Zinobaby
Thuốc không kê đơn
Thương hiệu | Meyer-BPC, Công ty Liên doanh Meyer BPC |
Công ty đăng ký | Công ty Liên doanh Meyer BPC |
Số đăng ký | VD-19165-13 |
Dạng bào chế | Cốm pha hỗn dịch uống |
Quy cách đóng gói | Hộp 30 gói x 1g |
Hoạt chất | Zinc Gluconate (Kẽm Gluconat) |
Xuất xứ | Việt Nam |
Mã sản phẩm | aa7588 |
Chuyên mục | Vitamin Và Khoáng Chất |
Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi tại đây
- Chi tiết sản phẩm
- Hỏi & Đáp 0
- Đánh giá 0
Thuốc Zinobaby được sử dụng nhiều trong phòng ngừa và điều trị ở người bị thiếu kẽm trong các trường hợp kém hấp thu kẽm hoặc chế độ ăn thiếu kẽm. Trong bài viết này, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) xin gửi đến bạn đọc cách sử dụng và các lưu ý khi dùng thuốc Zinobaby.
1 Thành phần
Thành phần: Mỗi gói thuốc Zinobaby 1g có chứa thành phần gồm:
- Kẽm gluconat (tương đương 10mg kẽm) hàm lượng 70mg;
- Các tá dược khác (Aspartam, Lactose, Vàng tartrazine, Sunset yellow, Bột vị cam) vừa đủ 1 gói.
Dạng bào chế: Cốm pha hỗn dịch uống.
2 Tác dụng - Chỉ định của thuốc Zinobaby
2.1 Tác dụng của thuốc Zinobaby
Zinc gluconate là một chất bổ sung dinh dưỡng có chứa dạng muối kẽm của axit gluconic với mục đích cung cấp kẽm. Đây là một nguyên tố vi lượng thiết yếu, kẽm có tầm quan trọng chính trong nhiều quá trình sinh học, hoạt động như một chất chống oxy hóa và tăng cường hệ thống miễn dịch.
Các nghiên cứu cho thấy rằng sử dụng kẽm cùng với các dung dịch/muối bù nước đường uống có độ thẩm thấu thấp mới (dung dịch bù nước đường uống), có thể làm giảm cả thời gian và mức độ nghiêm trọng của các đợt tiêu chảy trong tối đa 12 tuần [1].
2.2 Chỉ định thuốc Zinobaby
Thuốc Zinobaby thường được sử dụng trong các trường hợp bị thiếu kẽm do kém hấp thu chất kẽm hoặc chế độ ăn thiếu chất kẽm.
==>> Xem thêm thuốc có cùng công dụng: [CHÍNH HÃNG] Thuốc AnphaKid ăn ngon giúp bé siêng ăn mỗi ngày
3 Liều dùng - Cách dùng thuốc Zinobaby
3.1 Liều dùng thuốc Zinobaby
Thuốc cốm Zinobaby được sử dụng với liều dùng được khuyến cáo như sau:
Với trường hợp bổ sung kẽm thông thường: sử dụng liều ½-1 gói/lần x 1-2 lần/ngày.
Với điều trị thiếu kẽm: Sử dụng 1 gói/lần x 2 lần/ngày. Khi triệu chứng lâm sàng đã được cải thiện, cần giảm liều [2].
3.2 Cách dùng thuốc Zinobaby hiệu quả
Thời điểm phù hợp để uống thuốc Zinobaby là trước bữa ăn.
Nên pha liều dùng phù hợp cùng với một lượng nước ấm vừa đủ
4 Chống chỉ định
Chống chỉ định sử dụng thuốc Zinobaby cho người bị mẫn cảm với kẽm gluconate hay các thành phần tá dược có trong sản phẩm này.
==>> Bạn đọc có thể tham khảo thêm thuốc: [CHÍNH HÃNG] Thuốc Imochild ZinC tăng cường sức đề kháng cho bé
5 Tác dụng phụ
Tác dụng phụ trong quá trình sử dụng thuốc Zinobaby đã được ghi nhận gồm: khó tiêu, đau bụng, buồn nôn, nôn mửa, viêm dạ dày, kích thích dạ dày, tiêu chảy.
Nếu bạn gặp phải bất cứ tác dụng không mong muốn nào, hãy báo ngay với bác sĩ điều trị hoặc tới cơ sở y tế gần nhất để được xử trí.
6 Tương tác
Tương tác thuốc đã được ghi nhận khi sử dụng thuốc Zinobaby chung với các sản phẩm khác như:
- Penicilamin, Tetracyclin, sản phẩm chứa photpho, sắt: gây giảm hấp thu kẽm.
- Kháng sinh nhóm Quinolon, Penicilamin, Đồng, Sắt: gây giảm hấp thu các thành phần này.
- Calci, Biphosphonat: tránh sử dụng chung.
Bởi vậy, bạn cần báo với bác sĩ điều trị của mình tất cả những thuốc đang sử dụng để tránh gây ra tương tác thuốc khi sử dụng thuốc Zinobaby.
7 Lưu ý khi sử dụng và bảo quản
7.1 Lưu ý và thận trọng
Ngay khi nhận được thuốc Zinobaby, các bạn cần kiểm tra hạn sử dụng in trên bao bì.
Không nên sử dụng nếu thuốc Zinobaby đã hết hạn và có dấu hiệu hư hỏng.
Các bạn cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng thuốc Zinobaby.
Cần thận trọng khi sử dụng thuốc Zinobaby trong giai đoạn nôn ói cấp tính hoặc loét dạ dày tá tràng tiến triển.
Khi sử dụng kẽm liều cao thời gian dài có thể dẫn đến các triệu chứng như thiếu máu do thiếu Sắt, thiếu hụt đồng hay giảm bạch cầu trung tính. Cần theo dõi các triệu chứng và sử dụng liều khi đã tham khảo ý kiến của bác sĩ.
7.2 Lưu ý sử dụng trên phụ nữ mang thai
Kẽm là một trong những khoáng chất cần bổ sung ở phụ nữ mang thai. Tuy nhiên đây là một đối tượng khá đặc biệt, cần sử dụng thuốc Zinobaby theo liều dùng đã tham khảo ý kiến của bác sĩ.
7.3 Xử trí khi quá liều
Khi sử dụng quá liều thuốc Zinobaby có thể gặp phải tình trạng loét dạ dày. Trường hợp này cần cho bệnh nhân sử dụng muối kiềm carbonat, sữa hoặc Than hoạt tính mà không nên thụt rửa dạ dày hoặc dùng chất gây nôn.
7.4 Bảo quản
Bảo quản thuốc Zinobaby ở những nơi khô ráo, thoáng mát.
Để thuốc Zinobaby tránh xa nơi bị ánh nắng chiếu vào hoặc những nơi trẻ nhỏ có thể với tới.
8 Nhà sản xuất
SĐK: VD-19165-13.
Nhà sản xuất: Công ty Liên doanh Meyer BPC.
Đóng gói: Hộp 30 gói x 1g.
9 Thuốc Zinobaby giá bao nhiêu?
Thuốc Zinobaby hiện nay đang được bán ở nhà thuốc online Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy, giá sản phẩm có thể đã được cập nhật ở đầu trang. Hoặc để biết chi tiết về giá sản phẩm cùng các chương trình ưu đãi, bạn có thể liên hệ với nhân viên nhà thuốc qua số hotline 1900 888 633 để được tư vấn thêm.
10 Thuốc Zinobaby mua ở đâu?
Thuốc Zinobaby mua ở đâu chính hãng, uy tín nhất? Bạn có thể mua thuốc Zinobaby trực tiếp tại nhà thuốc Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy tại địa chỉ: Ngõ 116, Nhân Hòa, Thanh Xuân. Hoặc liên hệ qua số hotline/ nhắn tin trên website để được tư vấn sử dụng thuốc đúng cách.
11 Ưu điểm
- Thuốc Zinobaby có dạng cốm pha hỗn dịch uống, rất dễ sử dụng và phù hợp cho trẻ nhỏ.
- Thuốc cốm có vị cam giúp bé dễ uống hơn.
- Kẽm gluconat là một chất thường được FDA công nhận là chất an toàn (GRAS).
- Can thiệp kẽm gluconate ở bệnh nhân viêm loét đại tràng giúp cải thiện tình trạng dinh dưỡng của khoáng chất này ở những bệnh nhân này và ảnh hưởng tích cực đến kết quả lâm sàng của họ [3].
- Một nghiên cứu cung cấp bằng chứng thực nghiệm trực tiếp cho thấy nồng độ kẽm nội bào tăng cao sẽ trực tiếp ức chế sự sao chép của SARS-CoV-2 và đề xuất những lợi ích tiềm năng khi sử dụng các chất bổ sung kẽm để điều trị bệnh vi-rút corona 2019 (COVID-19) [4].
12 Nhược điểm
- Thuốc Zinobaby có nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống tại dạ dày ruột.
Tổng 8 hình ảnh
Tài liệu tham khảo
- ^ Tác giả: National Center for Biotechnology Information (2023). PubChem Compound Summary for CID 443445, ZINC gluconate, PubChem. Truy cập ngày 1 tháng 3 năm 2023.
- ^ Hướng dẫn sử dụng do nhà sản xuất cung cấp, tải bản PDF tại đây
- ^ Tác giả: de Moura MSB, Soares NRM, Barros SÉL, de Pinho FA, Silva TMC, Bráz DC, Vieira EC, Lima MM, Parente JML, Marreiro DDN, da Silva AS, Nogueira NDN (Đăng ngày 19 tháng 1 năm 2020). Zinc gluconate supplementation impacts the clinical improvement in patients with ulcerative colitis, Pubmed. Truy cập ngày 1 tháng 3 năm 2023.
- ^ Tác giả: Tao X, Zhang L, Du L, Lu K, Zhao Z, Xie Y, Li X, Huang S, Wang PH, Pan JA, Xia W, Dai J, Mao ZW (Đăng ngày 1 tháng 3 năm 2022). Inhibition of SARS-CoV-2 replication by zinc gluconate in combination with hinokitiol, Pubmed. Truy cập ngày 1 tháng 3 năm 2023.