1 / 3
vimethy 1 F2831

Vimethy 16mg

Thuốc kê đơn

Đã bán: 321 Còn hàng

Chat với dược sĩ
Tư vấn thuốc và đặt hàng

Thương hiệuCông ty Cổ phần BV PHARMA, CÔNG TY TNHH BRV HEALTHCARE
Công ty đăng kýCÔNG TY TNHH BRV HEALTHCARE
Số đăng kýVD-31453-19
Dạng bào chếViên nén
Quy cách đóng góiHộp 5 Vỉ x 10 Viên
Hạn sử dụng48 tháng
Hoạt chấtMethylprednisolone
Xuất xứViệt Nam
Mã sản phẩmme535
Chuyên mục Thuốc Kháng Viêm

Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi tại đây

Dược sĩ Hương Ly Biên soạn: Dược sĩ Hương Ly

Ngày đăng

Cập nhật lần cuối:

Lượt xem: 1097 lần

1 Thành phần

Thành phần: trong mỗi viên Vimethy có chứa:

Methylprednisolone……16mg

Các tá dược vừa đủ 1 viên.

Dạng bào chế: Viên nén

2 Tác dụng - Chỉ định của thuốc Vimethy 16mg

Thuốc được chỉ định trong các trường hợp cần dùng liệu pháp corticoid, đó là:

Điều trị viêm khớp và các bệnh lý liên quan đến thấp khớp.

Hỗ trợ điều trị bệnh lupus ban đỏ và các bệnh về Collagen. [1]

Giảm triệu chứng dị ứng nặng như viêm mũi dị ứng, hen phế quản.

Điều trị viêm mắt và các bệnh về mắt khác.

Điều trị các bệnh về đường hô hấp như sarcoid phổi.

Hỗ trợ điều trị một số bệnh huyết học và bệnh lý u tân sinh.

Giảm viêm trong viêm loét đại tràng và bệnh Crohn.

Hỗ trợ trong cấy ghép tạng.

=>> Xem thêm thuốc có cùng hoạt chất: Thuốc Amedred 16mg điều trị bệnh dị ứng, viêm da, rối loạn huyết học, viêm khớp

3 Liều dùng - Cách dùng thuốc Vimethy 16mg

Người lớn: Liều khởi đầu từ 4 - 48 mg/ngày tùy thuộc vào loại bệnh, chia làm nhiều lần hoặc uống một lần duy nhất vào buổi sáng.

Dị ứng: 8-16 mg/ngày, điều trị trong 24-48 giờ.

Viêm khớp dạng thấp: Ban đầu 8-16 mg/ngày, duy trì 2-16 mg/ngày.

Viêm mũi dị ứng: Ban đầu 8-12 mg/ngày, duy trì 2-6 mg/ngày.

Lupus ban đỏ: Ban đầu 20-100 mg/ngày, duy trì 3-30 mg/ngày.

Trẻ em: Liều uống 0,12 mg/kg hoặc 3,3 mg/m² diện tích da, chia liều hoặc uống một lần.

Điều trị ung thư: Bạch cầu cấp: Liều ban đầu 1-2 mg/kg/ngày, điều chỉnh dựa vào đáp ứng bệnh nhân.

Điều trị ngắn hạn: Các trường hợp cấp tính, không dùng quá 3 tuần nếu không có hướng dẫn đặc biệt từ bác sĩ.

Cách dùng: Uống thuốc theo liều chỉ định, không tự ý thay đổi liều lượng. Uống vào buổi sáng để giảm thiểu tác dụng phụ, nếu có thể. Sử dụng theo đúng hướng dẫn của bác sĩ và theo dõi các tác dụng không mong muốn.

Thuốc Vimethy 16mg
Thuốc Vimethy 16mg

4 Chống chỉ định

Không dùng Vimethy 16mg cho người quá mẫn cảm với methylprednisolon hoặc bất kỳ thành phần nào trong thuốc.

Bệnh nhân bị nhiễm nấm toàn thân.

Bệnh nhân nhiễm khuẩn toàn thân, trừ khi đã áp dụng liệu pháp chống nhiễm khuẩn.

==>> Bạn đọc có thể tham khảo thêm thuốc: Thuốc Medgolds - Thuốc chống viêm, ức chế miễn dịch

5 Tác dụng không mong muốn của Vimethy 16mg

Thường gặp (>1/100 - <1/10):

Nhiễm khuẩn: Dễ bị nhiễm khuẩn hơn, các triệu chứng không rõ ràng.

Nội tiết: Hội chứng Cushing.

Chuyển hóa: Giữ muối, giữ nước.

Tâm lý: Trầm cảm, sảng khoái.

Mắt: Đục thủy tinh thể.

Mạch máu: Tăng huyết áp.

Tiêu hóa: Loét dạ dày, có thể thủng hoặc xuất huyết.

Da: Teo da, nổi mụn.

Cơ xương: Yếu cơ, chậm tăng trưởng.

Tổng quát: Chậm lành vết thương.

Đang nghiên cứu: Tăng Kali huyết.

Tần suất chưa rõ:

Nhiễm khuẩn cơ hội: Tái phát lao, viêm phúc mạc.

Máu và hệ bạch huyết: Tăng bạch cầu.

Hệ miễn dịch: Quá mẫn, phản ứng phản vệ.

Nội tiết: Giảm năng tuyến yên.

U tân sinh: Bệnh Kaposi sarcoma.

Chuyển hóa: Nhiễm toan chuyển hóa, nhiễm kiềm hạ kali huyết, rối loạn lipid máu, giảm dung nạp glucose, tăng nhu cầu Insulin hoặc thuốc chống đái tháo đường, tăng khẩu vị.

Tâm lý: Hưng cảm, hoang tưởng, ảo giác, rối loạn nhân cách, lo lắng, mất ngủ, kích động.

Hệ thần kinh: tăng áp lực nội sọ, co giật, mất trí nhớ, đau đầu.

Mắt: tăng nhãn áp, mắt lồi, mỏng giác mạc.

Tai và mê đạo: Chóng mặt.

Tim: Suy tim, thủng cơ tim.

Mạch máu: Tụt huyết áp, nghẽn động mạch.

Hô hấp: Nghẽn mạch phổi, nấc.

Tiêu hóa: Thủng ruột, xuất huyết dạ dày, viêm tụy.

Gan: Tăng enzym gan.

Da: Phù mạch, rậm lông, bầm máu, ban đỏ.

Cơ xương: Đau cơ, bệnh lý cơ, loãng xương, hoại tử xương.

Sinh sản: Kinh nguyệt không đều.

Tổng quát: Phù ngoại biên, mệt mỏi, khó chịu. Hội chứng ngưng thuốc đột ngột: Suy thượng thận, tụt huyết áp, tử vong.

Đang nghiên cứu: Tăng áp lực nội nhãn, giảm dung nạp carbohydrate, tăng calci niệu.

Thông báo cho bác sĩ nếu bạn gặp bất kỳ tác dụng phụ nào khi sử dụng Vimethy 16mg.

6 Tương tác

Methylprednisolon là cơ chất của enzyme cytochrome P450 (CYP) và được chuyển hóa chủ yếu bởi CYP3A4. Nhiều hợp chất khác có thể tác động đến quá trình chuyển hóa glucocorticoid này:

Chất cảm ứng CYP3A4: Kháng sinh và thuốc kháng lao (Rifampin, Rifabutin), Thuốc chống co giật (Phenobarbital, Phenytoin, Primidon)

Chất ức chế CYP3A4: Macrolid kháng khuẩn (Troleandomycin), Nước ép Bưởi, chất đối kháng calci (Mibefradil), Histamin H2 (Cimetidin), Thuốc kháng khuẩn (Isoniazid)

Chất ức chế CYP3A4 và cơ chất: Thuốc chống nôn (Aprepitant, Fosaprepitant), thuốc chống nấm (Itraconazol, Ketoconazol), Thuốc chẹn kênh calci (Diltiazem), Thuốc ngừa thai (Ethinylestradiol / norethindron), Thuốc ức chế miễn dịch (Cyclosporin), thuốc kháng sinh (Clarithromycin, Erythromycin), thuốc kháng virus, Các thuốc ức chế HIVProtease (Indinavir, Ritonavir).

Cơ chất của CYP3A4: Thuốc ức chế miễn dịch (Cyclophosphamid, Tacrolimus)

Tương tác không qua trung gian CYP3A4: 

NSAID, Aspirin liều cao: Tăng nguy cơ xuất huyết tiêu hóa và loét dạ dày khi dùng cùng methylprednisolon.

Kháng cholinergic: Tăng nguy cơ bệnh cơ cấp tính khi dùng liều cao corticosteroid.

Thuốc chống đái tháo đường: Corticoid tăng Glucose máu, cần điều chỉnh liều thuốc chống đái tháo đường.

Thuốc chống đông máu (đường uống): Hiệu quả thuốc chống đông coumarin thay đổi khi dùng cùng corticosteroid. Cần kiểm tra chỉ số đông máu để duy trì hiệu quả mong muốn.

Thuốc làm giảm kali: Khi dùng đồng thời với corticosteroid (thuốc lợi tiểu thiazid hoặc thuốc lợi tiểu quai) cần theo dõi chặt chẽ hạ kali huyết. Nguy cơ hạ kali tăng khi dùng cùng amphotericin B, xanthen hoặc thuốc chủ vận beta 2.

Chất ức chế aromatase aminoglutethimide: Gây ức chế tuyến thượng thận, làm trầm trọng thêm thay đổi nội tiết do điều trị glucocorticoid kéo dài.

7 Lưu ý khi sử dụng và bảo quản thuốc

7.1 Lưu ý và thận trọng 

Một số lưu ý và thận trọng khi sử dụng thuốc Vimethy 16mg như:

Nhiễm khuẩn: Corticosteroid làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn, che giấu dấu hiệu bệnh, dễ dẫn đến nhiễm trùng mới.

Lao: Chỉ dùng cho lao bộc phát/lan rộng cùng phác đồ kháng lao, cần theo dõi chặt chẽ.

Kaposi’s sarcoma: Đã báo cáo, ngưng dùng có thể khỏi bệnh.

Sốc nhiễm khuẩn: Không khuyến khích dùng thường xuyên, có lợi trong sốc nhiễm khuẩn với suy thượng thận.

Phản ứng da và phản vệ: Cảnh giác với phản ứng da/phản vệ.

Tác dụng nội tiết: Tăng liều khi căng thẳng, giảm liều từ từ sau điều trị kéo dài.

Hội chứng ngưng thuốc: Triệu chứng ngưng thuốc như chán ăn, buồn nôn, đau đầu.

Cushing: Glucocorticoid có thể làm nặng hội chứng Cushing.

Chuyển hóa và dinh dưỡng: Corticoid tăng đường huyết, nặng bệnh đái tháo đường.

Tâm thần: Cảnh giác với tác dụng phụ tâm thần như trầm cảm, ảo giác.

Thần kinh: Thận trọng với bệnh nhân rối loạn động kinh, nhược cơ nặng.

Mắt: Gây đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp, nhiễm nấm và virus thứ phát, bong tróc võng mạc.

Tim mạch: Tăng nguy cơ tim mạch, thận trọng với bệnh nhân suy tim sung huyết, nhồi máu cơ tim, dùng Digoxin.

Mạch máu: Thận trọng với bệnh nhân tăng huyết áp, dễ viêm tĩnh mạch huyết khối.

Tiêu hóa: Liều cao gây viêm tụy cấp, che giấu dấu hiệu viêm phúc mạc.

Gan – mật: Thận trọng với bệnh nhân suy gan hoặc xơ gan, cần theo dõi.

Cơ – xương: Gây bệnh lý cơ cấp, thận trọng với bệnh nhân loãng xương.

Thận và tiết niệu: Thận trọng với bệnh nhân suy thận, cần theo dõi.

Thương tích, ngộ độc: Corticosteroid không chỉ định cho chấn thương sọ não.

Các đối tượng đặc biệt:

Trẻ em: Chậm phát triển, tăng áp lực nội sọ.

Người cao tuổi: Tác dụng phụ nghiêm trọng hơn, cần theo dõi chặt chẽ.

Lactose: Không dùng cho người không dung nạp galactose, thiếu lactase, kém hấp thu glucose-galactose.

7.2 Lưu ý sử dụng trên phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú

Ở phụ nữ mang thai: Corticosteroid qua nhau thai, nguy cơ sinh nhẹ cân phụ thuộc vào liều. Do đó cần dùng liều thấp hơn để giảm nguy cơ. Tuy không có bằng chứng làm tăng dị tật bẩm sinh ở người, nhưng dùng dài hạn có thể làm chậm phát triển bào thai.

Trẻ sinh ra từ mẹ dùng nhiều corticosteroid cần theo dõi suy thượng thận và chỉ dùng Vimethy khi lợi ích vượt trội nguy cơ. Đã có báo cáo đục thủy tinh thể ở trẻ từ mẹ dùng corticosteroid dài hạn trong thai kỳ.

Bà mẹ cho con bú: Corticosteroid bài tiết qua sữa mẹ, nhưng liều đến 40 mg/ngày không gây ảnh hưởng toàn thân cho trẻ. Trẻ của mẹ dùng liều cao hơn có thể bị ức chế thượng thận. Chỉ nên dùng thuốc khi lợi ích vượt trội hơn nguy cơ.

7.3 Ảnh hưởng với quá trình vận hành máy móc, lái xe

Không có nghiên cứu cụ thể nào về ảnh hưởng của thuốc lên khả năng lái xe và vận hành máy móc. Tránh lái xe hoặc vận hành máy móc nếu bạn cảm thấy chóng mặt hoặc buồn ngủ.

7.4 Xử trí khi quá liều

Không ngưng Vimethy 16mg đột ngột, phải giảm liều từ từ. Hỗ trợ bệnh nhân nếu có chấn thương trong 2 năm sau quá liều.

Không có hội chứng lâm sàng về quá liều Vimethy 16mg. Ngộ độc cấp và tử vong rất hiếm gặp. Xử trí bằng cách điều trị hỗ trợ vì không có thuốc giải độc đặc hiệu trong trường hợp này. Có thể dùng thẩm tách để loại bỏ methylprednisolon.

7.5 Bảo quản 

Bảo quản thuốc Vimethy ở nhiệt độ không quá 30˚C, tránh ánh sáng.

8 Sản phẩm thay thế 

Trong trường hợp thuốc Vimethy 16mg hết hàng, người bệnh có thể tham khảo một số thuốc có cùng hoạt chất như:

Thuốc Domenol của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu y tế Domesco, được chỉ định trong các trường hợp như: viêm khớp dạng thấp, lupus ban đỏ, viêm mạch, hen phế quản, tan huyết tự miễn, viêm loét đại tràng,...

Thuốc Agimetpred 16 của Công ty cổ phần dược phẩm Agimexpharm, được sử dụng trong: các bệnh liên quan đến viêm, dị ứng nặng, miễn dịch, suy thượng thận, ung thư,...

9 Cơ chế tác dụng

9.1 Dược lực học

Methylprednisolon là glucocorticoid tổng hợp, một dẫn chất của prednisolon. Nó có tác dụng chống viêm mạnh, ức chế hệ miễn dịch. Cơ chế hoạt động của thuốc là gắn kết và kích hoạt thụ thể glucocorticoid nội bào, thay đổi biểu hiện gen.

Do đó, Methylprednisolon làm ảnh hưởng đến thận, cân bằng chất điện giải, lipid, protein, chuyển hóa carbohydrate, cơ xương, tim mạch, miễn dịch, thần kinh và nội tiết. Giúp duy trì chức năng trong quá trình stress. [2]

9.2 Dược động học

Hấp thu: Thuốc hấp thu nhanh qua Đường tiêu hóa, Sinh khả dụng 82-89%, Tmax 2,5 giờ.

Phân bố: Rộng rãi trong các mô, Thể tích phân bố trung bình 1,38 L/kg, 77% liên kết protein huyết tương.

Chuyển hóa: Chủ yếu ở gan bởi isoenzym CYP3A4.

Thải trừ: Thời gian bán hủy 1,8 - 5,2 giờ, 25 - 31% thải qua nước tiểu và 44 - 52% qua phân.

10 Thuốc Vimethy 16mg giá bao nhiêu?

Thuốc Vimethy 16mg hiện nay đang được bán ở nhà thuốc online Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy, giá sản phẩm có thể đã được cập nhật ở đầu trang. Hoặc để biết chi tiết về giá sản phẩm cùng các chương trình ưu đãi, bạn có thể liên hệ với dược sĩ đại học của nhà thuốc qua số hotline hoặc nhắn tin trên zalo, facebook.

11 Thuốc Vimethy 16mg mua ở đâu?

Thuốc Vimethy 16mg mua ở đâu chính hãng, uy tín nhất? Bạn có thể mang đơn mà bác sĩ có kê thuốc Vimethy 16mg để mua thuốc trực tiếp tại nhà thuốc Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy tại địa chỉ: 85 Vũ Trọng Phụng, Thanh Xuân. Hoặc liên hệ qua số hotline/ nhắn tin trên website để được tư vấn sử dụng thuốc đúng cách. 

12 Ưu điểm

  • Thuốc giúp giảm viêm và đau nhanh chóng, hiệu quả trong các bệnh lý xương khớp và viêm da.
  • Hữu ích trong điều trị các bệnh tự miễn như lupus ban đỏ và viêm khớp dạng thấp.
  • Viên nén dễ dàng sử dụng và liều dùng linh hoạt.
  • Thuốc ít gây giữ nước và muối hơn các corticoid khác.

13 Nhược điểm

  • Sử dụng dài hạn hoặc liều cao có thể gây suy thượng thận, tăng đường huyết, loãng xương, yếu cơ và tăng cân.
  • Cần thận trọng khi điều chỉnh liều, đặc biệt khi giảm liều để tránh tác dụng phụ hoặc suy thượng thận.

Tổng 3 hình ảnh

vimethy 1 F2831
vimethy 1 F2831
vimethy 2 G2424
vimethy 2 G2424
vimethy 3 P6731
vimethy 3 P6731

Tài liệu tham khảo

  1. ^ Tác giả Antonio Torrelo (Đăng vào tháng 06 năm 2017). Methylprednisolone aceponate for atopic dermatitis - PubMed. Truy cập ngày 15 tháng 10 năm 2024
  2. ^ Tác giả A Coulson (Ngày đăng 11 tháng 08 năm 1984). Methylprednisolone, Pubmed. Truy cập ngày 15 tháng 10 năm 2024
* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
  • 0 Thích

    Thuốc này có thể dùng cho trẻ 4 tuổi không?

    Bởi: Phong vào


    Thích (0) Trả lời 1
    • Vimethy 16mg không nên dùng cho trẻ em trừ khi có sự chỉ định và giám sát của bác sĩ ạ

      Quản trị viên: Dược sĩ Hương Ly vào


      Thích (0) Trả lời
(Quy định duyệt bình luận)
Vimethy 16mg 4/ 5 1
5
0%
4
100%
3
0%
2
0%
1
0%
Chia sẻ nhận xét
Đánh giá và nhận xét
  • Vimethy 16mg
    M
    Điểm đánh giá: 4/5

    Thuốc tốt, giao hàng nhanh

    Trả lời Cảm ơn (0)

SO SÁNH VỚI SẢN PHẨM TƯƠNG TỰ

vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
1900 888 633