VANCOMYCIN 500mg Vinphaco
Thuốc kê đơn
Thuốc kê đơn quý khách vui lòng điền thông tin/ chat vào phần liên hệ này để dược sĩ tư vấn và đặt hàng
Thương hiệu | Vinphaco (Dược phẩm Vĩnh Phúc), Công ty Cổ phần Dược phẩm Vĩnh Phúc |
Công ty đăng ký | Công ty Cổ phần Dược phẩm Vĩnh Phúc |
Số đăng ký | VD - 24905-16 |
Dạng bào chế | bột đông khô |
Quy cách đóng gói | Hộp 10 Lọ |
Hoạt chất | Vancomycin |
Xuất xứ | Việt Nam |
Mã sản phẩm | mk94 |
Chuyên mục | Thuốc Kháng Sinh |
Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi tại đây
- Chi tiết sản phẩm
- Hỏi & Đáp 0
- Đánh giá 0
Thuốc VANCOMYCIN 500mg Vinphaco được chỉ định để điều trị các nhiễm khuẩn nặng, nhiễm khuẩn huyết, viêm màng não.Trong bài viết này, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) xin gửi đến bạn đọc cách sử dụng và các lưu ý khi dùng thuốc VANCOMYCIN 500mg
1 Thành phần
Thành phần: trong 1 lọ thuốc đông khô VANCOMYCIN 500mg có chứa Vancomycin (dưới dạng Vancomycin hydroclorid) hàm lượng 500 mg
Tá dược: natri metabisulfit, Manitol vừa đủ 1 lọ
Dạng bào chế: thuốc tiêm bột đông khô
2 VANCOMYCIN 500mg là thuốc gì?
VANCOMYCIN 500mg là kháng sinh chỉ được sử dụng trong bệnh viện.
Vancomycin 500mg điều trị các nhiễm khuẩn nặng gây ra bởi các vi khuẩn Gr(+), tụ cầu mà khi các kháng sinh thông thường khác không thể dùng điều trị
- Người bệnh bị áp xe não nhiễm khuẩn do tụ cầu kháng methicilin
- Điều trị nhiễm khuẩn huyết.
- Điều trị viêm màng não,
- Điều trị viêm phúc mạc do lọc màng bụng liên tục.
Sử dụng đơn độc hoặc phối hợp với các kháng sinh khác (aminosid,..) trong điều trị và phòng ngừa:
- Viêm màng trong tim
- Người bệnh suy giảm miễn dịch
- Dự phòng nhiễm khuẩn phẫu thuật và điều
==>> Xem thêm thuốc có cùng hoạt chất: Thuốc kháng sinh Vammybivid's 500mg: công dụng, liều dùng, giá bán
3 Liều dùng - Cách dùng thuốc VANCOMYCIN 500mg
3.1 Cách dùng
Đường dùng: truyền tĩnh mạch gián đoạn và truyền tĩnh mạch liên tục:
Truyền tĩnh mạch gián đoạn: Pha 1 lọ thuốc bột đông khô với 10ml nước cất pha tiêm (glucose 5% hoặc Natri clorid 0,9%), thu được Dung dịch có nồng độ thuốc 50 mg/ ml, được truyền tĩnh mạch chậm trong khoảng thời gian ít nhất là 60 phút.
Truyền tĩnh mạch liên tục: cho 1 - 2g (2-4 lọ thuốc bột đông khô) dung dịch thuốc đã pha, pha vào một lượng vừa đủ dung dịch vào dung dịch Glucose 5% hoặc natri clorid 0,9%, để truyền trong ngày.
3.2 Liều dùng
3.2.1 Người chức năng thận bình thường
Người lớn:
Dùng 500 mg (1 lọ)/lần, cách 6 giờ một lần.
Thời gian: tùy thuộc mức độ nhiễm khuẩn, đa số các nhiễm khuẩn đáp ứng trong vòng 48 - 72 giờ điều trị.
Viêm nội tâm mạc do tụ cầu: điều trị liên tục trong vòng ít nhất 21 ngày.
Trẻ em > 1 tháng tuổi: liều 10 mg/kg/lần, cách 6 giờ một lần. Không dùng quá 2g/ ngày.
Trẻ sơ sinh:
Liều đầu tiên 15 mg/kg/lần
Liều tiếp theo với trẻ dưới 1 tuần tuổi là: liều 10 mg/kg/lần, cách 12 giờ một lần
Liều tiếp theo với trẻ từ 1 tuần tới 1 tháng tuổi là: liều 10 mg/ kg/lần, cách 8 giờ một lần
3.2.2 Người cao tuổi, người suy thận, trẻ đẻ non.
Cần điều chỉnh liều ở những đối tượng này, ở người suy thận cần tính theo mức độ lọc cầu thận
4 Chống chỉ định
Chống chỉ định với người mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc
==>> Bạn đọc có thể tham khảo thêm thuốc: Thuốc Vancomycin 500 A.T: cách dùng, liều dùng, giá bán
5 Tác dụng phụ
Một số tác dụng phụ rất hay gặp: ban đỏ phần trên cơ thể, hạ huyết áp kèm nóng bừng, ban sần.
Một số tác dụng phụ hay gặp: viêm tĩnh mạch, sốt, ớn lạnh, giảm bạch cầu trung tính, bạch cầu ưa eosin.
Một số tác dụng phụ ít gặp: độc trên thính giác, suy thận, viêm mạch, viêm đại tràng giả mạc, hội chứng Stevens - Johnson, ban đỏ kèm giảm bạch cầu ưa eosin.
6 Tương tác
Thuốc | Tương tác với vancomycin |
Các thuốc gây mê | Tăng tác dụng phụ ban đỏ, nóng bừng của Vancomycin |
Amphotericin B, polymyxin B Aminoglycosid, viomycin Bacitracin, colistin | Tăng độc tính trên thân và thính giác |
Dexamethason | Giảm khả năng thấm vào não của vancomycin |
Suxamethonium, vecuronium | Các thuốc tăng tác dụng khi dùng với vancomycin |
7 Lưu ý khi sử dụng và bảo quản
7.1 Lưu ý và thận trọng
Theo dõi sự phát triển quá mức của vi khuẩn nhạy cảm khi điều trị bằng Vancomycin dài ngày.
Tránh dùng đồng thời Vancomycin và các thuốc gây độc thính giác và thận, cần kiểm tra chức năng thính giác trong quá trình sử dụng thuốc.
Điều chỉnh liều và theo dõi chặt chẽ với người bệnh suy thận.
Sử dụng đồng thời Vancomycin với aminoglycosid gây nguy cơ độc thận cao, tuy nhiên cần cân nhắc sử dụng trong những trường hợp nhiễm khuẩn nặng đe dọa tính mạng.
Theo dõi số lượng bạch cầu ở người dùng.
==>> Xem thêm thuốc có cùng hoạt chất: [CHÍNH HÃNG] Thuốc tiêm Vagonxin 0,5mg Pharbaco điều trị nhiễm khuẩn
7.2 Lưu ý sử dụng trên phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú
7.2.1 Phụ nữ có thai có nên sử dụng thuốc VANCOMYCIN 500mg?
Chưa có đầy đủ dữ liệu an toàn khi sử dụng VANCOMYCIN 500mg cho phụ nữ có thai, thuốc được tìm thấy ở cuống nhau. Chỉ sử dụng VANCOMYCIN 500mg cho phụ nữ có thai khi thực sự cần thiết.
7.2.2 Đang cho con bú có nên uống thuốc VANCOMYCIN 500mg?
Ảnh hưởng của VANCOMYCIN 500mg lên trẻ bú chưa được biết rõ,Vancomycin đi qua được sữa mẹ, chỉ sử dụng thuốc cho bà mẹ đang cho con bú khi cần thiết và có thể dừng cho con bú trong quá trình điều trị.
8 Xử trí khi quá liều
Đến ngay bệnh viện hoặc trung tâm y tế gần nhất để được cứu chữa.
9 Bảo quản
Nơi khô ráo, thoáng, tránh ánh sáng, nhiệt độ dưới 30ºC
10 Sản phẩm thay thế
Thuốc Voxin 500mg của công ty Công ty TNHH Dược phẩm Tâm Đan, với thành phần Vancomycin hàm lượng 500mg dùng điều trị các trường hợp nhiễm khuẩn nặng. Sản phẩm đang được bán với giá 105.000đ.
Thuốc Voxin 1g có thành phần Vancomycin hàm lượng 1g, là kháng sinh điều trị nhiễm khuẩn. Sản phẩm đang được bán với giá 180.000đ.
11 Thông tin chung
SĐK: Vd – 24905-16
Nhà sản xuất: Công ty Cổ phần Dược phẩm Vĩnh Phúc
Đóng gói: Hộp 10 lọ bột đông khô
12 Cơ chế tác dụng
12.1 Dược lực học
Cơ chế tác dụng: ức chế quá trình sinh tổng hợp của tế bào vi khuẩn bằng con đường ức chế peptidoglycan polymerase và phản ứng transpeptid do thuốc gắn với nhóm carboxyl ở các tiểu đơn vị peptid chứa D - alanyl - D - alanin tự do. Vancomycin còn ức chế quá trình tổng hợp RNA của vi khuẩn và tác động trên tính thấm màng.[1]
Phổ tác dụng: trên các vi khuẩn Gr(+) ưa khí và kỵ khí bao gồm: Staphylococcus aureus, liên cầu (Streptococcus bovis), Listeria monocytogenes, Actinomycesspp., Clostridium spp, cầu tràng khuẩn (Enterococcus faecalis) và Clostridiae.
12.2 Dược động học
Hấp thu, phân bố: nồng độ tối đa đạt khoảng 63 microgam/ ml sau 1 giờ với đường truyền tĩnh mạch 1g vancomycin, thuốc phân bố trong các dịch ngoại bào với nồng độ ức chế vi khuẩn tại dịch màng ngoài tim, dịch màng phổi, hoạt dịch, dịch cổ trướng, mô tiểu nhĩ. Tỉ lệ liên kết thuốc với huyết tương khoảng 30-60%, một phần thuốc đi qua nhau thai và vào sữa mẹ.
Chuyển hóa: hầu như không có sự chuyển hóa vancomycin trong cơ thể.
Thải trừ: khoảng 70-90% thuốc thải trừ qua nước tiểu dưới dạng không đổi.
13 Thuốc VANCOMYCIN 500mg giá bao nhiêu?
Thuốc VANCOMYCIN 500mg hiện nay đang được bán ở nhà thuốc online Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy, giá sản phẩm có thể đã được cập nhật ở đầu trang. Hoặc để biết chi tiết về giá sản phẩm cùng các chương trình ưu đãi, bạn có thể liên hệ với nhân viên nhà thuốc qua số hotline 1900 888 633 để được tư vấn thêm.
14 Thuốc VANCOMYCIN 500mg mua ở đâu?
Thuốc VANCOMYCIN 500mg mua ở đâu chính hãng, uy tín nhất? Bạn có thể mang đơn mà bác sĩ có kê thuốc VANCOMYCIN 500mg để mua thuốc trực tiếp tại nhà thuốc Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy tại địa chỉ: 85 Vũ Trọng Phụng, Thanh Xuân. Hoặc liên hệ qua số hotline/ nhắn tin trên website để được tư vấn sử dụng thuốc đúng cách.
15 Ưu điểm
- Vancomycin là sự lựa chọn khi người bệnh không thể điều trị bằng các kháng sinh thông thường khác.
- VANCOMYCIN 500mg sử dụng được cho cả người lớn và trẻ sơ sinh dưới 1 tuần tuổi.
- Vancomycin kháng sinh glycopeptide được coi là phương pháp điều trị "cuối cùng" đối với các bệnh nhiễm trùng nặng do vi khuẩn gram dương gây ra.[2]
16 Nhược điểm
- Quá trình điều trị bằng VANCOMYCIN 500mg cần có sự theo dõi chặt chẽ của bác sĩ và nhân viên y tế.
Tổng 14 hình ảnh
Tài liệu tham khảo
- ^ Tờ hướng dẫn sử dụng thuốc của nhà sản xuất, xem và tải PDF, tại đây
- ^ Tác giả Eric Mühlberg và cộng sự (Đăng tháng 1 năm 2020), Renaissance of vancomycin: approaches for breaking antibiotic resistance in multidrug-resistant bacteria, Pubmed. Truy cập ngày 17 tháng 5 năm 2024