Vibatazol
Thuốc kê đơn
Thương hiệu | Dược phẩm VCP, Công ty cổ phần dược phẩm VCP |
Công ty đăng ký | Công ty cổ phần dược phẩm VCP |
Số đăng ký | VD-19057-13 |
Dạng bào chế | Thuốc bột pha tiêm |
Quy cách đóng gói | Hộp 10 lọ |
Hạn sử dụng | 24 tháng |
Hoạt chất | cefoperazon, Sulbactam |
Xuất xứ | Việt Nam |
Mã sản phẩm | aa8780 |
Chuyên mục | Thuốc Kháng Viêm |
Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi
Phản hồi thông tin
- Chi tiết sản phẩm
- Hỏi & Đáp 0
- Đánh giá 0
Thuốc Vibatazol chứa Cefoperazon và Sulbactam được dùng điều trị nhiễm khuẩn trong các trường hợp khác nhau như hô hấp, sinh dục, tiết niệu… Trong bài viết này, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) xin gửi đến bạn đọc cách sử dụng và các lưu ý khi dùng thuốc Vibatazol .
1 Thành phần
Vibatazol là thuốc gì? Thành phần: Trong mỗi lọ thuốc bột pha tiêm Vibatazol có chứa:
- Cefoperazon (dưới dạng cefoperazon natri)…………500mg.
- Sulbactam (dưới dạng sulbactam natri)…….......……500mg.
Dạng bào chế: Thuốc bột pha tiêm.
2 Tác dụng - Chỉ định của thuốc Vibatazol
2.1 Tác dụng của thuốc Vibatazol
Trong Vibatazol bao gồm 2 thành phần hoạt chất là Cefoperazon và Sulbactam, do đó, tác dụng của thuốc cũng là tác dụng của từng hoạt chất và sự kết hợp của 2 thành phần trên.
Cefoperazone là một beta-lactam diệt khuẩn, và nồng độ ức chế tối thiểu của nó chỉ bị ảnh hưởng bởi nồng độ cấy cao của các chủng sinh beta-lactamase. Khả năng thấm qua màng tế bào vi khuẩn của nó tương tự như khả năng của cefotaxime. Các nghiên cứu về tác dụng hiệp đồng với cefoperazone cộng với các chất ức chế beta-lactamase hoặc aminoglycoside chống lại Enterobacteriaceae và P. aeruginosa cho thấy khả năng tiêu diệt được tăng cường.
Cefoperazone cũng có tác dụng chống lại tất cả các liên cầu tan máu beta và Streptococcus pneumoniae và tương đối không có tác dụng đối với S. aureus và enterococci kháng methicillin. Chống lại Pseudomonas aeruginosa cefoperazon có hoạt tính ít nhất gấp 4 lần so với Cefotaxime hoặc moxalactam và có hoạt tính gần bằng azlocillin hoặc Piperacillin. Các loài Haemophilus và Neisseria, bất kể sản xuất beta-lactamase, đều rất nhạy cảm với cefoperazone. Chống lại nhóm Bacteroides fragilis, cefoperazone hoặc rất hoạt động hoặc khá không hoạt động do các biến thể đặc hữu. Thuốc hơi kém ổn định đối với một số beta-lactamase so với các thuốc cephem giống cefotaxime hoặc 7-methoxy.
Sulbactam là một chất ức chế beta-lactamase bán tổng hợp. Vòng beta-lactam của sulbactam liên kết không thể đảo ngược với beta-lactamase tại hoặc gần vị trí hoạt động của nó, do đó ngăn chặn hoạt động của enzyme và ngăn chặn sự chuyển hóa của các kháng sinh beta-lactam khác bởi enzyme. Kết hợp tác nhân này với một loại kháng sinh nhạy cảm với beta-lactamase, chẳng hạn như penicillin hoặc Cephalosporin, để điều trị nhiễm trùng do các sinh vật sản xuất beta-lactamase gây ra, dẫn đến giảm tốc độ luân chuyển của kháng sinh nhạy cảm với beta-lactamase và tăng cường hoạt tính kháng khuẩn của nó[1].
2.2 Chỉ định thuốc Vibatazol
Thuốc Vibatazol được chỉ định trong các trường hợp:
- Điều trị bệnh nhiễm khuẩn máu, da, xương khớp.
- Điều trị các triệu chứng cho người mắc bệnh nhiễm trùng túi mật, viêm phúc mạc, viêm ổ bụng.
- Điều trị cho bệnh nhân gặp tình trạng nhiễm khuẩn đường hô hấp trên ( như các bệnh về mũi, viêm amidan, viêm họng, viêm xoang, viêm tai giữa) hay nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới ( như viêm phế quản, viêm phổi).
- Điều trị cho bệnh nhân gặp tình trạng nhiễm khuẩn đường tiết niệu như viêm bang quang, viêm niệu đạo,…
Trong điều trị kết hợp, thuốc Vibatazol cho phổ kháng khuẩn rộng, nên hầu hết dùng điều trị đơn lẻ. Nhưng cũng có thể kết hợp với các loại kháng sinh đường uống khác nếu cần.
==>> Xem thêm thuốc có cùng hoạt chất: Thuốc BASULTAM 2g (Sulbactam/Cefoperazon): Chỉ định và lưu ý sử dụng
3 Liều dùng - Cách dùng thuốc Vibatazol
3.1 Liều dùng thuốc Vibatazol
Thuốc được chỉ định tiêm hoặc truyền sau mỗi 12 giờ, các liều đều nhau, tối đa 1 ngày dùng 4 liều.
Với người lớn:
- Điều trị nhiễm khuẩn nhẹ đến nhiễm khuẩn trung bình: dùng 2-4 lọ thuốc sau mỗi mỗi 12 giờ.
- Điều trị nhiễm khuẩn nặng: 4-8 lọ sau mỗi 12 giờ.
Với bệnh nhân rối loạn chức năng gan: Cần phải theo dõi nồng độ cefoperazon trong huyết thanh nếu sử dụng thuốc Bacsulfo để điều trị nhiễm khuẩn, liều tối đa 2g cefoperazon/ngày, tức ngày dùng 2 lọ, thời gian cách nhau giữa các lọ là 12 giờ.
Với bệnh nhân rối loạn chức năng thận, dựa vào độ thanh thải Creatinin (ClCr):
- ClCr < 30ml/phút: chỉnh liều thuốc Vibatazol để bù đi sự giảm độ thanh thải với sulbactam.
- ClCr = 15-30 ml/phút: dùng tối đa 1 lọ Bacsulfo nhau mỗi 12 giờ (tối đa 2 lọ mỗi ngày).
- ClCr < 15ml/phút: 1 liều dùng tối đa 500mg Sulbactam, mỗi liều cách nhau 12 giờ (tối đa 1 lọ mỗi ngày).
Liều dùng dành cho trẻ em: mỗi ngày dùng 40-20 mg/kg Cefoperazon, 40-20 mg/kg Sulbactam. Thời gian đưa liều: 6-12 giờ
3.2 Cách dùng thuốc Vibatazol hiệu quả
Khi pha thuốc, cần phải thực hiện các thao tác vô trùng. Sau khi pha thuốc, nên dùng ngay để tránh các nguy cơ nhiễm khuẩn.
Pha thuốc Vibatazol với khoảng 6,7ml dung môi, các dung môi tương thích với sulbactam/cefoperazone là: nước cất pha tiêm, NaCl 0,9%, dextrose 5%.
Đối với truyền tĩnh mạch, nên pha cùng với NaCl 0,9% hoặc dextrose 5%. Lắc đến khi tan hoàn toàn rồi pha loãng với cùng dung môi trong khoảng 20ml. Tiến hành truyền chậm cho bệnh nhân trong vòng 15-60 phút.
Đối với tiêm tĩnh mạch, nên pha mỗi lọ với một lượng nước cất pha tiêm hoặc dextrose 5% hoặc NaCl 0,9%, lắc mạnh đến khi tan hết, tiêm chậm, ít nhất trong 3 phút.
Dung dịch thuốc sau khi pha không được thấy tiểu phân, không có tủa, màu từ trong đến vàng. Sau khi pha, chỉ được dùng thuốc 1 lần, phần còn thừa phải được loại bỏ.
4 Chống chỉ định
Chống chỉ định sử dụng thuốc Vibatazol ở:
- Bệnh nhân có tiền sử dị ứng với sulbactam, penicillin, cefalosporin hoặc các loại kháng sinh nhóm cefalosporin.
- Không dùng thuốc cho trẻ sơ sinh.
==>> Bạn đọc có thể tham khảo thêm: [CHÍNH HÃNG] Thuốc Yurixon Inj. - thuốc điều trị nhiễm khuẩn
5 Tác dụng phụ
Bacsulfo tác dụng phụ khi sử dụng thuốc bao gồm:
Thường gặp | Trên hệ tạo máu và bạch huyết: Giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu, giảm dung tích hồng cầu, giảm hemoglobin máu, tăng bạch cầu ưa eosin. Trên hệ tiêu hóa: tiêu chảy, buồn nôn. Trên gan - mật: tăng alanine aminotransferase, tăng phosphatase kiềm máu, tăng bilirubin huyết. |
Ít gặp | Rối loạn hệ thần kinh: đau đầu. Rối loạn dưới da và mô: mày đay, mẩn ngứa. Rối loạn tại vị trí dùng thuốc: Viêm tĩnh mạch, đau, sốt, ớn lạnh. |
Hiếm gặp | Giảm bilirubin huyết. Sốc phản vệ, quá mẫn. Viêm mạch, hạ huyết áp. Viêm đại tràng giả mạc. Vàng da. Hoại tử biểu bì nhiễm độc, hội chứng Stevens Johnson, ban dát sần, tiêu ra máu. |
6 Tương tác
Sulbactam/cefoperazone có thể tương tác với rượu và xảy ra các phản ứng như: đỏ mặt, nhức đầu, mồ hôi, nhịp tim nhanh.
Có thể xảy ra dương tính giả với bệnh nhân điều trị bằng Vibatazol khi xét nghiệm đường niệu với dung dịch Fehling hoặc Benedict.
Sulbactam/cefoperazone xảy ra tương kỵ vật lý với aminoglycosid, do đó, không nên pha chung. Không dùng khởi đầu điều trị với Ringer lactat và Lidocain HCl 2% do không tương hợp.
7 Lưu ý khi sử dụng và bảo quản
7.1 Lưu ý và thận trọng
Nếu xảy ra hiện tượng được quá mẫn hoặc bất kỳ tác dụng phụ nào như đã kể trên thì nên ngưng điều trị với thuốc Vibatazol .
Cần cân nhắc sử dụng Vibatazol trên những đối tượng đặc biệt, đối tượng có tình trạng bệnh lý, người già, phụ nữ có thai và cho con bú…
Quá trình pha thuốc cần thực hiện trong phòng vô trùng để tránh sự nhiễm khuẩn vào dung dịch tiêm. Dung dịch sau khi pha nên được sử dụng ngay, không nên để lâu.
Nếu có bất kì hiện tượng lạ nào sau khi pha thuốc: lắng cặn, chuyển màu…thì không nên tiếp tục sử dụng.
Thuốc được chỉ định bởi bác sĩ, thực hiện pha và tiêm bởi các cán bộ y tế, người bệnh không được tự ý sử dụng.
7.2 Lưu ý với trên phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú
Đối với phụ nữ có thai: Nghiên cứu trên chuột cho thấy không có ảnh hưởng nào tới khả năng sinh sản của chúng. Tuy nhiên, chưa có báo cáo nào cho thấy tác dụng tương tự trên người, do đó, cần cân nhắc và sử dụng chỉ khi thật sự cần thiết.
Đối với phụ nữ đang cho con bú: hàm lượng 2 hoạt chất được tiết vào sữa mẹ khá ít, nhưng vẫn cần lưu ý sử dụng.
Tóm lại, cần thận trọng khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào trên hai đối tượng đặc biệt này. Hãy hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.
7.3 Xử trí khi quá liều
Thông tin về ngộ độc hoặc quá liều khi dùng Vibatazol trên người còn rất hạn chế. Trường hợp xảy ra quá liều có thể biểu hiện các tác dụng phụ như trên.
Phương pháp loại bỏ cefoperazon và sulbactam đều dùng phương pháp loại thuốc ra khỏi hệ tuần hoàn bằng cách thẩm tách máu.
7.4 Bảo quản
Hãy bảo quản thuốc Vibatazol ở nơi khô thoáng, tránh ẩm và ánh sáng chiếu trực tiếp.
Nhiệt độ bảo quản < 30 độ C.
Tránh xa tầm với của trẻ nhỏ.
8 Nhà sản xuất
SĐK: VD-19057-13.
Nhà sản xuất: Công ty cổ phần dược phẩm VCP.
Đóng gói: Hộp 10 lọ.
9 Giá thuốc Vibatazol là bao nhiêu?
Thuốc Vibatazol hiện nay đang được bán ở nhà thuốc online Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy, giá thuốc Bacsulfo đã được cập nhật ở đầu trang. Hoặc để biết chi tiết về giá sản phẩm cùng các chương trình ưu đãi, bạn có thể liên hệ với nhân viên nhà thuốc qua số hotline 1900 888 633 để được tư vấn thêm.
10 Thuốc Vibatazol mua ở đâu?
Thuốc Vibatazol mua ở đâu chính hãng, uy tín nhất? Bạn có thể mang đơn mà bác sĩ có kê thuốc Vibatazol để mua thuốc trực tiếp tại nhà thuốc Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy tại địa chỉ: Ngõ 116, Nhân Hòa, Thanh Xuân. Hoặc liên hệ qua số hotline/ nhắn tin trên website để được tư vấn sử dụng thuốc đúng cách.
11 Ưu nhược điểm của thuốc tiêm Vibatazol
12 Ưu điểm
- Thuốc Vibatazol bào chế dạng thuốc bột pha tiêm giúp dung nạp tốt vào cơ thể và cho tác dụng hiệu quả.
- Cefoperazon có hoạt tính cao đối với Enterobacteriaceae. Hoạt tính của nó chống lại Staphylococcus aureus tương đương với hoạt tính của các loại kháng sinh cephem mới hơn khác[2].
- Sự kết hợp 2 thành phần hoạt chất vừa giúp ức chế vi khuẩn gây viêm nhiễm, vừa giúp tăng tác dụng của Cefoperazon tiêu diệt vi khuẩn.
- Nhà sản xuất thuốc Vibatazol là Công ty cổ phần dược phẩm VCP với nhà máy đạt chuẩn WHO-ASEAN, dây chuyền sản xuất được Bộ y tế công nhận và phê duyệt[3].
13 Nhược điểm
- Thuốc cần được kê đơn và thực hiện tiêm truyền bởi các cán bộ y tế.
- Thành phần thuốc kháng sinh có tỉ lệ dị ứng cao, do đó, bệnh nhân cần được kiểm tra phản ứng với thuốc trước khi tiêm truyền để tránh tình trạng sốc hoặc kích ứng thuốc.
Tổng 15 hình ảnh
Tài liệu tham khảo
- ^ Chuyên gia của Pubchem. Sulbactam, Pubchem. Truy cập ngày 09 tháng 05 năm 2023
- ^ Tác giả R N Jones, A L Barry, Cefoperazone: a review of its antimicrobial spectrum, beta-lactamase stability, enzyme inhibition, and other in vitro characteristics, Pubmed. Truy cập ngày 09 tháng 05 năm 2023
- ^ Hướng dẫn sử dụng thuốc do Bộ Y Tế, Cục Quản Lý Dược phê duyệt, tải bản PDF tại đây