng vìZ Zokora-HCTZ 20/12,5 có thể làm nghiêm trọng thêm tình trạng này.
Thận trọng với bệnh nhân suy tim sung huyết, hẹp van động mạch chủ hoặc van hai lá, hẹp động mạch thận.
Người có tiểu sử phù mạch.
7.2 Lưu ý sử dụng trên phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú
7.2.1 Phụ nữ đang mang thai
Chống chỉ định trên đối tượng này. Và kể cả khi bạn có ý định mang thai hãy thông báo cho bác sĩ để bác sĩ có thể tư vấn hướng dẫn lựa chọn chế phẩm phù hợp.
Do hiện nayZ Zokora-HCTZ 20/12,5 không đảm bảo được độ an toàn khi sử dụng trên đối tượng mang thai và chưa nghiên cứu đầy đủ ảnh hưởng của thuốc tới thai nhi.
7.2.2 Phụ nữ cho con bú
Cần tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ khi sử dụng trên đối tượng này.
7.3 Xử trí khi quá liều
Triệu chứng: Ngất, chóng mặt, tim loạn nhịp…
Xử lý: Trong trường hợp cấp thiết đưa ngay bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được xử lý kịp thời. Điều trị triệu chứng và hỗ trợ. Chưa có thuốc giải độc đặc hiệu.
7.4 Bảo quản
Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh sáng trực tiếp.
Để xa tầm tay của trẻ nhỏ
8 Nhà sản xuất
SĐK: VD-30356-18
Nhà sản xuất: Công ty Cổ phần Dược phẩm Đạt Vi Phú.
Đóng gói: Hộp 3 vỉ x 10 viên.
9 Thuốc Zokora-HCTZ 20/12,5 giá bao nhiêu?
Thuốc Zokora-HCTZ 20/12,5 hiện nay đang được bán ở nhà thuốc online Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy, giá thuốc Zokora-HCTZ 20/12,5 có thể đã được cập nhật ở đầu trang. Hoặc để biết chi tiết về giá sản phẩm cùng các chương trình ưu đãi, bạn có thể liên hệ với nhân viên nhà thuốc qua số hotline 1900 888 633 để được tư vấn thêm.
10 Thuốc Zokora-HCTZ 20/12,5 mua ở đâu?
Thuốc Zokora-HCTZ 20/12,5 mua ở đâu chính hãng, uy tín nhất? Bạn có thể mang đơn mà bác sĩ có kê thuốc Zokora-HCTZ 20/12,5 để mua thuốc trực tiếp tại nhà thuốc Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy tại địa chỉ: Ngõ 116, Nhân Hòa, Thanh Xuân. Hoặc liên hệ qua số hotline/ nhắn tin trên website để được tư vấn sử dụng thuốc đúng cách.
11 Ưu điểm
Thuốc Zokora-HCTZ 20/12,5 được dùng trong các trường hợp tăng huyết áp nguyên phát, khi bệnh nhân không đáp ứng với đơn trị liệu [1]. Rất nhiều bằng chứng lâm sàng đã khẳng định hiệu quả hạ huyết áp và khả năng dung nạp tốt của Zokora-HCTZ 20/12,5 đường uống.
Hơn thế, việc duy trì kiểm soát huyết áp có thể ổn định kéo dài trong 24 giờ, kể cả 4 giờ cuối nên bệnh nhân chỉ cần sử dụng 1 liều duy nhất trong ngày mà vẫn đem lại hiệu quả điều trị.
Liệu pháp sử dụng Olmesartan medoxomil được cho là một lựa chọn tốt trong điều trị tăng huyết áp kể cả với người lớn tuổi. [2]
Được sản xuất trên công nghệ dây chuyền tiên tiến đạt chuẩn của Dược phẩm Davipharm.
- Được cấp phép và lưu hành toàn quốc, có phân phối tại nhà thuốc, giá thành phải chăng.
12 Nhược điểm
Có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn như đau đầu, tiêu chảy…
Ngoài ra thuốc có thể tương tác với một số thuốc, cần lưu ý khi kết hợp điều trị thuốc.
Tổng 27 hình ảnh
Tài liệu tham khảo
- ^ Hướng dẫn sử dụng thuốc do nhà sản xuất cung cấp, tải bản PDF tại đây
- ^ Lesley J Scott, Paul L McCormack( xuất bản 2008) Olmesartan medoxomil: a review of its use in the management of hypertension, PubMed. Truy cập ngày 07/01/2023