1 / 6
utrahealth 1 E1556

UtraHealth

File PDF hướng dẫn sử dụng: Xem

Thuốc kê đơn

Đã bán: Còn hàng

Chat với dược sĩ
Tư vấn thuốc và đặt hàng

Thương hiệuStandard Chem & Pharm, Standard Chem & Pham
Công ty đăng kýStandard Chem & Pham
Số đăng kýVN-21964-19
Dạng bào chếViên nén bao phim
Quy cách đóng gói10 vỉ x 10 viên
Hoạt chấtTramadol hydrochloride, Paracetamol (Acetaminophen)
Xuất xứĐài Loan
Mã sản phẩmaa8502
Chuyên mục Thuốc Hạ Sốt Giảm Đau

Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi

Phản hồi thông tin

Dược sĩ Thanh Hương Biên soạn: Dược sĩ Thanh Hương
Dược sĩ lâm sàng

Ngày đăng

Cập nhật lần cuối:

Lượt xem: 1454 lần

Thuốc UtraHealth được chỉ định để làm giảm các cơn đau trung bình đến nặng. Trong bài viết này, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) xin gửi đến bạn đọc cách sử dụng và các lưu ý khi dùng thuốc UtraHealth.

1 Thành phần

Thành phần: 

Tramadol HCl ………….. 37.5mg

Acetaminophen ………… 325mg

Dạng bào chế : Viên nén bao phim

2 Tác dụng - Chỉ định của thuốc UtraHealth 

2.1 Tác dụng các thành phần trong thuốc UtraHealth 

Acetaminophen: là chất chuyển hóa có hoạt tính của phenacetin, là thuốc giảm đau - hạ sốt hữu hiệu có thể thay thế aspirin; tuy vậy khác với Aspirin, acetaminophen không có hiệu quả điều trị viêm. Acetaminophen làm giảm thân nhiệt ở người bị sốt, nhưng hiếm khi làm giảm thân nhiệt ở người bình thường. Thuốc tác động lên vùng dưới đồi gây hạ nhiệt, tỏa nhiệt tăng do giãn mạch và tăng lưu lượng máu ngoại biên. Acetaminophen không có tác dụng trên sự kết tập tiểu cầu hoặc thời gian chảy máu.

Tramadol HCl là thuốc giảm đau opioid có tác động trung tâm. Thuốc có tác dụng giống thuốc phiện, do có hoạt tính chọn lọc trên các thụ thể μ. Ngoài hoạt tính giống thuốc phiện, tramadol còn ức chế sự tái hấp thu một số monoamin (norepinephrin, serotonin), điều này góp phần vào tác dụng giảm đau của thuốc.[1] Tramadol cũng có thể gây nghiện, nhưng khả năng gây nghiện thấp. Tác dụng gây suy giảm hô hấp của thuốc yếu hơn so với Morphin và thường không ảnh hưởng quan trọng về mặt lâm sàng với các liều thường dùng.

2.2 Chỉ định thuốc UtraHealth 

Chỉ định dùng cho người bệnh từ 12 tuổi, giúp trong các trường hợp giảm đau từ trung bình đến nặng.

3 Liều dùng - Cách dùng thuốc Utrahealth

3.1 Liều dùng Utrahealth

Người lớn và trẻ em từ 12 tuổi trở lên: Liều tối đa là 1 đến 2 viên mỗi 4-6h và không quá 8 viên trong 1 ngày. Uống thuốc không bị ảnh hưởng bởi thức ăn.

Trẻ em dưới 12 tuổi: Độ an toàn và hiệu quả của thuốc chưa được nghiên cứu ở trẻ em.

Người cao tuổi (từ 65 tuổi): Có thể sử dụng liều thông thường. Không có sự khác biệt nào về độ an toàn hay tính chất dược động học giữa các người dùng hơn 65 tuổi và người dùng ít tuổi hơn.

3.2 Cách dùng của Utrahealth

Uống cùng với nước ấm. Vì thuốc không bị ảnh hưởng bởi thức ăn nên có thể uống trước, trong hoặc sau ăn đều được.

4 Chống chỉ định

Không sử dụng Utrahealth trong các trường hợp

Mẫn càm với bất kỳ thành phần nào của thuốc.

Ngộ độc cấp tính do rượu, thuốc ngủ, thuốc giảm đau tác dụng trên thần kinh trung ương, thuốc opioid hoặc hướng thần.

Suy giảm hô hấp nặng.

Suy gan, suy thận nặng.

Điều trị đồng thời hoặc sau khi ngừng điều trị với thuốc ức chế monoamin oxydaase trong vòng 15 ngày

==>> Bạn đọc có thể tham khảo thêm thuốc: [CHÍNH HÃNG] Thuốc Midorhum điều trị các triệu chứng trong cảm cúm

5 Tác dụng phụ

Utrahealth có thể gây ra một số tác dụng phụ như:

Hệ thần kinh: đau đầu, mất ngủ, bồn chồn, khó chịu, rét run, suy giảm phối hợp, ngủ lịm, chóng mặt,..

Tim mạch: Đỏ bùng, hạ huyết áp tư thế, đau ngực, giãn mạch, tăng huyết áp, phù ngoại biên.

Hô hấp: nhiễm khuẩn đường hô hấp trên, viêm phế quản, sung huyết, ho, khó thở, viêm mũi họng, viêm hong, viêm mũi, sổ mũi, hắt hơi, đau họng.

Tiêu hóa: Táo bón, buồn nôn, nôn, khó tiêu, tiêu chảy, khô miệng, chán ăn, tăng ngon miệng, giảm cân, đầy hơi.

Sinh dục - niệu: Đau chậu hông, rối loạn tuyến tiền liệt, bất thường về nước tiểu, nhiễm khuẩn đường tiết niệu, đi tiểu luôn, bí tiểu tiện.

Thần kinh - cơ và xương: Yếu, đau khớp, đau lưng, tăng creatinin phosphokinase, đau cơ, tăng trương lực, dị cảm, run.

Mắt: nhìn mờ, co đồng tử

Khác: toát mồ hôi, hội chứng giống cúm, hội chứng cai thuốc, rét run

==>> Bạn đọc có thể tham khảo thêm thuốc:  Thuốc Efferalgan Codeine: Thuốc giảm đau, hạ sốt hiệu quả

6 Tương tác

Tramadol

Rượu có thể làm tăng tác dụng phụ của Tramadol đối với hệ thần kinh như chóng mặt, buồn ngủ và khó tập trung, vậy nên bệnh nhân nên tránh hoặc hạn chế sử dụng rượu khi dùng thuốc

Sự chuyển hóa của tramadol được trung gian bởi các enzyme CYP2D6 và CYP3A4. Việc sử dụng các thuốc ức chế đặc hiệu các enzym này có thể làm tăng nồng độ tramadol và làm giảm nồng độ chất chuyển hóa có hoạt tính và nguy cơ động kinh hoặc hội chứng serotonin có thể tăng lên.

Không dùng kết hợp Tramdol với các thuốc ức chế monoamin oxydase trong vòng 15 ngày để tránh nguy cơ hội chứng serotonin.

Acetaminophen

Những người lạm dụng rượu mạn tính có thể tăng nguy cơ nhiễm độc gan trong khi điều trị bằng acetaminophen

Uống dài ngày liều cao Acetaminophen làm tăng nhẹ tác dụng chống đông của  coumarin và dẫn chất indandion

Cần chú ý đến khả năng gây hạ thân nhiệt nghiêm trọng ở người bệnh dùng đồng thời phenothiazin và liệu pháp hạ nhiệt

Thuốc chống co giật gây cảm ứng enzym ở microsom gan có thể làm tăng tính độc hại gan của acetaminophen.

Probenecid có thể làm giảm đào thải acetaaminophen và làm tăng thời gian bán thải trong huyết tương.

Isoniazid và các thuốc chống lao làm tăng độc tính của acetaminophen đối với gan.

7 Lưu ý khi sử dụng và bảo quản

7.1 Lưu ý và thận trọng

Không dùng cho trẻ em dưới 12 tuổi.

Với người lớn và trẻ em từ 12 tuổi trở lên, không dùng quá 8 viên/ngày. Để tránh xảy ra quá liều, bệnh nhân không nên dùng vượt quá liều nếu không được chỉ định của bác sĩ.

Ở người > 75 tuổi, thời gian bán thải thuốc có thể bị kéo dài. Do đó, ,nếu cần thiết, có thể kéo dài khoảng cách uống theo nhu cầu của bệnh nhân.

Đối với bệnh nhân suy thận nặng được khuyến cáo không dùng Utrahealth ( Độ thanh thải creatinin <10). Trong trường hợp bệnh nhân suy thận trung bình ( độ thanh thải creatinin: 10-30 ml/phút), nên kéo dài khoảng cách dùng thuốc và không vượt quá 2 viên mỗi 12 giờ.

Không khuyến cáo sử dụng đồng thời với chất chủ vận - kháng chủ vận opioid ( buprenorphin, nalbuphin, pentazocin ).

7.2 Lưu ý sử dụng trên phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú

Không nên sử dụng tramadol trong thai kỳ vì không có đủ bằng chứng để đánh giá tình trạng an toàn của tramadol ở thai phụ.

Tramadol và các chất chuyển hóa được tìm thấy trong sữa mẹ với lượng nhỏ. Không nên dùng tramadol khi cho con bú.

7.3 Xử trí khi quá liều

Utrahealth là phối hợp giữa các thành phần của thuốc, vì vậy khi sử dụng với nồng độ cao có thể gây ra cá tác dụng phụ vô cùng nghiêm trọng. Vì vậy, khi phát hiện quá liều, cần phải đưa bệnh nhân đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được hỗ trợ và điều trị kịp thời.

7.4 Bảo quản

Bảo quản ở nơi khô ráo, dưới 30 độ.

Tránh ánh sáng mặt trời.

8 Nhà sản xuất

Nhà sản xuất: Standard Chem & Pham

SĐK: VN-21964-19

Nơi sản xuất: Đài Loan

Đóng gói: Hộp 10 vỉ x 10 viên

9 Thuốc Utrahealth giá bao nhiêu?

Thuốc Utrahealth hiện nay đang được bán ở nhà thuốc online Trung Tâm Thuốc central Pharmacy, giá sản phẩm có thể đã được cập nhật ở đầu trang. Hoặc để biết chi tiết về giá sản phẩm cùng các chương trình ưu đãi, bạn có thể liên hệ với nhân viên nhà thuốc qua số hotline 1900 888 633 để được tư vấn thêm.

10 Thuốc Utrahealth mua ở đâu?

Thuốc Utrahealth mua ở đâu chính hãng, uy tín nhất ? Bạn có thể mang đơn mà bác sĩ có kê thuốc Utrahealth để mua thuốc trực tiếp tại nhà thuốc Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy tại địa chỉ: Ngõ 116, Nhân Hòa, Thanh Xuân. Hoặc liên hệ qua số hotline/ nhắn tin trên website để được tư vấn sử dụng thuốc đúng cách. 

11 Ưu điểm

  • Thuốc Utrahealth được bào chế dưới dạng viên nén có thành phần là Acetaminophen và Tramadol, dạng bào chế tương đối phổ biến, tiện sử dụng, dễ bảo quản, lưu trữ và mang theo.
  • Do có thành phần là tramadol nên có thể điều trị các cơn đau từ trung bình đến nặng một cách hiệu quả và hiện đang nhận được sự tin dùng từ nhiều y bác sĩ. [2]
  • Utrahealth được sản xuất bởi công ty Standard Chem & Pham - được chứng nhận là công ty dược phẩm toàn diện đạt tiêu chuẩ GMP ( thực hành sản xuất tốt) do đó các sản phẩm luôn được đảm bảo chất lượng trước khi phân phối ra thị trường.

12 Nhược điểm

  • Không sử dụng được cho trẻ em dưới 12 tuổi
  • Vì thuốc được bào chế dưới dạng viên nén nên đôi khi hơi khó sử dụng với các bệnh nhân không thể uống được thuốc viên như người già.
  • Trong qua trình sử dụng có thể xảy ra một số tác dụng không mong muốn bao gồm tác dụng phụ trên thần kinh và hô hấp. [3].

Tổng 6 hình ảnh

utrahealth 1 E1556
utrahealth 1 E1556
utrahealth 2 F2140
utrahealth 2 F2140
utrahealth 3 Q6843
utrahealth 3 Q6843
utrahealth 4 J3304
utrahealth 4 J3304
utrahealth 6 V8072
utrahealth 6 V8072
utrahealth 7 F2555
utrahealth 7 F2555

Tài liệu tham khảo

  1. ^ Nguồn Dược thư quốc gia 2018, Tramadol trang 1440. Truy cập ngày 15 tháng 5 năm 2023 
  2. ^ Tác giả P Sawaddiruk và cộng sự ( Ngày đăng tháng 10 năm 2011). Tramadol hydrochloride/acetaminophen combination for the relief of acute pain., Pubmed. Truy cập ngày 12/05/2023
  3. ^ Tác giả chuyên gia của Drugs.com ( Ngày đăng 02 tháng 04 năm 2023).Tramadol Suspension: Indications, Side Effects, Warnings Consumer Information, drugs.com. Truy cập ngày 11 tháng 5 năm 2023
* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
  • 0 Thích

    người suy thận uống được ko

    Bởi: minh anh vào


    Thích (0) Trả lời
(Quy định duyệt bình luận)
UtraHealth 3/ 5 1
5
0%
4
0%
3
100%
2
0%
1
0%
Chia sẻ nhận xét
Đánh giá và nhận xét
  • UtraHealth
    H
    Điểm đánh giá: 3/5

    dùng được xíp nhanh cũng còn hạn mới

    Trả lời Cảm ơn (0)

SO SÁNH VỚI SẢN PHẨM TƯƠNG TỰ

vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
1900 888 633