Zencombi
Thuốc kê đơn
Thương hiệu | CPC1 Hà Nội, Công ty cổ phần Dược phẩm CPC1 Hà Nội |
Công ty đăng ký | Công ty cổ phần Dược phẩm CPC1 Hà Nội |
Số đăng ký | VD-26776-17 |
Dạng bào chế | Dung dịch khí dung |
Quy cách đóng gói | Hộp 10 lọ x 2,5ml |
Hoạt chất | Ipratropium, Salbutamol (Albuterol) |
Xuất xứ | Việt Nam |
Mã sản phẩm | aa5145 |
Chuyên mục | Thuốc Hô Hấp |
Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi
Phản hồi thông tin
- Chi tiết sản phẩm
- Hỏi & Đáp 0
- Đánh giá 0
Thuốc Zencombi được bác sĩ kê đơn và chỉ định trong điều trị và dự phòng tình trạng co thắt khí phế quản như hen phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Trong bài viết này, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) xin gửi đến bạn đọc cách sử dụng và các lưu ý khi dùng thuốc Zencombi.
1 Thành phần
Thành phần chính của thuốc Zencombi là:
- Salbutamol (dưới dạng Salbutamol sulfat) hàm lượng 2,5mg.
- Ipratropium bromid hàm lượng 0.5mg
Dạng bào chế: Dung dịch khí dung.
2 Tác dụng - Chỉ định của thuốc Zencombi
2.1 Tác dụng của thuốc Zencombi
Thuốc Zencombi chứa Salbutamol và Ipratropium bromid là thuốc gì?
Salbutamol là một chất chủ vận thụ thể beta2-adrenergic chọn lọc, tác dụng ngắn. một chất cường giao cảm tác dụng ngắn có hoạt tính giãn phế quản. Thuốc có tính chọn lọc cao hơn 29 lần đối với các thụ thể beta-2 (thụ thể adrenergic chiếm ưu thế trong cơ trơn phế quản) so với các thụ thể beta-1 (thụ thể chiếm ưu thế trong tim), mang lại tính đặc hiệu cao hơn đối với các thụ thể beta ở phổi so với các thụ thể beta1-adrenergic nằm trong tim [1] [2].
Ipratropium là một dẫn xuất amoni bậc bốn của Atropine, là một thuốc kháng cholinergic. Đây là một thuốc có tác dụng ức chế hệ thần kinh phó giao cảm ở mức độ đường thở, sau đó tạo ra sự giãn phế quản. Thời gian tác dụng sau 1 đến 2 giờ dùng thuốc và kéo dài sau 4 đến 6 giờ [3].
2.2 Chỉ định thuốc Zencombi
Thuốc Zencombi được chỉ định nhằm kiểm soát các cơn co thắt phế quản có hồi phục có nguyên nhân từ các bệnh lý tắc nghẽn đường hô hấp trên những đối tượng cần nhiều hơn một thuốc giãn phế quản.
==>> Xem thêm thuốc có cùng hoạt chất: Thuốc Salbutamol 4mg TW1 điều trị bệnh hen phế quản và viêm phế quản
3 Liều dùng - Cách dùng thuốc Zencombi
3.1 Liều dùng thuốc Zencombi
Tùy từng trường hợp cụ thể sẽ có mức liều khác nhau, cụ thể:
- Điều trị cơn co thắt phế quản cấp tính: 1 lọ đơn liều. Trong trường hợp cơn không cắt có thể dùng thêm lọ thứ 2. Trong các trường hợp này, thì cần đến cơ sở y tế để thăm khám và đưa ra hướng xử trí thích hợp.
- Điều trị duy trì: 1 lọ đơn liều dùng 3 - 4 lần/ngày. Khi có các dấu hiệu của khó thở cấp hay khó thở nặng mà dùng thuốc đến liều 2 mà không cải thiện thì nên đến cơ sở y tế gần nhất để dược được xử trí kịp thời.
3.2 Cách dùng của thuốc Zencombi
Thuốc Zencombi được sử dụng bằng máy khí dung và máy thở áp lực dương ngắt quãng.
Cách thực hiện trên máy khí dung bao gồm các bước:
- Bước 1: Tách ống thuốc bằng cách xoay 1 ống quay về phía ngược lại của vỉ.
- Bước 2: Giữ chắc đầu ống và xoay phần thân ống để mở nắp.
- Bước 3: Đổ dung dịch thuốc vào chén đựng dung dịch của máy bằng cách bóp từ từ ống đến khi hết dụng dịch vào trong chén.
- Bước 4: Chuẩn bị máy khí dung rồi sử dụng theo chỉ dẫn.
- Bước 5: Sau khi dùng xong, bỏ hết dung dịch trong chén và vệ sinh máy khí dung theo tờ hướng dẫn trong máy.
Lưu ý:
- Có thể dùng mặt nạ hoặc thiết bị chữ T hoặc qua ống nội quản để phân phối thuốc.
- Có thể dùng thông khí áp lực dương ngắt quãng, tuy nhiên ít dùng.
- Khi có nguy cơ thiếu oxy máu do giảm thông khí thì cần cho thở oxy.
4 Chống chỉ định
Không sử dụng thuốc Zencombi cho đối tượng bị mẫn cảm với bất cứ thành phần của thuốc.
Không dùng cho bệnh nhân bị quá mẫn với atropin.
Người bị bệnh cơ tim phì đại tắc nghẽn hoặc loạn nhịp tim.
Có tiền sử đau cơ, yếu cơ do thuốc hạ cholesterol hay thuốc điều trị triglycerid máu cao.
==>> Bạn đọc có thể tham khảo thêm thuốc: Thuốc Ipratropium Bromide 0,5mg and Albuterol Sulfate 3mg
5 Tác dụng phụ
Hệ và cơ quan | Thường gặp | Ít gặp | Hiếm gặp |
Salbutamol | |||
Tuần hoàn | Đánh trống ngực và nhịp tim nanh | ||
Cơ và xương khớp | Run đầu ngón tay | Chuột rút | |
Hô hấp | Khô miệng, co thắt phế quả, ho, khản tiếng | ||
Chuyển hóa | Hạ Kali máu | ||
Thần kinh | Nhức đầu và dễ bị kích thích | ||
Phản ứng quá mẫn | Nổi mề đay, phù, hạ huyết áp và trụy mạch | ||
Ipratropium bromid | |||
Tiêu hóa | Khô miệng, họng bị kích ứng | Rối loạn nhu động ruột | |
Hô hấp | Mũi bị kích ứng | Co thắt phế quản | |
Niệu | Bí tiểu | ||
Tuần hoàn | Nhịp tim nhanh và đánh trống ngực | ||
Da | Nổi mề đay, phù Quinck | ||
Glocom | Có nguy cơ glocom cấp | ||
Toàn thân | Phản ứng phản vệ |
6 Tương tác thuốc
Dẫn xuất xanthin và các thuốc beta adrenergic: Tăng tác dụng phụ của thuốc.
Dùng đồng thời dẫn xuất xanthin, glucocorticosteroid, thuốc lợi tiểu: Làm giảm kali máu, đặc biệt ở những bệnh nhân tắc nghẽn đường hô hấp nặng.
Khi dùng kết hợp các thuốc ức chế beta: Giảm tác dụng giãn phế quản.
Thuốc ức chế mônamin oxidase hoặc thuốc chống trầm cảm ba vòng: Tăng tác dụng kích thích beta adrenergic.
Chất gây mê hydrocarbon như halothan, trichloroethylene, enfluran: Tăng nhạy cảm của salbutamol trên tim mạch.
7 Lưu ý khi sử dụng và bảo quản
7.1 Lưu ý và thận trọng
Khi dùng thuốc có thể xuất hiện phản ứng quá mẫn như mày đay, phát ban, phù mạch, phù hầu họng và co thắt phế quản.
Thuốc có thể gây glocom góc hẹp cấp với các biểu hiện trên mắt như nhìn mờ, hình ảnh bị nhuốm màu, nhìn thấy ánh hào quang hoặc phù giác mạc.
Tránh để dụng dịch bắn vào mặt,m đặc biệt là các đối tượng có tiền sự glocom góc hẹp.
Thận trọng trên các đối tượng bệnh nhân tiểu đường không kiểm soát đầy đủ, người bị nhồi máu cơ tim, rối loạn tim mạch trầm trọng, u tủy thượng thân, cường giáp, glocom góc hẹp, u cổ bàng quang, phì đại tuyến tiền liệt.
Thận trọng trên các đối tượng mắc bệnh tim mạch bao gồm nhịp tim nhanh, thiếu máu tim cục bộ, suy tim mạch.
Nếu bệnh nhân có đờm nhiều thì cần được điều trị trước khi sử dụng thuốc.
7.2 Phụ nữ có thai và bà mẹ cho con bú
7.2.1 Phụ nữ có thai
Không nên dùng thuốc Zencombi cho phụ nữ có thai. Thuốc được chứng minh gây dị tật cho thai nhi trên chuột, và chưa có nghiên cứu trên người nên chưa đảm bảo được tính an toàn của thuốc.
7.2.2 Mẹ đang cho con bú
Chưa có dữ liệu về khả năng bài tiết vào sữa của thuốc nên cần thận trọng khi sử dụng trên nhóm đối tượng này.
7.3 Khả năng lái xe và vận hành máy móc
Thuốc Zencombi có thể gây nhức đầu, nhịp nhanh tim, đánh trống ngực, hạ huyết áp nên cần thận trọng trên đối tượng lái xe và vận hành máy móc.
7.4 Quá liều và xử trí
Triệu chứng: Các triệu chứng quá liều của thuốc bao gồm nhịp tim nhanh, run, đánh trống ngực, tăng hoặc hạ áp, nóng bừng, khô miệng, hay rối loạn điều tiết mắt.
Xử trí: Trong các trường nặng điều trị bằng thuốc an thần, thuốc ngủ và điều trị tích cực.
7.5 Bảo quản
Bảo quản thuốc Zencombi nơi khô, thoáng mát.
Tránh để thuốc Zencombi nơi ẩm thấp, nhiệt độ cao.
Bảo quản thuốc Zencombi ở nhiệt độ dưới 30 độ C.
8 Nhà sản xuất
SĐK: VD-26776-17.
Nhà sản xuất: Công ty cổ phần Dược phẩm CPC1 Hà Nội.
Đóng gói: Hộp 10 lọ x 2,5ml.
9 Thuốc Zencombi giá bao nhiêu?
Thuốc Zencombi hiện nay đang được bán tại nhà thuốc online Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy. Giá của sản phẩm có thể đã được cập nhật ở đầu trang. Hoặc để biết chi tiết về giá sản phẩm cùng các chương trình ưu đãi, bạn có thể liên hệ với nhân viên nhà thuốc qua số hotline 1900 888 633 để được tư vấn thêm.
10 Thuốc Zencombi mua ở đâu?
Thuốc Zencombi mua ở đâu chính hãng, uy tín nhất? Bạn có thể mua thuốc trực tiếp tại nhà thuốc Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy tại địa chỉ: Ngõ 116, Nhân Hòa, Thanh Xuân. Hoặc liên hệ qua số hotline/ nhắn tin trên website để được tư vấn sử dụng thuốc đúng cách.
11 Ưu điểm
- Từ nghiên cứu cho thấy, ipratropium + salbutamol có thể hiệu quả hơn salbutamol đơn độc trong điều trị hen ở trẻ em và thanh thiếu niên, đặc biệt ở những người bị hen nặng và trung bình đến nặng [4].
- Sự kết hợp của Albuterol/ipratropium bromide là tạo nên một liệu pháo hiệu quả để điều trị COPD [5].
- Sự kết hợp ipratropium + salbutamol giúp cải thiện đáng kể về % PEFR trên các bệnh nhân bị hen suyễn [6].
- Thuốc được bào chế dưới dạng dung dịch khí dung tác dụng nhanh và Sinh khả dụng cao, hạn chế các tác dụng phụ so với đường dùng toàn thân.
12 Nhược điểm
- Thuốc sử dụng phức tạp và thời gian xông thuốc lâu hơn so với đường dùng khác.
- Giá thành cao hơn so với các dạng bào chế cơ bản như viên nén và viên nang.
Tổng 14 hình ảnh
Tài liệu tham khảo
- ^ Chuyên gia PubChem. Salbutamol, PubChem. Truy cập ngày 29 tháng 11 năm 2022
- ^ Chuyên gia Drugbank (Đăng ngày 13 tháng 6 năm 2022). Salbutamol, Drugbank. Truy cập ngày 29 tháng 11 năm 2022
- ^ Chuyên gia Drugbank. Ipratropium, Drugbank. Truy cập ngày 29 tháng 11 năm 2022
- ^ Tác giả Hongzhen Xu và cộng sự (Đăng ngày 23 tháng 2 năm 2021). Combination of ipratropium bromide and salbutamol in children and adolescents with asthma: A meta-analysis, Pubmed. Truy cập ngày 29 tháng 11 năm 2022
- ^ Tác giả Joshah Gordon, Ralph J Panos (Đăng ngày tháng 3 năm 2010). Inhaled albuterol/salbutamol and ipratropium bromide and their combination in the treatment of chronic obstructive pulmonary disease, Pubmed. Truy cập ngày 29 tháng 11 năm 2022
- ^ Tác giả Anita Sharma, Arvind Madaan (Đăng ngày tháng 2 năm 2004). Nebulized salbutamol vs salbutamol and ipratropium combination in asthma, Pubmed. Truy cập ngày 29 tháng 11 năm 2022