Vifamox F1000
Thuốc kê đơn
Thuốc kê đơn quý khách vui lòng điền thông tin/ chat vào phần liên hệ này để dược sĩ tư vấn và đặt hàng
Thương hiệu | Dopharma, Công ty cổ phần dược phẩm Trung ương 2 |
Công ty đăng ký | Công ty cổ phần dược phẩm Trung ương 2 |
Số đăng ký | VD-19036-13 |
Dạng bào chế | Viên nén bao phim |
Quy cách đóng gói | Hộp 10 vỉ x 10 viên |
Hạn sử dụng | 36 tháng |
Hoạt chất | Amoxicillin |
Tá dược | Talc, Magnesi stearat, Hydroxypropyl Methylcellulose, Polyvinyl Alcohol (PVA), Macrogol (PEG), Microcrystalline cellulose (MCC), titanium dioxid |
Xuất xứ | Việt Nam |
Mã sản phẩm | ne1221 |
Chuyên mục | Thuốc Kháng Sinh |
Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi tại đây
- Chi tiết sản phẩm
- Hỏi & Đáp 0
- Đánh giá 0
1 Thành phần
Thành phần trong viên thuốc Vifamox F1000 gồm có:
- Amoxicilin trihydrat tương ứng 1g Amoxicillin khan.
- Tá dược vừa đủ.
Dạng bào chế: Viên nén bao phim.
2 Tác dụng - Chỉ định của thuốc Vifamox F1000
Chỉ định của thuốc Vifamox F1000 là chữa trị những nhiễm khuẩn do các chủng vi khuẩn nhạy cảm, trong đó có:
- Nhiễm trùng tại đường mật, hô hấp trên, da và cơ do tụ cầu, liên cầu khuẩn hay E.coli.
- Nhiễm trùng ở đường niệu không có biến chứng.
- Bệnh lậu và nhiễm trùng tại đường hô hấp dưới do phế cầu, liên cầu, tụ cầu không sinh penicillinase hay H.influenzae.

==>> Đọc thêm: Thuốc Tabmoxi 500mg - Chỉ định trong nhiễm khuẩn do vi khuẩn nhạy cảm.
3 Liều dùng - Cách dùng thuốc Vifamox F1000
3.1 Liều dùng
Liều thông thường: Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 1 viên. Liều lớn hơn, dùng ở đợt ngắn hay dùng duy nhất 1 liều, sử dụng ở một số bệnh lý:
Liều 3 viên (tương đương 3g Amoxicillin) được uống nhắc lại thêm lần nữa sau 8 tiếng để chữa áp xe quanh răng. Hoặc sử dụng nhắc lại sau 10-12 tiếng để chữa nhiễm trùng tiết niệu chưa có biến chứng.
Để phòng ngừa chứng viêm màng trong tim trên các trường hợp dễ mắc, cho uống 1 liều 3 viên duy nhất, uống trước khi làm thủ thuật (ví dụ như nhổ răng) khoảng 1 tiếng.
Phác đồ với 3 viên/lần, ngày 2 lần dành cho bệnh nhân có nhiễm trùng hô hấp mức nặng hoặc tái phát.
Nếu như cần, có thể dùng phác đồ 2 lần/ngày, mỗi lần 1 viên và sử dụng trong vòng 2 ngày để chữa viêm tai giữa cho các bé từ 3-10 tuổi.
Khi suy thận, nếu như Cl creatinin dưới 10ml/phút thì chỉ uống 500mg/24 tiếng. Còn nếu Cl creatinin trên 10ml/phút thì dùng 500mg/12 tiếng.
3.2 Cách dùng
Có thể uống Vifamox F1000 sau hay trước bữa ăn.
4 Chống chỉ định
Người quá mẫn thành phần Vifamox F1000 hay những penicillin khác.
Thận trọng về nguy cơ dị ứng chéo những beta-lactam khác.
5 Tác dụng phụ
Thường gây ra ngoại ban, phản ứng này xảy ra chậm (khoảng sau 1 tuần dùng thuốc).
Ít gây tiêu chảy, hội chứng SJS, buồn ói, mày đay, ban đỏ,...
Hiếm gây ra kích động, thiếu máu, lú lẫn,SGOT bị tăng nhẹ,...
6 Tương tác
Vì thức ăn không ảnh hưởng tới sự hấp thu Amoxicillin nên có thể uống viên Vifamox F1000 trước hay sau ăn.[1]
Hấp thu Amoxicillin gia tăng nếu uống cùng với Nifedipin.
Khi uống Amoxicillin cùng Allopurinol có thể tăng tỷ lệ dẫn tới phát ban của Amoxicillin.
Có thể sẽ xảy ra tình trạng đối kháng giữa Amoxicillin (hoạt chất diệt khuẩn) với Tetracyclin, Cloramphenicol (những hoạt chất kìm khuẩn).
7 Lưu ý khi sử dụng và bảo quản
7.1 Lưu ý và thận trọng
Trong suốt đợt uống Amoxicillin kéo dài, phải kiểm tra chức năng gan cũng như thận định kỳ.
Chú ý điều tra thật kỹ về tiền sử dị ứng của người bệnh đối với cephalosporin, các dị nguyên khác hay Penicillin bởi có nguy cơ xuất hiện biểu hiện quá mẫn nguy hiểm.
Khi có triệu chứng dị ứng gồm hội chứng SJS, ban đỏ, sốc phản vệ và phù Quincke, cần ngưng Amoxicillin và phải cấp cứu ngay bằng tiêm corticoid qua tĩnh mạch, adrenalin, thông khí cũng như thở oxy. Đặc biệt, những đối tượng này không thể dùng lại Cephalosporin hay Penicillin nữa.
7.2 Lưu ý sử dụng trên phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú
Mẹ bầu chỉ nên uống Vifamox F1000 khi thực sự cần.
Đối với phụ nữ có con bú, nên thận trọng về việc uống Amoxicillin.
7.3 Lưu ý với người lái xe và vận hành máy móc
Không nên uống Vifamox F1000 khi đang phải lái xe, máy móc do nguy cơ chóng mặt.
7.4 Xử trí khi quá liều
Vẫn chưa ghi nhận quá liều Vifamox F1000.
7.5 Bảo quản
Thuốc Vifamox F1000 phải tránh ánh sáng, vị trí bảo quản thoáng ráo và < 30 độ C.
==>> Tham khảo thêm: Thuốc Élomentin 1000 - Kháng sinh điều trị nhiễm khuẩn đường hô hấp
8 Sản phẩm thay thế
Nếu thuốc Vifamox F1000 hết hàng, quý khách hàng vui lòng tham khảo các sản phẩm thay thế sau:
Amoxicilin 875mg Hataphar do Dược phẩm Hà Tây sản xuất, ở viên nén có 875mg Amoxicillin giúp chưa nhiễm khuẩn tại đường mật, đường hô hấp, da,...
Fabamox 1g của Dược phẩm Trung ương 1 với hoạt chất Amoxicillin 1000mg. Thuốc này thường được dùng để chữa nhiễm khuẩn da hay các nhiễm khuẩn khác do vi khuẩn nhạy cảm gây nên.
9 Cơ chế tác dụng
9.1 Dược lực học
Hoạt phổ của Amoxicillin rộng hơn các Benzylpenicillin, thuốc bền vững tại môi trường acid, đặc biệt có khả năng chống lại những trực khuẩn Gram âm. Amoxicillin cũng diệt khuẩn như penicillin khác, cơ chế thực sự là ức chế quá trình thành tế bào các vi khuẩn gây bệnh thực hiện sinh tổng hợp mucopeptid.
In vitro, hoạt tính Amoxicillin được ghi nhận ở phần lớn vi khuẩn Gram dương và âm như tụ cầu không sinh penicillinase, E.coli, liên cầu, H.influenzae. Amoxicillin cũng giống Ampicilin khi không gây được tác dụng với vi khuẩn có sinh penicillinase.
Trên Salmonella spp. và Enterococcus faecalis, Amoxicillin có hiệu lực mạnh hơn Ampicilin, nhưng hiệu lực lại yếu hơn ở Shigella spp. Việc dùng Amoxicillin đồng thời Acid Clavulanic hay Sulbactam sẽ giúp hoạt phổ của Amoxicillin rộng hơn.
9.2 Dược động học
Hấp thu của Amoxicillin không bị thức ăn ảnh hưởng, nhanh cũng như hoàn toàn tại tiêu hóa hơn Ampicilin, hơn nữa nó còn bền tại môi trường acid. Trong cùng 1 liều, Amoxicillin có Cmax gấp ít nhất 2 lần của Ampicilin.
Phân bố Amoxicillin nhanh đến hầu hết dịch và mô, không vào dịch não tủy hay mô não nhưng khi viêm màng não thì Amoxicillin có thể vào dễ dàng.
Sau 2 tiếng uống 500mg ghi nhận mức nồng độ của Amoxicillin ở máu vào khoảng 8-10mcg/ml, còn khi dùng 250mg thu được 4-5mcg/ml Amoxicillin ở máu. Nồng độ ở máu của thuốc tăng gấp đôi nếu liều dùng được tăng gấp ddoooi. Dù uống hoặc tiêm thì nồng độ Amoxicillin tại huyết tương vẫn giống nhau.
Amoxicillin có nửa đời đạt 61,3 phút, kéo dài ở người lớn tuổi hoặc bé sơ sinh. Nửa đời ở bệnh nhân có suy thận đạt 7-20 tiếng.
Trong 6-8 tiếng, có 60% liều thải ở dạng gốc vào nước tiểu. Probenecid có thể làm tăng thêm thời gian thải thuốc qua thận. Nồng độ cao Amoxicllin ghi nhận tại mật và một phần thuốc được thải vào phân.
10 Thuốc Vifamox F1000 giá bao nhiêu?
Thuốc kháng khuẩn Vifamox F1000 chính hãng hiện nay đang được bán ở nhà thuốc online Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy, giá sản phẩm có thể đã được cập nhật ở đầu trang. Hoặc để biết chi tiết về giá sản phẩm cùng các chương trình ưu đãi, bạn có thể liên hệ với nhân viên nhà thuốc qua số hotline để được tư vấn thêm.
11 Thuốc Vifamox F1000 mua ở đâu?
Bạn có thể mua thuốc Vifamox F1000 trực tiếp tại Nhà thuốc Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy tại địa chỉ: 85 Vũ Trọng Phụng, Thanh Xuân, Hà Nội. Hoặc liên hệ qua số hotline/nhắn tin trên website để đặt thuốc cũng như được tư vấn sử dụng thuốc đúng cách.
12 Ưu điểm
- Viên Vifamox F1000 có thể dùng sau hay trước ăn bởi thức ăn tại dạ dày không gây ảnh hưởng tới Amoxicillin.
- Nhiều bệnh nhiễm khuẩn có thể dùng Vifamox F1000 để chữa trị như nhiễm khuẩn da, hô hấp, bệnh lậu,...
13 Nhược điểm
- Amoxicillin có thể vào sữa mẹ với lượng nhỏ.
- Nguy cơ bị ngoại ban, ban đỏ, lo lắng,...khi uống Vifamox F1000.
14 Tài liệu tham khảo
Hướng dẫn sử dụng do Cục Quản lý Dược phê duyệt, tải về tại đây.
Tổng 7 hình ảnh






