Zegecid 20 (bột)
Thuốc kê đơn
Chat với dược sĩ
Tư vấn thuốc và đặt hàng
Thương hiệu | Ajanta Pharma, Ajanta Pharma Limited |
Công ty đăng ký | Ajanta Pharma Ltd |
Số đăng ký | VN-16433-13 |
Dạng bào chế | Bột pha hỗn dịch uống |
Quy cách đóng gói | Hộp 30 gói x 6g |
Hoạt chất | Omeprazole |
Xuất xứ | Ấn Độ |
Mã sản phẩm | aa6246 |
Chuyên mục | Thuốc Điều Trị Viêm Loét Dạ Dày - Tá Tràng |
Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi
Phản hồi thông tin
Biên soạn: Dược sĩ Nguyễn Trang
Dược sĩ lâm sàng - Đại học Dược Hà Nội
Ngày đăng
Cập nhật lần cuối:
Lượt xem: 3560 lần
- Chi tiết sản phẩm
- Hỏi & Đáp 0
- Đánh giá 0
Thuốc Zegecid 20 (bột) được chỉ định để điều trị ngắn hạn loét tá tràng hay loét dạ dày đang hoạt động, điều trị bệnh hồi lưu thực quản dạ dày GERD và viêm thực quản ăn mòn. Trong bài viết này, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) xin gửi đến bạn đọc cách sử dụng và các lưu ý khi dùng thuốc Zegecid 20 (bột).
1 Thành phần
Thành phần: Mỗi gói thuốc 6g chứa các thành phần sau:
Hoạt chất:
- Omeprazol 20 mg
- Natri bicarbonat 1680 mg
Tá dược vừa đủ 1 gói.
Dạng bào chế: Bột pha hỗn dịch uống.
2 Tác dụng - Chỉ định của thuốc Zegecid 20 (bột)
2.1 Tác dụng của thuốc Zegecid 20 (bột)
2.1.1 Dược động học
Omeprazol hấp thu nhanh qua đường tiêu hóa, tuy nhiên do chuyển hóa mạnh qua gan nên Sinh khả dụng đường uống chỉ khoảng 30 - 40%. Nồng độ đỉnh trong huyết tương của thuốc đạt được sau khoảng 30 phút.
Khoảng 95% Omeprazol liên kết với protein huyết tương.
Thuốc được chuyển hóa mạnh qua gan tạo thành các chất chuyển hóa có rất ít hoặc không còn hoạt tính, bao gồm: hydroxyomeprazol và acid carboxylic tương ứng, dẫn xuất sulfic và sulfon của emepiazol và hydroxyomeprazol.
Omeprazol được thải trừ chủ yếu qua nước tiểu (khoảng 77%) dưới dạng chất chuyển hóa, phần còn lại được đào thải qua phân. Thuốc có thời gian bán thải trung bình khoảng 1 giờ.
2.1.2 Dược lực học
Omeprazol là một benzimidazol thuộc nhóm thuốc chống bài tiết acid của dạ dày thông qua cơ chế ức chế bơm proton (H+/K+ ATPase có ở bề mặt tiết dịch của thành tế bào dạ dày) ở giai đoạn cuối của quá trình tạo acid.
Thuốc bột pha hỗn dịch Zegecid là dạng thuốc giải phóng nhanh với thành phần có chứa natri bicarbonat, là chất làm tăng độ pH của dạ dày giúp bảo vệ omeprazol trước sự phân hủy của acid dạ dày (do omeprazol không bền trong môi trường axit, dễ bị phân hủy bởi acid dạ dày).
Omeprazole được chỉ định để điều trị các triệu chứng liên quan đến GERD như chứng ợ nóng và tăng tiết axit dạ dày, đồng thời thúc đẩy quá trình làm lành các tổn thương mô, vết loét do axit dạ dày và nhiễm khuẩn do Helicobacter pylori gây ra. [1]
2.2 Chỉ định thuốc Zegecid 20 (bột)
Thuốc Zegecid 20 (bột) được chỉ định sử dụng trong các trường hợp sau đây:
- Điều trị ngắn hạn loét tá tràng.
- Điều trị ngắn hạn loét dạ dày đang hoạt động.
- Điều trị bệnh hồi lưu thực quản dạ dày GERD.
- Điều trị viêm thực quản ăn mòn.
==>> Xem thêm thuốc có cùng hoạt chất: [CHÍNH HÃNG] Thuốc H-Inzole 20mg dùng trong loét dạ dày-tá tràng
3 Liều dùng - Cách dùng thuốc Zegecid 20 (bột)
3.1 Liều dùng Zegecid 20 (bột)
Điều trị ngắn hạn loét dạ dày đang hoạt động hay triệu chứng GERD: Liều dùng là 1 viên/lần/ngày trong vòng 4 tuần.
Điều trị loét dạ dày nhẹ: Liều dùng là 2 viên/lần/ngày trong vòng 4 - 8 tuần.
Điều trị viêm thực quản ăn mòn: Liều dùng là 1 viên/lần/ngày trong vòng 4 - 8 tuần, liều duy trì là 1 viên/lần/ngày.
3.2 Cách dùng thuốc Zegecid 20 (bột) hiệu quả
Zegecid 20 (bột) dùng đường uống, pha 1 gói bột thuốc vào khoảng 30ml nước lọc, khuấy đều tạo dạng hỗn dịch và uống ngay. Thuốc nên được uống vào lúc bụng đói trước bữa ăn ít nhất 1 giờ.
Ở người bệnh đang dùng ống thông mũi - dạ dày hay miệng - dạ dày, nên dùng Zegecid 20 (bột) cách khoảng 1 giờ trước và 3 giờ sau bữa ăn.
4 Chống chỉ định
Chống chỉ định trong các trường hợp:
- Bệnh nhân mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
- Người bệnh bị nhiễm kiềm chuyển hóa hoặc hạ calci huyết.
- Trẻ em dưới 18 tuổi.
==>> Bạn đọc có thể tham khảo thêm thuốc: [CHÍNH HÃNG] Thuốc Goldesome 40mg điều trị Zollinger-Ellison
5 Tác dụng phụ
Các tác dụng phụ có thể xảy ra khi dùng Zegecid 20 (bột) đã được báo cáo bao gồm:
- Hệ tiêu hóa: buồn nôn, nôn, tiêu chảy, đau bụng, táo bón.
- Hệ thần kinh: đau đầu, chóng mặt.
- Hệ hộ hấp: nhiễm khuẩn đường hô hấp trên, ho.
- Da: phát ban da.
- Toàn thân: suy nhược, đau lưng.
6 Tương tác
Thuốc | Tương tác |
Diazepam, Phenytoin, các thuốc chuyển hóa bằng con đường oxy hóa ở gan | Omeprazol có thể kéo dài thời gian thải trừ của các thuốc |
Warfarin | gia tăng INR và thời gian đông máu, có thể dẫn đến sự chảy máu bất thường và thậm chí tử vong. Cần kiểm soát sự gia tăng IRN và thời gian đông máu ở bệnh nhân |
Thuốc chuyển hóa qua hệ thống men Cytochrome P450 | Bệnh nhân nên được kiểm tra đánh giá và nếu cần thì điều chỉnh liều dùng của các thuốc này |
Thuốc có sinh khả dụng liên quan tới pH dạ dày (như Ketoconazole, Ampicillin este, và muối Sắt) | omeprazol có thể cản trở sự hấp thu của thuốc |
Atazanavir | làm giảm nồng độ atazanavir trong huyết tương |
Tacrolimus | có thể làm tăng nồng độ của tacrolimus trong máu |
Clarithromycin | dẫn đến làm tăng nồng độ trong máu của omeprazol, clarithromycin và 14-hydroxy-clarithromycin |
7 Lưu ý khi sử dụng và bảo quản
7.1 Lưu ý và thận trọng
Omeprazol không ngăn ngừa hay có tác dụng điều trị khối u ác tính ở dạ dày.
Thận trọng khi điều trị lâu dài bằng omeprazol vì có thể gây viêm dạ dày do teo.
Thận trọng khi dùng thuốc cho bệnh nhân kiêng ăn muối, người bệnh mắc hội chứng Banter, hạ Kali huyết, nhiễm kiềm hô hấp hay rối loạn cân bằng acid - kiềm do 1 gói bột thuốc Zegecid 20 (bột) có chứa 1680 mg muối natri bicarbonat.
Thận trọng khi dùng thuốc Zegecid 20 (bột) với calci hay sữa trong thời gian dài vì có thể gây hội chứng kiềm sữa do tương tác với bicarbonat có trong thuốc.
7.2 Lưu ý sử dụng trên phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú
7.2.1 Thời kỳ mang thai
Chưa có báo cáo đầy đủ về tính an toàn và hiệu lực khi dùng Zegecid 20 (bột) cho phụ nữ có thai. Chỉ nên dùng thuốc trong thai kỳ khi thật cần thiết theo chỉ định của bác sĩ và đã cân nhắc thật kỹ giữa lợi ích và nguy cơ.
7.2.2 Thời kỳ cho con bú
Omeprazol tiết được qua sữa mẹ nên có thể gây ảnh hưởng lên trẻ bú mẹ. Chỉ dùng thuốc cho phụ nữ cho con bú khi thật cần thiết theo chỉ định của bác sĩ và cân nhắc ngừng cho trẻ bú mẹ trong quá trình điều trị bằng Zegecid 20 (bột).
7.3 Xử trí khi quá liều
Biểu hiện quá liều bao gồm: rối loạn, ngủ gà, nhìn mờ, tim đập nhanh, buồn nôn, nôn, toát mồ hôi, đỏ bừng, đau đầu, khô miệng.
Xử trí: Điều trị triệu chứng và hỗ trợ là cần thiết. Không có thuốc giải đặc hiệu khi quá liều omeprazol, thẩm phân máu không thể loại bỏ omeprazol.
7.4 Bảo quản
Nơi khô, nhiệt độ dưới 30°C, tránh ánh sáng.
8 Nhà sản xuất
SĐK: VN-16433-13
Nhà sản xuất: Ajanta Pharma Limited
Đóng gói: Hộp 30 gói x 6g.
9 Thuốc Zegecid 20 (bột) giá bao nhiêu?
Thuốc hiện nay đang được bán ở nhà thuốc online Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy, giá thuốc Zegecid 20 (bột) có thể đã được cập nhật ở đầu trang. Hoặc để biết chi tiết về giá sản phẩm cùng các chương trình ưu đãi, bạn có thể liên hệ với nhân viên nhà thuốc qua số hotline 1900 888 633 để được tư vấn thêm.
10 Thuốc Zegecid 20 (bột) mua ở đâu?
Thuốc Zegecid 20 (bột) mua ở đâu chính hãng, uy tín nhất? Bạn có thể mang đơn mà bác sĩ có kê thuốc Zegecid 20 (bột) để mua thuốc trực tiếp tại nhà thuốc Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy tại địa chỉ: Ngõ 116, Nhân Hòa, Thanh Xuân. Hoặc liên hệ qua số hotline/nhắn tin trên website để được tư vấn sử dụng thuốc đúng cách.
11 Ưu điểm
- Thuốc đường uống dạng bột pha hỗn dịch, dễ pha, dễ uống, thuận tiện khi mang theo.
- Giá cả hợp lý, phải chăng.
- Thuốc Zegecid 20 (bột) hiệu quả trong điều trị ngắn hạn loét tá tràng hay loét dạ dày đang hoạt động, điều trị bệnh hồi lưu thực quản dạ dày GERD và viêm thực quản ăn mòn.
- Omeprazole đặt trực tràng là một liệu pháp điều trị đầy hứa hẹn cho trẻ sơ sinh mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản GERD .[2]
- Liệu pháp omeprazole/natri bicarbonate không hiệu quả hơn omeprazole trong điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản tuy nhiên omeprazole/natri bicarbonate có xu hướng đáp ứng bền vững hơn và tỷ lệ bệnh nhân giảm đau hoàn toàn kéo dài trong 30 phút cao hơn. [3]
- Thuốc được sản xuất bởi Ajanta Pharma Limited, công ty uy tín và chất lượng hàng đầu đến từ Ấn Độ với nhiều sản phẩm thuốc được nhập khẩu & phân phối tại Việt Nam đem lại hiệu quả điều trị tốt và được nhiều người tin dùng.
12 Nhược điểm
- Thuốc kê đơn, cần chỉ định của bác sĩ trước khi dùng.
- Có thể gặp phải tác dụng phụ trong thời gian sử dụng thuốc.
Tổng 10 hình ảnh
Tài liệu tham khảo
- ^ Chuyên gia PubChem. Omeprazole, PubChem. Truy cập ngày 17 tháng 01 năm 2023.
- ^ Tác giả Petra Bestebreurtje và cộng sự (Đăng tháng 10 năm 2020). Rectal Omeprazole in Infants With Gastroesophageal Reflux Disease: A Randomized Pilot Trial, PubMed. Truy cập ngày 17 tháng 01 năm 2023.
- ^ Tác giả Fátima Higuera-de-la-Tijera (Đăng ngày 14 tháng 03 năm 2018). Efficacy of omeprazole/sodium bicarbonate treatment in gastroesophageal reflux disease: a systematic review, PubMed. Truy cập ngày 17 tháng 01 năm 2023.