Vipxacil siro
Thuốc kê đơn
Thuốc kê đơn quý khách vui lòng điền thông tin/ chat vào phần liên hệ này để dược sĩ tư vấn và đặt hàng
Thương hiệu | Hataphar (Dược phẩm Hà Tây), Công ty Cổ phần Dược phẩm Hà Tây |
Công ty đăng ký | Công ty Cổ phần Dược phẩm Hà Tây |
Số đăng ký | VD-20743-14 |
Dạng bào chế | Siro uống |
Quy cách đóng gói | Hộp 1 lọ 60ml |
Hoạt chất | Betamethason, Dexclorpheniramin |
Xuất xứ | Việt Nam |
Mã sản phẩm | aa5081 |
Chuyên mục | Thuốc Chống Dị Ứng |
Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi tại đây
Biên soạn: Dược sĩ Trương Thảo
Dược sĩ lâm sàng - Đại học Dược Hà Nội
Ngày đăng
Cập nhật lần cuối:
Lượt xem: 2689 lần
- Chi tiết sản phẩm
- Hỏi & Đáp 0
- Đánh giá 0
Thuốc Vipxacil siro được khá nhiều người dùng lựa chọn để điều trị các chứng dị ứng như viêm mũi dị ứng, viêm da dị ứng hoặc viêm da tiếp xúc, viêm đa dây thần kinh,... Vậy sản phẩm này có tốt không? và sử dụng thuốc Vipxacil siro thế nào mang lại hiệu quả tối ưu nhất? Mời quý bạn đọc tìm hiểu trong bài viết sau đây.
1 Thành phần
Thành phần: Mỗi 5ml thuốc Vipxacil siro có chứa các thành phần gồm:
- Dexclorpheniramin maleat hàm lượng 2mg;
- Betamethason hàm lượng 0,25mg;
- Các tá dược khác (Natri citrat, Glycerin, Gôm arabic, Acid citric, natri saccarin, Nipagin, Nipasol, Ethanol 96 độ, Hương dâu, Đường trắng, Nước tinh khiết) vừa đủ 1 viên.
Dạng bào chế: Siro.
2 Tác dụng - Chỉ định của thuốc Vipxacil siro
2.1 Thuốc Vipxacil siro có tác dụng gì?
2.1.1 Dexclorpheniramin maleat
Dexclorpheniramin maleat là một alkylamine và chất đối kháng histamin thế hệ thứ nhất có hoạt tính chống dị ứng. Thành phần này ngăn chặn hoạt động của histamine trên cơ trơn phế quản, mao mạch và cơ trơn Đường tiêu hóa bằng cách ngăn chặn cạnh tranh thụ thể H1 [1].
2.1.2 Betamethason
Betamethasone là một corticosteroid toàn thân được sử dụng để giảm viêm trong nhiều tình trạng khác nhau. Thành phần này ức chế quá trình chết theo chu trình và sự phân nhánh của bạch cầu trung tính, đồng thời ức chế NF-Kappa B và các yếu tố phiên mã gây viêm khác [2].
2.2 Chỉ định của thuốc Vipxacil siro
Sản phẩm Vipxacil siro được sử dụng để các chứng dị ứng bao gồm:
- Viêm mũi dị ứng.
- Viêm phế quản dị ứng.
- Viêm da dị ứng.
- Viêm đa dây thần kinh.
- Nổi mề đay, viêm da tiếp xúc.
==>> Quý bạn đọc có thể tham khảo thêm: [CHÍNH HÃNG] Thuốc Betaphenin (lọ) điều trị viêm mũi dị ứng, mày đay
3 Liều dùng - Cách dùng của thuốc Vipxacil siro
3.1 Liều dùng của thuốc Vipxacil siro
Liều dùng thuốc Vipxacil được khuyến cáo như sau:
- Với người lớn và trẻ từ 12 tuổi trở lên: Mỗi ngày nên dùng thuốc từ 3-4 lần, mỗi lần uống 5ml.
- Với trẻ nhỏ từ 6 tuổi đến 12 tuổi: Mỗi ngày dùng thuốc từ 3-4 lần, mỗi lần uống 2,5ml.
- Với trẻ nhỏ từ 2 tuổi đến 6 tuổi: Mỗi ngày dùng thuốc 2 lần, mỗi lần dùng 2,5ml.
Lưu ý: Liều dùng thuốc Vipxacil cho trẻ nhỏ cần được cân nhắc dựa trên đáp ứng của người bệnh và tính nghiêm trọng của bệnh.
3.2 Hướng dẫn sử dụng thuốc Vipxacil siro
Bạn có thể sử dụng thuốc Vipxacil siro trực tiếp hoặc uống cùng với sữa hay thức ăn để dễ uống hơn.
Trong khi sử dụng thuốc Vipxacil siro để điều trị cần thực hiện giảm liều từ từ và ngừng dùng thuốc càng sớm càng tốt.
Quá trình điều trị bằng thuốc Vipxacil siro cần được theo dõi thường xuyên để thực hiện tăng/giảm liều tùy theo tình trạng bệnh.
4 Chống chỉ định
Chống chỉ định thuốc Vipxacil siro trong các trường hợp sau:
- Người bị bệnh tiểu đường.
- Người mắc các chứng bệnh về tâm thần.
- Người bị loét dạ dày - tá tràng.
- Người bị nhiễm virus, nhiễm khuẩn, nhiễm nấm hệ thống hay nhiễm nấm toàn thân.
- Trẻ sơ sinh hoặc trẻ sinh non.
- Người đang sử dụng thuốc ức chế MAO.
- Người bị mẫn cảm với betamethason, corticosteroid hay các tá dược có trong sản phẩm.
==>> Bạn đọc có thể tham khảo thêm : Thuốc Inflagic 5ml - Chống viêm và giảm dị ứng mạnh
5 Tác dụng phụ
Khi bạn sử dụng thuốc Vipxacil siro mà có các dấu hiệu dưới đây, bạn cần báo ngay cho bác sĩ để được xử trí:
- Rối loạn nước và chất điện giải: mất Kali, giữ natri, giữ nước, cao huyết áp, suy tim sung huyết.
- Hệ cơ xương: nhược cơ, giảm khối cơ, gãy nún cột sống, loãng xương, hoại tử vô khuẩn đầu xương, đứt dây chằng.
- Hệ tiêu hóa: chướng bụng, viêm loét thực quản - dạ dày, viêm tụy.
- Da: da mỏng, teo da, chậm quá trình lành vết thương, bầm máu, xuất huyết, nổi ban đỏ, mề đay, viêm da dị ứng, phù mạch.
- Thần kinh: chóng mặt, nhức đầu, tăng áp lực nội sọ, co giật.
- Nội tiết: Cushing, kinh nguyệt bất thường, làm chậm quá trình phát triển của trẻ, tăng nhu cầu Insulin ở bệnh nhân tiểu đường.
- Mắt: glaucom, lồi mắt, đục thủy tinh thể, tăng áp lực nội nhãn.
- Tâm thần: kích thích, mất ngủ, thay đổi nhân cách, trầm cảm, sảng khoái.
6 Tương tác thuốc
Các tương tác thuốc có thể xảy ra nếu bạn dùng chung thuốc Vipxacil và các thuốc khác bao gồm:
- Phenobarbital, rifampin, Phenytoin, Ephedrine.
- Thuốc chứa estrogen.
- Thuốc lợi tiểu hoặc các glycosid tim.
- Thuốc chống đông máu như coumarin.
- Acid acetylsalicylic hoặc Glucocorticoid.
- Thuốc ức chế IMAO.
- Các thuốc chống trầm cảm loại barbiturat, tricyclic.
- Thuốc ức chế hệ thần kinh trung ương.
- Rượu.
7 Lưu ý khi sử dụng và bảo quản
7.1 Lưu ý và thận trọng
Không sử dụng sản phẩm thuốc Vipxacil siro nếu đã quá hạn sử dụng in trên bao bì.
Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc Vipxacil siro trước khi dùng.
Quá trình dùng thuốc Vipxacil lâu năm hoặc sau khi ngưng điều trị 12 tháng, nếu bạn có dấu hiệu bị nhiễm trùng hoặc cần thực hiện phẫu thuật cần báo với bác sĩ ngay.
Thận trọng khi dùng thuốc Vipxacil siro cho người ốm yếu, suy giáp trạng, người cao tuổi, hen, nhồi máu cơ tim, xơ gan, nhược cơ, hen, tâm thần, loãng xương,...
Tránh dùng thuốc Vipxacil trong thời gian dài ở trẻ em bởi có thể gây chậm phát triển xương.
Nếu bạn đang điều trị dài ngày bằng thuốc Vipxacil siro thì tránh ngưng dùng thuốc đột ngột mà cần giảm liều từ từ.
Sử dụng thuốc Vipxacil siro có thể gây buồn ngủ hoặc yếu mệt, vậy nên cần thận trọng khi bệnh nhân làm những công việc cần sự tỉnh táo và tập trung.
7.2 Thuốc Vipxacil siro có dùng được cho phụ nữ mang thai và cho con bú không?
Thành phần có trong thuốc Vipxacil siro được biết là có khả năng ảnh hưởng đến thai nhi và sự phát triển xương ở trẻ nhỏ. Do đó không dùng thuốc cho phụ nữ mang thai và cho con bú.
7.3 Xử trí khi quá liều
Khi người bệnh bị quá liều thuốc Vipxacil siro cần thực hiện điều trị triệu chứng hoặc điều trị hỗ trợ. Cần lập tức gây nôn hoặc rửa dạ dày cho người bệnh tùy theo tình trạng của bệnh nhân vào thời điểm đó.
7.4 Bảo quản
Bảo quản thuốc Vipxacil siro ở nơi khô mát, thông thoáng.
Để sản phẩm xa nơi bị ánh mặt trời chiếu vào.
Không để thuốc Vipxacil siro gần tầm với của trẻ em.
8 Nhà sản xuất
Số đăng ký: VD-20743-14.
Nhà sản xuất: Công ty Cổ phần Dược phẩm Hà Tây.
Đóng gói: Hộp 1 lọ 60ml.
9 Thuốc Vipxacil siro giá bao nhiêu?
Sản phẩm này hiện nay đang được bán ở nhà thuốc online Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy, giá thuốc Vipxacil siro có thể đã được cập nhật ở đầu trang. Hoặc để biết chi tiết về giá sản phẩm cùng các chương trình ưu đãi, bạn có thể liên hệ với nhân viên nhà thuốc qua số hotline 1900 888 633 để được tư vấn thêm.
10 Thuốc Vipxacil siro mua ở đâu chính hãng?
Thuốc Vipxacil siro mua ở đâu chính hãng, uy tín nhất? Bạn có thể mang đơn mà bác sĩ có kê thuốc Vipxacil siro để mua thuốc trực tiếp tại nhà thuốc Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy tại địa chỉ: Ngõ 116, Nhân Hòa, Thanh Xuân. Hoặc liên hệ qua số hotline/ nhắn tin trên website để được tư vấn sử dụng thuốc đúng cách.
11 Ưu điểm
- Thuốc Vipxacil có dạng siro vị ngọt giúp người dùng dễ uống hơn, nhất là đối với trẻ nhỏ.
- Có thể uống thuốc Vipxacil siro cùng với sữa hoặc thức ăn mà không cần lo lắng.
- Thuốc Vipxacil có giá thành khá rẻ, với người trưởng thành trung bình mất khoảng hơn 10.000 VNĐ để sử dụng thuốc.
- Đây là một sản phẩm của Công ty Cổ phần Dược phẩm Hà Tây, nơi có gần 60 năm kinh nghiệm trong sản xuất và phân phối các sản phẩm dược tại Việt Nam.
12 Nhược điểm
Thuốc Vipxacil không dùng được cho trẻ nhỏ dưới 2 tuổi.
Tổng 9 hình ảnh
Tài liệu tham khảo
- ^ Tác giả: National Center for Biotechnology Information (2022). PubChem Compound Summary for CID 5281070, Dexchlorpheniramine maleate, PubChem. Truy cập ngày 30 tháng 11 năm 2022.
- ^ Tác giả:Chuyên gia của Drugbank (Cập nhật ngày 29 tháng 11 năm 2022). Betamethasone, Drugbank. Truy cập ngày 30 tháng 11 năm 2022.