Vị Thống Linh
Thuốc không kê đơn
Thương hiệu | Cơ sở Cao Nghĩa Đường |
Công ty đăng ký | Cơ sở Cao Nghĩa Đường |
Số đăng ký | V137-H12-18 |
Dạng bào chế | Viên hoàn cứng |
Quy cách đóng gói | Hộp 10 gói x 4g |
Dược liệu | Cam Thảo Bắc (Glycyrrhiza spp. Fabaceae), Trần Bì (Quýt - Pericarpium Citri reticulatae), Nghệ Vàng (Khương Hoàng, Uất Kim - Curcuma longa L.), Bạch Truật (Atractylodes macrocephala,), Sa Nhân (Mè tré - Amomum villosum), Hương Phụ (Cỏ Gấu - Cyperus rotundus L.) , Ô Tặc Cốt (Mai mực, Hải Phiêu Tiêu - Sepia spp.), Hậu Phác (Magnolia officinalis Rehd. & Wils), Thương Truật (Atractylodes lancea) |
Xuất xứ | Việt Nam |
Mã sản phẩm | me1232 |
Chuyên mục | Thuốc Tiêu Hóa |
Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi tại đây
- Chi tiết sản phẩm
- Hỏi & Đáp 0
- Đánh giá 0
1 Thành phần
Mỗi gói thuốc Vị Thống Linh 4g (tương đương với 80 viên hoàn cứng), chứa:
Thành phần | Hàm lượng |
3,2352g bột dược liệu tương đương với: | |
Thương truật | 0,6538g |
Hương Phụ | 0,5938g |
Khương hoàng | 0,5138g |
Sa nhân | 0,5000g |
Mai mực | 0,5000g |
Trần Bì | 0,4738g |
1,56ml cao lỏng tương đương với: | |
Hậu phác | 0,6538g |
Bạch Truật | 0,6538g |
Cam Thảo | 0,2600 g |
Tá dược | Vừa đủ |
Dạng bào chế: Viên hoàn cứng.
2 Tác dụng - Chỉ định của thuốc Vị Thống Linh
2.1 Tác dụng
Thuốc Vị Thống Linh chữa đau dạ dày, tiêu hóa kém.

2.2 Chỉ định
Thuốc Vị Thống Linh dùng cho người bị viêm loét dạ dày, đau sau ăn, đau âm ỉ hoặc từng cơn. Thuốc cũng hỗ trợ điều trị rối loạn tiêu hóa như tiêu chảy, đầy hơi, ợ chua, khó tiêu do lạnh hoặc trúng thực.
==>> Bạn đọc có thể tham khảo thêm sản phẩm: Mộc Vị Linh giúp giảm viêm loét dạ dày - tá tràng, ợ hơi, ợ chua, khó tiêu
3 Liều dùng - Cách dùng thuốc Vị Thống Linh
3.1 Liều dùng
Trẻ từ 2 đến 7 tuổi: dùng 1/4 gói mỗi lần, ngày 4 lần.
Trẻ từ 8 đến 10 tuổi: uống 1/3 gói mỗi lần, ngày 4 lần.
Trẻ từ 11 đến 15 tuổi: mỗi lần dùng 1/2 gói, ngày 4 lần.
Người từ 16 tuổi trở lên và người lớn: dùng 1 gói mỗi lần, ngày uống 4 lần [1].
3.2 Cách dùng
Thuốc nên được uống cùng nước ấm (có thể nhai trước khi nuốt).
4 Chống chỉ định
Người mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào có trong thuốc Vị Thống Linh.
Không dùng cho phụ nữ có thai, trẻ em dưới 2 tuổi.
==>> Bạn đọc có thể tham khảo thêm: Thuốc Omeprazol 20 HV: Cách dùng – liều dùng, lưu ý khi sử dụng
5 Tác dụng phụ
Hiện chưa có báo cáo về tác dụng phụ của thuốc Vị Thống Linh.
6 Tương tác
Hiện chưa có báo cáo về tương tác của thuốc Vị Thống Linh.
7 Lưu ý khi sử dụng và bảo quản
7.1 Lưu ý và thận trọng
Dùng thuốc Vị Thống Linh đúng liều lượng theo hướng dẫn, không tự ý tăng hoặc giảm liều.
Trong quá trình sử dụng, nếu xuất hiện các triệu chứng bất thường như buồn nôn, nổi mẩn, ngứa, đau bụng tăng... cần ngừng thuốc và đến cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra.
Nếu đang dùng các loại thuốc điều trị khác, nên thông báo cho bác sĩ hoặc dược sĩ để tránh tình trạng tương tác thuốc làm giảm hiệu quả hoặc gây hại cho sức khỏe.
Không sử dụng thuốc đã quá hạn sử dụng hoặc có dấu hiệu hư hỏng, đổi màu, ẩm mốc.
==>> Bạn đọc có thể tham khảo thêm thuốc: Dạ Dày Trường Phúc giúp điều trị viêm loét dạ dày hành tá tràng
7.2 Lưu ý sử dụng trên phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú
Không sử dụng thuốc Vị Thống Linh trên phụ nữ mang thai. Bà mẹ cho con bú nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.
7.3 Xử trí khi quá liều
Hiện chưa có báo cáo.
7.4 Bảo quản
Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát, ở nhiệt độ thường.
Tránh ánh sáng trực tiếp chiếu vào.
Để xa tầm với của trẻ nhỏ.
8 Sản phẩm thay thế
Nếu thuốc Vị Thống Linh hết hàng, quý khách hàng vui lòng tham khảo các thuốc thay thế sau:
- Thuốc Dạ Dày - Tá Tràng PV của Công ty cổ phần Dược Phúc Vinh sản xuất, với thành phần là lá khôi, Bồ Công Anh, Khổ sâm, Chỉ thực, Hương phụ…, có công dụng hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày, hành tá tràng, giảm triệu chứng đầy hơi, khó tiêu, ợ chua, bảo vệ niêm mạc dạ dày.
- Thuốc Dạ Dày Nhất Nhất của Công ty TNHH Dược phẩm Nhất Nhất sản xuất, với thành phần là Bán Hạ, Hương Phụ, Cam thảo, Khương hoàng, Chè Dây, Mộc Hương..., được chỉ định để giúp tiêu diệt HP, giảm viêm, giảm kích ứng dạ dày.
9 Tác dụng của các thành phần
Thương truật: Có tác dụng kiện tỳ, táo thấp, giúp làm khô ẩm và tăng cường tiêu hóa. Vị thuốc này hỗ trợ điều trị chứng đầy bụng, ăn không tiêu, cơ thể mệt mỏi do tỳ vị hư yếu. Ngoài ra, nó còn giúp nâng cao khả năng hấp thu dưỡng chất.
Hương phụ: Có khả năng điều hòa khí huyết, giảm đau, đặc biệt hiệu quả trong các chứng đau bụng do khí trệ. Nó cũng giúp làm dịu các cơn co thắt nhẹ trong hệ tiêu hóa. Đây là vị thuốc thường dùng trong các bài thuốc chữa đau theo chu kỳ.
Khương hoàng (nghệ vàng): Nổi bật với tác dụng hoạt huyết, tiêu viêm và giảm đau. Nó giúp làm lành tổn thương niêm mạc dạ dày, hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày tá tràng. Đồng thời, khương hoàng còn có tác dụng chống oxy hóa và cải thiện tuần hoàn máu tại vùng bị viêm.
Sa nhân: Giúp kiện tỳ, hành khí và làm ấm hệ tiêu hóa. Vị thuốc này rất hữu ích trong điều trị đầy hơi, chướng bụng, buồn nôn và tiêu hóa kém, đặc biệt là do lạnh bụng. Sa nhân còn hỗ trợ hấp thu thức ăn và tăng cảm giác thèm ăn.
Mai mực: Có tác dụng trung hòa axit dịch vị, giảm tiết dịch dạ dày và làm dịu các cơn đau do viêm loét. Ngoài ra, nó còn giúp bảo vệ và phục hồi niêm mạc dạ dày bị tổn thương. Đây là thành phần quan trọng trong các bài thuốc điều trị trào ngược, viêm loét dạ dày.
Trần bì: Giúp điều hòa khí huyết, hóa đờm và tăng cường tiêu hóa. Nó thường được dùng để chữa chứng đầy bụng, ợ hơi, ợ chua và ăn uống khó tiêu. Ngoài ra, trần bì còn có tác dụng giảm co thắt và chống buồn nôn nhẹ.
Hậu phác: Có tác dụng hành khí, tiêu tích trệ, giảm chướng bụng và đầy hơi. Nó thường được kết hợp với các vị khác để hỗ trợ điều trị rối loạn tiêu hóa do khí trệ. Đồng thời, hậu phác cũng giúp tăng nhu động ruột và giảm táo bón nhẹ.
Bạch truật: Giúp kiện tỳ, ích khí, có khả năng làm khô ẩm và ngăn tiêu chảy. Vị thuốc này hỗ trợ tăng cường chức năng tiêu hóa và hấp thu, rất thích hợp cho người hay mệt mỏi, ăn không ngon. Ngoài ra, bạch truật còn giúp ổn định hệ tiêu hóa trong thời gian dài.
Cam thảo: Vị thuốc có tác dụng ngăn ngừa hoặc cải thiện tình trạng loét niêm mạc dạ dày [2]. Ngoài ra, Cam thảo còn giúp điều hòa các thành phần trong bài thuốc, góp phần tạo vị dễ uống và tăng hiệu quả chung.
10 Thuốc Vị Thống Linh giá bao nhiêu?
Thuốc Vị Thống Linh hiện nay đang được bán ở nhà thuốc online Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy, giá sản phẩm có thể đã được cập nhật ở đầu trang. Hoặc để biết chi tiết về giá sản phẩm cùng các chương trình ưu đãi, bạn có thể liên hệ với dược sĩ đại học của nhà thuốc qua số hotline hoặc nhắn tin trên zalo, facebook.
11 Thuốc Vị Thống Linh mua ở đâu?
Bạn có thể mua thuốc trực tiếp tại Nhà thuốc Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy tại địa chỉ: 85 Vũ Trọng Phụng, Thanh Xuân, Hà Nội. Hoặc liên hệ qua số hotline/ nhắn tin trên website để đặt thuốc cũng như được tư vấn sử dụng thuốc đúng cách.
12 Ưu điểm
- Vị Thống Linh chiết được bào chế từ các vị thuốc Đông y quen thuộc như thương truật, sa nhân, cam thảo, bạch truật… giúp đảm bảo an toàn, ít gây tác dụng phụ so với thuốc tân dược.
- Thuốc không chỉ giảm đau dạ dày mà còn hỗ trợ tiêu hóa, giảm đầy hơi, ợ chua, tiêu chảy, trúng thực… nhờ sự kết hợp đồng bộ giữa các thành phần kiện tỳ, hành khí, tiêu thực và bảo vệ niêm mạc.
- Thuốc có liều dùng riêng cho từng độ tuổi, từ trẻ nhỏ (từ 2 tuổi trở lên) đến người lớn, thuận tiện và an toàn khi sử dụng lâu dài dưới hướng dẫn đúng.
- Dạng viên hoàn cứng nhỏ gọn, dễ sử dụng, có thể nhai hoặc uống cùng nước ấm,phù hợp cho cả trẻ em và người lớn, không cần đun sắc như thuốc Đông y truyền thống.
13 Nhược điểm
- Thuốc Vị Thống Linh được chỉ định dùng 4 lần/ngày, có thể gây bất tiện trong sinh hoạt, nhất là với người bận rộn hoặc không thể uống thuốc đúng giờ.
- Do Vị Thống Linh là thuốc Đông y nên hiệu quả sử dụng phụ thuộc vào thể trạng của từng người.
Tổng 6 hình ảnh






Tài liệu tham khảo
- ^ Hướng dẫn sử dụng thuốc do cục quản lý dược phê duyệt, tại đây.
- ^ Hyun Mee Oh và cộng sự (Đăng ngày 14 tháng 1 năm 2009). Ammonium glycyrrhizinate protects gastric epithelial cells from hydrogen peroxide-induced cell death, Pubmed. Truy cập ngày 13 tháng 05 năm 2025.