1 / 5
xitoran 500mg 1 D1832

Xitoran 500mg

File PDF hướng dẫn sử dụng: Xem

Thuốc kê đơn

0
Đã bán: 123 Còn hàng
Thương hiệuAntibiotice, S.C. Antibiotice S.A.
Công ty đăng kýCông ty TNHH DP 1A Việt Nam
Số đăng kýVN-21756-19
Dạng bào chếViên nang cứng
Quy cách đóng góiHộp 1 vỉ x 10 viên
Hạn sử dụng24 tháng
Hoạt chấtCefadroxil
Xuất xứRomania
Mã sản phẩmmk2564
Chuyên mục Thuốc Kháng Sinh

Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi

Phản hồi thông tin

Dược sĩ Mai Hiên Biên soạn: Dược sĩ Mai Hiên
Dược sĩ lâm sàng

Ngày đăng

Cập nhật lần cuối:

Lượt xem: 1650 lần

Thuốc Xitoran 500mg được chỉ định trong điều trị các bệnh nhiễm khuẩn gây ra bởi vi khuẩn nhạy cảm với kháng sinh Cefadroxil. Trong bài viết này, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) xin gửi đến bạn đọc cách sử dụng và các lưu ý khi dùng thuốc Xitoran 500mg

1 Thành phần

Thành phần trong mỗi viên nang cứng Xitoran 500mg bao gồm:

  • Hoạt chất Cefadroxil hàm lượng 500mg.
  • Tá dược vừa đủ 1 viên.

Dạng bào chế: Viên nang cứng

2 Tác dụng - Chỉ định của thuốc Xitoran 500mg

Thuốc Xitoran 500mg là thuốc gì? Thuốc Xitoran 500mg là thuốc kháng sinh được chỉ định để điều trị các bệnh nhiễm khuẩn gây ra bởi vi khuẩn nhạy cảm với kháng sinh Cefadroxil, chẳng hạn như:

  • Viêm phế quản, viêm phổi, viêm phổi do vi khuẩn.
  • Viêm amidan, viêm họng do liên cầu khuẩn gây ra.
  • Viêm bàng quang, viêm thận - bể thận.
  • Viêm da và mô mềm như mụn nhọt, áp xe, viêm da mủ, viêm hạch bạch huyết, chốc lở, viêm cuồng.
Thuốc Xitoran 500mg điều trị nhiễm khuẩn do vi khuẩn nhạy cảm với Cefadroxil
Thuốc Xitoran 500mg điều trị nhiễm khuẩn do vi khuẩn nhạy cảm với Cefadroxil
==>> Xem thêm thuốc: Thuốc Cefadroxil 500mg Vidipha - Kháng sinh cephalosporin hấp thu tốt

3 Liều dùng - Cách dùng thuốc Xitoran 500mg

3.1 Liều dùng

Với người lớn và trẻ em từ 6 tuổi trở lên có chức năng thận bình thường nên dùng liều như sau:

  • Viêm amidan, viêm họng do liên cầu khuẩn gây ra: Người trên 40kg dùng 2 viên/lần/ngày điều trị trong ít nhất 10 ngày. Người dưới 40kg dùng 30mg/kg cân nặng/lần/ngày, dùng trong ít nhất 10 ngày.
  • Viêm phế quản, viêm phổi, viêm phổi do vi khuẩn: Người trên 40kg dùng 2 viên/lần x 2 lần/ngày. Người dưới 40kg dùng 30-50mg/kg cân nặng/ngày, chia thành 2 lần.
  • Viêm bàng quang, viêm thận - bể thận: Người trên 40kg dùng 2 viên/lần x 2 lần/ngày. Người dưới 40kg dùng 30-50mg/kg cân nặng/ngày, chia thành 2 lần.
  • Nhiễm trùng da và mô mềm: Người trên 40kg dùng 2 viên/lần x 2 lần/ngày. Người dưới 40kg dùng 30-50mg/kg cân nặng/ngày, chia thành 2 lần.
  • Trong một số trường hợp khi tăng liều lên 100mg/kg thể trọng/ngày có thể có hiệu quả ở trẻ em.

Trẻ dưới 6 tuổi: Không nên dùng sản phẩm này do dạng bào chế không phù hợp. Bệnh nhân suy thận: Cần điều chỉnh giảm liều theo Độ thanh thải creatinin, việc điều chỉnh này cần được chỉ định bởi bác sĩ. Bệnh nhân suy gan: Không cần điều chỉnh liều. Việc điều trị cần kéo dài thêm ít nhất 2-3 ngày kể từ khi các triệu chứng không còn. Trong trường hợp nhiễm khuẩn Streptococcus pyogenes có thể phải điều trị đến 10 ngày.

3.2 Cách dùng

  • Thuốc Xitoran 500mg được sử dụng bằng đường uống, có thể cho bệnh nhân sử dụng khi đói hay no đều được bởi thức ăn không làm ảnh hưởng đến khả năng hấp thu của thuốc này.
  • Với bệnh nhân gặp các vấn đề về rối loạn dạ dày, ruột nên sử dụng thuốc khi no.
  • Nuốt cả viên nang với 1 cốc nước vừa đủ, tuyệt đối không nhai viên nang.

4 Chống chỉ định

  • Bệnh nhân đã từng dị ứng với Cefadroxil hay các kháng sinh khác thuộc nhóm Cephalosporin hoặc các thành phần khác có trong thuốc.
  • Bệnh nhân đã từng gặp các phản ứng nghiêm trọng khi điều trị với các kháng sinh penicilin hay các kháng sinh khác thuộc nhóm beta-lactam.

5 Tác dụng phụ

Thường gặp

  • Buồn nôn, nôn, tiêu chảy, đau bụng, khó tiêu, viêm lưỡi.
  • Mày đay, ngứa, phát ban.

Ít gặp

  • Nhiễm nấm âm đạo, nhiễm nấm miệng, họng.

Hiếm gặp

  • Giảm tiểu cầu, giảm bạch cầu, tăng bạch cầu ái toan.
  • Các phản ứng tương tự bệnh huyết thanh.
  • Suy gan, ứ mật, tăng ASAT, ALAT, alcalin phosphatase.
  • Đau khớp.
  • Phù mạch.
  • Sốt do thuốc.
  • Viêm thận kẽ.

Rất hiếm gặp:

  • Thiếu máu, tan máu.
  • Sốc phản vệ.
  • Chóng mặt, đau đầu, lo lắng, mất ngủ, mệt mỏi.
  • Viêm đại tràng giả mạc.
  • Hồng ban đa dạng, hội chứng Stevens-Johnson.

6 Tương tác

  • Cefadroxil khi sử dụng cùng các kháng sinh kìm khuẩn có thể gây ra tác dụng đối kháng.
  • Cefadroxil dùng cùng với các kháng sinh như aminoglycosid, Polymyxin B, colistin hay thuốc lợi tiểu quai liều cao có thể làm tăng nguy cơ gây độc.
  • Trong thời gian dùng Cefadroxil với các thuốc chống đông máu hay thuốc ức chế kết tập tiểu cầu cần thường xuyên kiểm tra các chỉ số đông máu để ngăn ngừa các biến chứng xuất huyết.
  • Cefadroxil dùng cùng với probenecid có thể làm tăng nồng độ cũng Cefadroxil trong huyết thanh và mật.
  • Sinh khả dụng của Cefadroxil sẽ bị giảm đi khi gắn với cholestyramin.

7 Lưu ý khi sử dụng và bảo quản

7.1 Lưu ý và thận trọng

  • Không dùng thuốc này để điều trị viêm màng não do thuốc không thấm được vào dịch não tủy.
  • Thận trọng khi dùng thuốc Xitoran 500mg ở bệnh nhân hen nặng hay có tiền sử dị ứng.
  • Bệnh nhân suy thận cần thận trọng khi sử dụng thuốc này và cần điều chỉnh giảm liều.
  • Bệnh nhân có tiền sử rối loạn dạ dày ruột đặc biệt là có viêm đại tràng cần thận trọng khi sử dụng.
  • Nếu bị tiêu chảy sẽ làm thuốc bị giảm hấp thu và làm giảm hiệu quả của thuốc.
  • Nếu xuất hiện các triệu chứng của dị ứng như mề đay, ngứa, rối loạn hô hấp, tăng nhịp tim, hạ huyết áp... cần ngưng điều trị ngay.
  • Cần kiểm tra chức năng gan thận, đếm tế bào máu thường xuyên trong thời gian điều trị bằng Xitoran 500mg.
  • Nếu bệnh nhân tiêu chảy dai dẳng khi dùng thuốc này cần xem xét đến trường hợp viêm đại tràng giả mạc do kháng sinh. Lúc này hãy ngưng điều trị ngay lập tức, tuyệt đối không dùng thuốc ức chế nhu động ruột.
  • Xitoran 500mg có thể làm dương tính xét nghiệm Coomb.
==>> Xem thêm thuốc: Thuốc Cefadroxil PMP 500mg được chỉ định để điều trị các nhiễm khuẩn nhẹ và trung bình

7.2 Lưu ý sử dụng trên phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú

  • Thận trọng khi sử dụng Xitoran 500mg ở phụ nữ đang mang thai, chỉ sử dụng khi thật cần thiết và cần cân nhắc kỹ lưỡng giữa lợi ích và nguy cơ.
  • Thuốc này bài tiết vào sữa mẹ với nồng độ thấp, tuy nhiên vẫn cần thận trọng khi cho bé bú trong thời gian này. Cần đặc biệt quan tâm nếu bé bị ỉa chảy, nổi ban, tưa lưỡi.

7.3 Xử trí khi quá liều

  • Triệu chứng: Buồn nôn, nôn, ỉa chảy, co giật, quá mẫn thần kinh cơ.
  • Xử trí: Bảo vệ đường hô hấp cho bệnh nhân, thực hiện thông khí hỗ trợ và truyền dịch. Rửa dạ dày hoặc tẩy dạ dày ruột. Sau đó điều trị triệu chứng và điều trị hỗ trợ cho bệnh nhân. Thẩm tách thận cũng có tác dụng trong việc loại bỏ thuốc này.

7.4 Bảo quản

  • Bảo quản ở nhiệt độ dưới 30 độ C, ở nơi khô ráo, thoáng mát.
  • Tránh xa tầm tay trẻ em.

8 Sản phẩm thay thế

  1. Thuốc Cefadroxil EG 500mg được dùng đẻ điều trị nhiễm khuẩn hô hấp, tiết niệu, da và mô mềm. Sản phẩm có chứa hoạt chất Cefadroxil 500mg, được sản xuất bởi Công ty cổ phần Pymepharco.
  2. Thuốc BIDVA 500mg có chứa thành phần Cefadroxil 500mg, được dùng trong điều trị một số bệnh nhiễm khuẩn như viêm họng, viêm phế quản, viêm tai giữa, viêm bàng quang. Sản phẩm được sản xuất bởi công ty Cổ phần Dược phẩm Trung ương 2.

9 Thông tin chung

  • Số đăng ký: VN-21756-19
  • Nhà sản xuất: S.C. Antibiotice S.A.
  • Đóng gói: Hộp 1 vỉ x 10 viên

10 Cơ chế tác dụng

10.1 Dược lực học

  • Cefadroxil là một kháng sinh thuộc nhóm cephalosporin có phổ kháng khuẩn rộng, được dùng trong điều trị nhiều loại nhiễm khuẩn.
  • Cefadroxil khi được sử dụng bằng đường uống sẽ có tác dụng ức chế quá trình tổng hợp thành tế bào vi khuẩn đang được phân chia tích cực bằng cách gắn với 1 hay nhiều protein gắn penicilin. Cuối cùng sẽ làm cho thành tế bào bị khiếm khuyết, độ thẩm thấu không ổn định dẫn đến ly giải tế bào và làm chết tế bào.
  • Cefadroxil cũng có khả năng kháng lại một số vi khuẩn sinh beta-lactamase. Tuy nhiên, nó cũng bị bất hoạt bởi một số beta-lactamase có khả năng thủy phân hiệu quả kháng sinh cephalosporin.

10.2 Dược động học

  • Hấp thu: Cefadroxil hấp thu nhanh và gần như hoàn toàn khi sử dụng bằng đường uống. Khả năng hấp thu của thuốc không bị ảnh hưởng bởi thức ăn, dùng cùng thức ăn còn giúp giảm các tác dụng không mong muốn. Nồng độ tối đa trong huyết tương đạt được sau khi uống khoảng 1-2 giờ.
  • Phân bố: Cefadroxil gắn với protein huyết tương khoảng 20%. Nó được phân bố rộng khắp các mô và dịch cơ thể.
  • Chuyển hóa; Cefadroxil không bị chuyển hóa trong cơ thể.
  • Thải trừ: Cefadroxil có nửa đời thải trừ khoảng 1,5 giờ. 90% liều dùng được thải trừ qua nước tiểu dưới dạng không đổi. Thuốc này có thể thải trừ bằng cách thẩm tách thận nhân tạo. [1]

11 Thuốc Xitoran 500mg giá bao nhiêu?

Thuốc Xitoran 500mg hiện nay đang được bán ở nhà thuốc online Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy, giá sản phẩm có thể đã được cập nhật ở đầu trang. Hoặc để biết chi tiết về giá sản phẩm cùng các chương trình ưu đãi, bạn có thể liên hệ với dược sĩ nhà thuốc qua số hotline, hoặc nhắn tin trên zalo/facaebook.

12 Thuốc Xitoran 500mg mua ở đâu?

Thuốc Xitoran 500mg mua ở đâu chính hãng, uy tín nhất? Bạn có thể mang đơn mà bác sĩ có kê thuốc Xitoran 500mg để mua thuốc trực tiếp tại nhà thuốc Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy tại địa chỉ: 85 Vũ Trọng Phụng, Thanh Xuân. Hoặc liên hệ qua số hotline/ nhắn tin trên website để được tư vấn sử dụng thuốc đúng cách.

13 Ưu điểm

  • Cefadroxil có phổ kháng khuẩn rộng, có thể chống lại nhiều loại vi khuẩn gây bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp, tiết niệu, da, mô mềm...
  • Cefadroxil tiết vào sữa với hàm lượng thấp và gần như không gây tác dụng phụ ở trẻ bú mẹ. Nó được chấp nhận ở các bà mẹ đang nuôi con bằng sữa mẹ. [2]
  • Thuốc dạng viên nang cứng rất dễ sử dụng.

14 Nhược điểm

  • Có thể gặp phải một số tác dụng phụ khi sử dụng.

Tổng 5 hình ảnh

xitoran 500mg 1 D1832
xitoran 500mg 1 D1832
xitoran 500mg 2 D1030
xitoran 500mg 2 D1030
xitoran 500mg 3 M5237
xitoran 500mg 3 M5237
xitoran 500mg 4 N5721
xitoran 500mg 4 N5721
xitoran 500mg 5 O5314
xitoran 500mg 5 O5314

Tài liệu tham khảo

  1. ^ Tờ hướng dẫn sử dụng thuốc được duyệt bởi Cục Quản lý Dược. Tải file PDF Tại Đây
  2. ^ Các chuyên gia của NIH (Ngày đăng: ngày 18 tháng 1 năm 2021), Cefadroxil, NIH. Truy cập ngày 20 tháng 6 năm 2024
* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
  • 0 Thích

    Mỗi lần dùng thuốc Xitoran 500mg tôi đều bị tiêu chảy có sao không?

    Bởi: Cường vào


    Thích (0) Trả lời 1
    • Chào bạn. Nếu bạn thường xuyên bị tiêu chảy khi dùng thuốc này cần ngưng thuốc và báo cho bác sĩ vì rất có thể bạn đang gặp phải tình trạng viêm đại tràng giả mạc do kháng sinh

      Quản trị viên: Dược sĩ Mai Hiên vào


      Thích (0) Trả lời
(Quy định duyệt bình luận)
Xitoran 500mg 4/ 5 1
5
0%
4
100%
3
0%
2
0%
1
0%
Chia sẻ nhận xét
Đánh giá và nhận xét
  • Xitoran 500mg
    H
    Điểm đánh giá: 4/5

    Xitoran 500mg trị viêm họng rất nhanh khỏi ạ

    Trả lời Cảm ơn (0)

SO SÁNH VỚI SẢN PHẨM TƯƠNG TỰ

vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
1900 888 633