USNadol Extra
Thuốc không kê đơn
Thương hiệu | US PHARMA USA, Công ty Cổ phần US Pharma USA |
Công ty đăng ký | Công ty Cổ phần US Pharma USA |
Số đăng ký | VD-34852-20 |
Dạng bào chế | Viên nén bao phim |
Quy cách đóng gói | Hộp 10 vỉ x 10 viên |
Hoạt chất | Paracetamol (Acetaminophen), Phenylephrin hydroclorid, Guaifenesin (Glyceryl guaiacolate) |
Xuất xứ | Việt Nam |
Mã sản phẩm | am858 |
Chuyên mục | Thuốc Hạ Sốt Giảm Đau |
Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi
Phản hồi thông tin
- Chi tiết sản phẩm
- Hỏi & Đáp 0
- Đánh giá 0
Thuốc USNadol Extra được sử dụng trong điều trị các triệu chứng do cảm cúm gây ra. Vậy, thuốc có liều dùng như thế nào? Cần những lưu ý gì khi sử dụng? Hãy cùng Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) tìm hiểu những thông tin về thuốc USNadol Extra trong bài viết sau đây.
1 Thành phần
Thành phần:
Trong 1 viên thuốc USNadol Extra có chứa:
Paracetamol 325mg
Guaifenesin 200mg
Phenylephrin HCl 5mg
Tá dược vừa đủ 1 viên
Dạng bào chế: Viên nén bao phim
2 Tác dụng - Chỉ định của thuốc USNadol Extra
2.1 Thuốc USNadol Extra có tác dụng gì?
USNadol Extra là thuốc gì? USNadol Extra chứa các thành phần kết hợp có tác dụng giảm đau, hạ sốt, giảm triệu chứng cảm cúm như ho, sổ mũi, hắt hơi,...
2.2 Chỉ định thuốc USNadol Extra
Thuốc USNadol Extra được chỉ định dùng trong các trường hợp:
- Người bệnh gặp các triệu chứng của cảm cúm như hắt hơi, sổ mũi, ngứa, nghẹt mũi, kèm kích ứng mắt, chảy nước mắt, đỏ mắt, ngứa họng hoặc ho.
- Người bị đau đầu, đau họng, ho có đờm,..
==>> Xem thêm thuốc có cùng hoạt chất: Thuốc Aphargen 325 - Kiểm soát tình trạng dị ứng mũi, cảm lạnh
3 Liều dùng - Cách dùng thuốc USNadol Extra
USNadol Extra được sử dụng cho người lớn và thanh thiếu niên (≥12 tuổi) với liều 1 – 2 viên x2 lần/ngày.
Để đạt hiệu quả, nên dùng USNadol Extra theo đường uống. Người bệnh nên uống nguyên viên thuốc, không bẻ nhỏ hay nghiền thuốc. Thuốc có thể uống trước ăn hoặc sau ăn.
4 Chống chỉ định
Không sử dụng thuốc nếu người bệnh là một trong những đối tượng sau:
- Người dị ứng, mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc.
- Bệnh nhân đang dùng các thuốc IMAO.
- Bệnh nhân có bệnh mạch vành và cao huyết áp nặng.
- Thiếu hụt G6DP.
- Bệnh nhân bị suy gan nặng.
- Không dùng cho trẻ em dưới 6 tuổi.
==>> Bạn đọc có thể tham khảo thêm Thuốc Rumenadol hạ sốt, giảm đau, giảm ho cho trẻ từ 6 tuổi trở lên
5 Tác dụng phụ
Trong quá trình sử dụng hoặc điều trị, người dùng thuốc có thể gặp một số tác dụng không mong muốn như mệt mỏi, khô miệng, nhức đầu, ban đỏ, mày đay, giảm tiểu cầu, suy gan... Nếu các triệu chứng xảy ra với tần suất cao, nghiêm trọng, người bệnh có thể ngưng dùng thuốc và báo với bác sĩ.
6 Tương tác
Lưu ý khi sử dụng thuốc USNadol Extra với các thuốc dưới đây vì có thể xảy ra các tương tác bất lợi:
- Thuốc ức chế men monoaminoxydase (IMAO) (một vài thuốc điều trị trầm cảm, bệnh lý tâm thần hay cảm xúc, hoặc bệnh parkinson): Tăng nguy cơ co mạch và/hoặc bùng phát tăng huyết áp khi dùng đồng thời với phenylephrin.
- Các thuốc chống co giật (gồm Phenytoin, barbiturat, carbamazepin), isoniazid: Tăng độc tính của Paracetamol trên gan.
- Rượu: tăng nguy cơ tác xảy ra tác dụng phụ của thuốc.
7 Lưu ý khi sử dụng và bảo quản
7.1 Lưu ý và thận trọng
Thận trọng đối với người có tiền sử các bệnh về tim mạch, bệnh gan, tiểu đường, cường giáp, ho tiết rất nhiều đàm, cao huyết áp, suy thận, tăng nhãn áp, tiểu khó do phì đại tuyến tiền liệt và ho mạn tính kéo dài do hút thuốc lá, do hen phế quản, viêm phế quản mạn tính hoặc khí phế thủng.
Không sử dụng thuốc cùng với rượu, các sản phẩm chứa cồn.
Không dùng quá liều khuyến cáo của nhà sản xuất.
Không bẻ viên, nghiền nhỏ viên, không uống thuốc đã hết hạn, đổi màu,...
7.2 Ảnh hưởng đến người vận hành máy móc hoặc lái xe
Thuốc không gây buồn ngủ, không có tác dụng an thần nên không ảnh hưởng đến độ tập trung tỉnh táo của người dùng. Tuy nhiên vẫn nên thận trọng khi sử dụng cho người vận hành máy móc, lái xe cần độ tập trung cao.
7.3 Lưu ý sử dụng trên phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú
Thuốc không được khuyến cáo sử dụng cho phụ nữ mang thai và cho con bú. Còn thiếu các dữ liệu về tính an toàn / hiệu quả của thuốc lên các đối tượng này. Chỉ dùng thuốc khi thực sự cần thiết và cần cân nhắc lợi ích / nguy cơ.
7.4 Xử trí khi quá liều
Khi quá liều thuốc, cần đưa bệnh nhân tới cơ sở y tế gần nhất để loại bỏ thuốc ra khỏi cơ thể và nhận được điều trị triệu chứng phù hợp.
Quá liều Paracetamol có thể dùng Acetylcystein bảo vệ gan nếu dùng trong khoảng 24 giờ kể từ khi quá liều Paracetamol (hiệu quả nhất nếu dùng trong khoảng 8 giờ). Liều uống đầu tiên là 140 mg/kg (liều tải), sau đó cho tiếp 17 liều nữa, mỗi liều 70 mg/kg cách nhau 4 giờ một lần. Than hoạt hoặc rửa dạ dày có thể được thực hiện để giảm sự hấp thu của Paracetamol.
Nếu quá liều liên quan đến Phenylephrin cần rửa dạ dày và kiểm soát cơn co giật bằng Diazepam tiêm tĩnh mạch. Có thể sử dụng Clorpromazin để kiểm soát sự hưng phấn và ảo giác. Tăng huyết áp nghiêm trọng có thể phải điều trị bằng thuốc chẹn alpha-adrenoceptor như phentolamin. Có thể kiểm soát rối loạn nhịp tim bằng các thuốc chẹn beta.
7.5 Bảo quản
Thuốc USNadol Extra cần được bảo quản ở môi trường thoáng mát, khô ráo, tránh ánh sáng trực tiếp, nhiệt độ dưới 25 độ C.
8 Sản phẩm thay thế
Trong trường hợp thuốc USNadol Extra hết hàng, bạn đọc có thể tham khảo một số thuốc có cùng hoạt chất, hàm lượng:
SaVi Day có chứa Dextromethorphan, Loratadine, Paracetamol với tác dụng hạ sốt, giảm ho, giảm sổ mũi. Thuốc được sản xuất bởi Công ty cổ phần dược phẩm SaVi - Việt Nam và có giá 80.000 đồng / hộp 100 viên.
Topsea F của Công ty cổ phần Dược phẩm TW2 - VIỆT NAM chứa Paracetamol (Acetaminophen), Cafein có giá 110.000 đồng / hộp 120 viên.
9 Nhà sản xuất
SĐK: VD-34852-20
Nhà sản xuất: Công ty Cổ phần US Pharma USA - Việt Nam.
Đóng gói: Hộp 10 vỉ x 10 viên.
10 Cơ chế tác dụng
Paracetamol được biết đến với tác dụng hạ sốt, giảm đau từ nhẹ đến trung bình do mọi nguyên nhân. Paracetamol làm giảm thân nhiệt ở người bệnh sốt, nhưng hiếm khi làm giảm thân nhiệt ở người bình thường. Thuốc tác động lên vùng dưới đồi gây hạ nhiệt, tỏa nhiệt tăng do giãn mạch và tăng lưu lượng máu ngoại biên. Thuốc không có tác dụng chống viêm.
Guaifenesin được phân loại là thuốc long đờm hoạt động bằng cách tăng cường sản xuất đờm và dịch tiết phế quản thông qua việc giảm độ bám dính và sức căng bề mặt của đờm. Guaifenesin được sử dụng với mục đích loãng đờm, long đờm trong viêm họng cảm cúm. [1]
Phenylephrin hydroclorid là một thuốc tác dụng giống thần kinh giao cảm alpha, (alpha,-adrenergic) có tác dụng trực tiếp lên các thụ thể alpha,-adrenergic làm co mạch tại chỗ, làm giảm xung huyết mũi và xoang do cảm lạnh. Thuốc đã được chấp thuận để điều trị nghẹt mũi không biến chứng và là một thuốc không kê đơn cho thuốc trị trĩ tại chỗ. [2]
11 Thuốc USNadol Extra giá bao nhiêu?
Thuốc USNadol Extra hiện nay đang được bán ở nhà thuốc online Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy, giá sản phẩm có thể đã được cập nhật ở đầu trang. Hoặc để biết chi tiết về giá sản phẩm cùng các chương trình ưu đãi, bạn có thể liên hệ với nhân viên nhà thuốc qua số hotline 1900 888 633 để được tư vấn thêm.
12 Thuốc USNadol Extra mua ở đâu?
Thuốc USNadol Extra mua ở đâu chính hãng, uy tín nhất? Bạn có thể mua thuốc trực tiếp tại Nhà thuốc Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy tại địa chỉ: 85 Vũ Trọng Phụng, Thanh Xuân, Hà Nội. Hoặc liên hệ qua số hotline/ nhắn tin trên website để đặt thuốc cũng như được tư vấn sử dụng thuốc đúng cách.
13 Ưu điểm
- Thuốc phối hợp nhiều thành phần, vừa có tác dụng hạ sốt, giảm đau đầu vừa có tác dụng long đờm, giảm sổ mũi nên có tác dụng tố cho các triệu chứng cảm cúm.
- Thuốc có thành phần kết hợp nên người dùng chỉ cần uống ít viên mà vẫn đạt hiệu quả tốt.
- Thuốc được bào chế dạng viên nén bao phim, dễ nuốt, mùi vị không bị khó chịu.
- Thuốc có giá thành tiết kiệm và chất lượng tương đương với các thuốc nhập khẩu vì được sản xuất bởi quy trình đạt chuẩn GMP-WHO của Công ty Cổ phần US Pharma USA - Việt Nam.
14 Nhược điểm
- Thuốc không dùng được cho trẻ dưới 12 tuổi.
Tổng 4 hình ảnh
Tài liệu tham khảo
- ^ Tác giả William Storms, Judith R Farrar (Ngày đăng tháng 3 năm 2009). Guaifenesin in rhinitis, Pubmed. Truy cập ngày 13 tháng 12 năm 2023.
- ^ Tác giả Evan Richards, Michael J. López, Christopher V. Maani (Ngày đăng 30 tháng 10 năm 2023). Phenylephrine, Pubmed. Truy cập ngày 13 tháng 12 năm 2023.