Utralene-50
Thuốc kê đơn
Thương hiệu | Umedica labs, Công ty Umedica laboratories PVT, plt |
Công ty đăng ký | Amoli Enterprises Ltd |
Số đăng ký | VN-17228-13 |
Dạng bào chế | Viên nén bao phim |
Quy cách đóng gói | Hộp 10 vỉ x 10 viên |
Hạn sử dụng | 36 tháng |
Hoạt chất | Sertraline |
Xuất xứ | Ấn Độ |
Mã sản phẩm | aa5195 |
Chuyên mục | Thuốc Thần Kinh |
Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi
Phản hồi thông tin
Biên soạn: Dược sĩ Khánh Linh
Dược sĩ Đại học Y Dược - Đại học Quốc gia Hà Nội
Ngày đăng
Cập nhật lần cuối:
Lượt xem: 2101 lần
- Chi tiết sản phẩm
- Hỏi & Đáp 0
- Đánh giá 0
Thuốc Ultralene-50 được chỉ định để điều trị bệnh lý rối loạn trầm cảm. Trong bài viết này, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) xin gửi đến bạn đọc cách sử dụng và các lưu ý khi dùng thuốc Utralene 50mg.
1 Thành phần
Thành phần của thuốc Utralene-50: Mỗi viên nén có chứa:
Sertraline (Sertraline hydrocloride): .......50mg.
Tá dược: vừa đủ 1 viên.
Dạng bào chế: Viên nén bao phim.
2 Tác dụng - Chỉ định của thuốc Utralene-50
2.1 Thuốc Utralene có tác dụng gì?
2.1.1 Dược lực học
Sertraline là một dẫn chất của napthyamin, chống trầm cảm theo cơ chế ức chế tái hấp thu có chọn lọc serotonin (5-hydrotryptamin) ở hệ thần kinh trung ương.
Các nghiên cứu chỉ ra rằng sertraline chỉ có hiệu lực cao và chọn lọc trong việc ức chế tái hấp thu serotonin; không có khả năng ức chế tái hấp thu dopamin và norepinephrine; không có nhiều ái lực với các thụ thể adrenergic (alpha1, alpha2, beta), cholinergic, GABA, histamin, không ức chế được monoaminoxidase. Do đó sertraline có thể ít tác dụng phụ lên tim mạch hơn so với các thuốc chống trầm cảm khác.
2.1.2 Dược động học
- Hấp thu:
Sertraline hấp thu chậm qua Đường tiêu hóa. Chưa có nghiên cứu về sự hấp thu qua đường tĩnh mạch. Sinh khả dụng của viên uống và Dung dịch là như nhau.
Nồng độ sertraline trong huyết tương đạt đỉnh (Cmax) sau 6-8h uống, đạt nồng độ ổn định sau khoảng 1 tuần, liều có tác dụng lâm sàng là từ 50-200mg/ ngày.
Ảnh hưởng của thức ăn: sử dụng viên uống cùng bữa ăn làm sinh khả dụng tăng 40%, Diện tích dưới đường cong (AUC) tăng nhẹ, thời gian đạt đỉnh giảm từ 8h còn khoảng 5,5h. Sinh khả dụng và nồng độ đỉnh tăng ở người lớn tuổi.
- Phân bố:
Sertraline phân bố rộng rãi ở các mô và dịch cơ thể, qua được hàng rào máu - não và sữa mẹ.
Tỷ lệ gắn protein huyết tương: 98%
- Chuyển hóa
Sertraline chuyển hóa chủ yếu tại gan, phần lớn trở thành N-desmethylstetraline - 1 chất có tác dụng dược lý kém hơn.
Cả sertraline và N-desmethylstetraline sau đó trải qua quá trình oxy hóa amit, giáng hóa, hydroxyl hóa và liên hợp.
Các chất chuyển hóa sau đó được thải trừ đáng kể ở thận.
- Thải trừ: sản phẩm chuyển hóa cuối cùng được bài tiết qua phân và nước tiểu với tỷ lệ ngang nhau.
Người mắc bệnh gan và thận: chưa có nghiên cứu cụ thể.
2.2 Chỉ định thuốc Utralene-50
Thuốc Utralene 50mg được bào chế dưới dạng viên nén bao phim, được chỉ định sử dụng trong các trường hợp bệnh nhân bị rối loạn trầm cảm nặng. Ngoài ra thuốc còn được sử dụng điều trị đối với các trường hợp rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD), rối loạn hoảng sợ, rối loạn lo âu xã hội, rối loạn căng thẳng sau chấn thương, rối loạn lo âu trước kỳ kinh, rối loạn xuất tinh sớm.
==>> Xem thêm thuốc có cùng hoạt chất: [CHÍNH HÃNG] Thuốc điều trị trầm cảm Clealine 100mg
3 Liều dùng - Cách dùng thuốc Utralene-50
3.1 Liều dùng thuốc Utralene-50
Tính trên viên hàm lượng 50mg
Người lớn: liều 1 viên (50mg)/ ngày, sau đó có thể tăng lên 2 viên (100mg)/ ngày tối đa 4 viên (200mg)/ ngày. Tăng từ từ mỗi 1 viên/ ngày trong ít nhất 1 tuần. Liều dùng duy trì: nên dùng liều thấp nhất.
Trẻ em và người dưới 18 tuổi: không có chỉ định dùng.
Người già: cân nhắc giảm liều hoặc tăng thời gian giữa các liều
Bệnh nhân suy gan và suy thận: chưa có nghiên cứu cụ thể, cần theo dõi và tham khảo ý kiến bác sĩ.
3.2 Cách dùng thuốc Utralene-50 hiệu quả
Utralene 50mg uống ngày 1 lần, vào sáng hoặc tối, uống cùng nước. Thức ăn không làm ảnh hưởng đến quá trình hấp thu của thuốc
Thời gian thuốc bắt đầu có tác dụng tối thiểu sau 7 ngày và thường đạt hiệu quả nhất sau 2-4 tuần; mỗi đợt điều trị thường kéo dài 6 tháng để tránh nguy cơ tái phát.
Viên nén bao phim Utralene 50mg được sử dụng theo đường uống.
4 Chống chỉ định
Người mẫn cảm với sertraline và bất kỳ thành phần nào của thuốc
Sertraline không được sử dụng cùng các MAO (chất ức chế monoamino oxydase) vì có thể gây tử vong; không sử dụng đồng thời với pimozide.
==>> Bạn đọc có thể tham khảo thêm thuốc [CHÍNH HÃNG] Thuốc Utralene-100 - Thuốc điều trị trầm cảm
5 Tác dụng phụ
Thông báo ngay bác sĩ nếu gặp phải các tác dụng không mong muốn trong quá trình sử dụng thuốc.
6 Tương tác
Việc sử dụng kết hợp giữa Setraline và 1 số các thuốc khác như thuốc chống trầm cảm MAO có thể gây nên hội chứng Serotoninergic.
Hội chứng Serotoninergic: giật run cơ, thân nhiệt cao, mất tự chủ, rối loạn tinh thần như dễ cáu kỉnh, lẫn lộn dẫn đến bối rối lo âu, nặng có thể hôn mê.
7 Lưu ý khi sử dụng và bảo quản
7.1 Lưu ý và thận trọng
Setraline không được sử dụng cho trẻ em và trẻ vị thành niên dưới 18 tuổi vì những báo cáo liên quan đến tự sát trước đó. Nếu bắt buộc phải sử dụng cần có chỉ định của bác sĩ và theo dõi nghiêm ngặt
Hội chứng Serotoninergic: có thể gây các phản ứng bất lợi dẫn đến tử vọng, sử dụng setraline và các thuốc ức chế MAO cách nhau ít nhất 14 ngày
Dừng thuốc đột ngột có thể gây nên hội chứng cai nghiện: xuất hiện hoa mắt, chóng mặt, rối loạn giấc ngủ và cảm xúc, dễ kích động, cáu gắt, run, vã mồ hôi, tăng nhịp tim, v.v. Các biểu hiện xuất hiện tùy thuộc vào liều, thời gian sử dụng và tình trạng bệnh. Vì vậy nên giảm liểu dần chứ không đột ngột ngưng sử dụng thuốc Utralene.
Cần chú ý cho bệnh nhân trước về khả năng sử dụng thuốc sẽ làm giảm hiệu suất đối với các công việc về trí tuệ hay cơ bắp. Ngoài ra thận trọng với những trường hợp lái xe hay vận hành máy móc, lưu ý kỹ trước khi sử dụng thuốc.
Theo dõi đường huyết và tiểu cầu, theo dõi biến chứng chảy máu và yếu tố nguy cơ tim mạch thường xuyên ở bệnh nhân.
7.2 Lưu ý sử dụng trên phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú
Chưa có nghiên cứu chính xác, tuy nhiên setraline đi qua được sữa mẹ nên phải được kiểm soát chặt chẽ khi dùng. Chỉ cân nhắc sử dụng khi lợi ích lớn hơn nguy cơ.
7.3 Xử trí khi quá liều
Triệu chứng quá liều: buồn ngủ, rối loạn dạ dày - ruột, tim đập nhanh, chân run, lo âu và hoa mắt chóng mặt.
Setraline có chỉ số an toàn cao, quá liều chủ yếu xuất hiện nếu sử dụng cùng thuốc khác hoặc cùng rượu.
Xử trí khi quá liều: đảm bảo thông đường thở và cung cấp đủ oxy; sử dụng Than hoạt tính, dung dịch Sorbitol hay 1 số thuốc xổ nếu cần ( không sử dụng thuốc gây nôn), rửa dạ dày; theo dõi chức năng cơ thể sau đó.
7.4 Bảo quản
Bảo quản ở dưới 30 độ C.
8 Nhà sản xuất
SĐK: VN-17228-13.
Nhà sản xuất: Umedical Laboratoire Pvt., Ldt - Ấn Độ.
Đóng gói: Hộp 10 vỉ x 10 viên.
9 Thuốc Utralene 50mg giá bao nhiêu ?
Thuốc Utralene-50 hiện nay đang được bán ở nhà thuốc online Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy, giá thuốc Utralene 50mg có thể đã được cập nhật ở đầu trang. Hoặc để biết chi tiết về giá sản phẩm cùng các chương trình ưu đãi, bạn có thể liên hệ với nhân viên nhà thuốc qua số hotline 1900 888 633 để được tư vấn thêm.
10 Thuốc Utralene-50 mua ở đâu?
Thuốc Utralene-50 mua ở đâu chính hãng, uy tín nhất? Bạn có thể mang đơn mà bác sĩ có kê thuốc Utralene 50mg để mua thuốc trực tiếp tại nhà thuốc Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy tại địa chỉ: Ngõ 116, Nhân Hòa, Thanh Xuân. Hoặc liên hệ qua số hotline/ nhắn tin trên website để được tư vấn sử dụng thuốc đúng cách.
11 Ưu điểm
Dạng bào chế viên nén bao phim dễ bảo quản, che dấu được mùi vị khó chịu và dễ sử dụng kể cả với những bệnh nhân không tự sử dụng được thuốc
Giá thành rẻ tiết kiệm chi phí cho bệnh nhân trong quá trình sử dụng
Setraline cho tác dụng điều trị trầm cảm cao hơn so với các thuốc chống trầm cảm khác [1], nên được dùng trong điều trị trầm cảm nặng
Setraline không chỉ có tác dụng điều trị các rối loạn lo âu do hệ thần kinh mà còn có tác dụng cho cả những rối loạn liên quan đến bệnh lý khác như: rối loạn trước kỳ kinh, rối loạn ăn uống. Setraline cũng được nghiên cứu cho sinh khả dụng cao hơn, hấp thu tốt hơn, ít tác dụng phụ, khoảng an toàn rộng và hạn chế tình trạng phụ thuộc thuốc [2]
Setraline được dùng trong điều trị bệnh trầm cảm nặng cho bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp hoặc đau thắt ngực không ổn định do ít tác dụng phụ lên hệ tim mạch.
12 Nhược điểm
Tổng 11 hình ảnh
Tài liệu tham khảo
- ^ Tác giả Andrea Cipriani và cộng sự (Ngày đăng: năm 2010) Sertraline versus other antidepressive agents for depression, Cochrane Library. Truy cập ngày 1 tháng 12 năm 2022
- ^ Tác giả Aimee L McRae và cộng sự (Ngày đăng năm 2005) Review of sertraline and its clinical applications in psychiatric disorders, Expert Opinion on Pharmacotherapy volume 2 issue 5. Truy cập ngày 1 tháng 12 năm 2022
- ^ Tác giả Mathilde Strumia và cộng sự (Ngày đăng năm 2020) Platelet function defects and sertraline-induced bleeding: a case report, Fundamental and Clinical Pharmacology. Truy cập ngày 1 tháng 12 năm 2022
- ^ Tác giả M. Reis và cộng sự (Ngày đăng năm 2010) Delivery outcome after maternal use of antidepressant drugs in pregnancy: an update using Swedish data, PubMed. Truy cập ngày 1 tháng 12 năm 2022