Tydol 150
Thuốc kê đơn
Thương hiệu | OPV, Công ty cổ phần dược phẩm OPV |
Công ty đăng ký | Công ty cổ phần dược phẩm OPV |
Số đăng ký | VD-27980-19 |
Dạng bào chế | Bột pha hỗn dịch uống |
Quy cách đóng gói | Hộp 12 gói |
Hạn sử dụng | 4 năm kể từ ngày sản xuất |
Hoạt chất | Paracetamol (Acetaminophen) |
Xuất xứ | Việt Nam |
Mã sản phẩm | am1851 |
Chuyên mục | Thuốc Hạ Sốt Giảm Đau |
Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi
Phản hồi thông tin
- Chi tiết sản phẩm
- Hỏi & Đáp 0
- Đánh giá 0
Thuốc Tydol 150 thường được sử dụng để giảm đau, hạ sốt từ nhẹ đến vừa trong trường hợp cần thiết. Trong bài viết này, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) xin gửi đến bạn chi tiết về thuốc Tydol 150.
1 Thành phần
Trong 1 gói Tydol 150 có chứa thành phần chính là:
- Acetaminophen 150mg.
- Tá dược vừa đủ.
Dạng bào chế: Bột pha hỗn dịch uống.
2 Công dụng của thuốc Tydol 150
Tydol 150 được chỉ định để hạ sốt cho trẻ em khi trẻ có thể trọng phù hợp.
Ngoài ra hoạt chất cũng được sử dụng để giảm đau trong các trường hợp thông thường như cảm lạnh, cảm cúm, nhức đầu, tiêm phòng,... khi có chỉ định từ bác sĩ.
==>> Bạn đọc có thể tham khảo thêm thuốc: Thuốc Panactol - Extra: Giảm đau, hạ sốt và chống viêm hiệu quả
3 Liều dùng - Cách dùng của thuốc Tydol 150
Tydol 150mg dành cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên với liều cụ thể như sau:
Cân nặng của trẻ (kg) | Độ tuổi | Liều dùng cho 1 lần |
8kg đến 12kg | 6 tháng đến 2 tuổi | Mỗi lần uống 1 gói cách 6 giờ dùng lại một lần, ngày dùng không quá 4 gói. |
13kg đến 15kg | 2 tuổi đến 5 tuổi | Mỗi lần uống 1 gói cách 4 giờ dùng lại một lần, ngày dùng không quá 6 gói. |
16kg đến 24kg | 4 tuổi đến 9 tuổi | Mỗi lần uống 2 gói cách 4 giờ dùng lại một lần, ngày dùng không quá 8 gói. |
25kg đến 30kg | 8 tuổi đến 11 tuổi | Mỗi lần uống 2 gói cách 4 giờ dùng lại một lần, ngày dùng không quá 12 gói. |
Cách dùng Tydol 150: Hòa tan gói thuốc với 1 lượng nước vừa đủ và dùng ngay sau khi pha.
4 Chống chỉ định
Chống chỉ định dùng thuốc cho có tiền sử quá mẫn với Acetaminophen hoặc với bất cứ thành phần nào của Tydol 150.
Không dùng thuốc cho bệnh nhân có tiền sử thiếu hụt men G6PD bẩm sinh, hoặc người đang bị các bệnh lý liên quan đến chức năng gan.
Không dùng thuốc cho những bệnh nhân có tiền sử thiếu máu, tim, phổi hoặc các tình trạng liên quan đến thận và chức năng thận.
==>> Bạn đọc có thể tham khảo thêm thuốc: [Thuốc Paralmax Pain (Hộp 10 vỉ x 12 viên) - Thuốc giảm đau xương khớp của Boston Pharma
5 Tác dụng không mong muốn thuốc Tydol 150
Việc dùng thuốc và liều cao có thể gây độc cho gan, suy tế bào gan thậm chí là hoại tử gan.
Tình trạng nổi mẩn hoặc một số phản ứng quá mẫn khác, tuy nhiên tình trạng này thường rất ít gặp do thuốc tương đối an toàn khi dùng ở liều điều trị.
Đã có báo cáo về rối loạn chức năng huyết học như giam bạch cầu trung tính giảm số lượng tiểu cầu hoặc huyết cầu do sử dụng Acetaminophen.
6 Tương tác thuốc
Thuốc | Tương tác |
Coumarin | Dùng liều cao Tydol 150 có thể tăng tác dụng chống đông của hoạt chất này |
Dẫn chất Indandion | Dùng liều cao Tydol 150 có thể tăng tác dụng chống đông của hoạt chất thuộc nhóm này |
Phenothiazin | Phối hợp đồng thời trong một phác đồ điều trị có thể gây ra tình trạng hạ sốt nghiêm trọng |
Các thuốc chống co giật | Phối hợp đồng thời có thể làm tăng độc tính của Acetaminophen trên gan |
Rượu | Gia tăng độc tính trên gan |
7 Lưu ý khi sử dụng và bảo quản
7.1 Lưu ý và thận trọng
Cần tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu dùng thuốc để giảm đau trên 5 ngày hoặc khi đã dùng thuốc nhưng tình trạng đau không có dấu hiệu thuyên giảm.
Bệnh nhân sốt cao liên tục, đáp ứng kém với thuốc hạ sốt hoặc sốt trên 39 độ C trong 3 ngày liên tục.
Đặc biệt lưu ý khi dùng thuốc ở những bệnh nhân được chẩn đoán là suy giảm chức năng của gan hoặc thận kể cả thể.
Do chế phẩm có chứa Sulfite trong công thức tá dược nên có thể gây ra phản ứng quá mẫn ở một số đối tượng.
Không dùng hoặc đặc biệt thận trọng cho những bệnh nhân có tiền sử thiếu máu, uống nhiều rượu, lạm dụng rượu hoặc Phenylceton- niệu.
Tránh phối hợp đồng thời với các loại thuốc có chứa thành phần Acetaminophen trong công thức.
7.2 Lưu ý cho phụ nữ có thai và bà mẹ đang cho con bú
Thai phụ: Các nghiên cứu cho thấy hoạt chất Acetaminophen thường không gây ra các tác động bất lợi đến sự phát triển của thai nhi, tuy nhiên, vẫn cần thận trọng khi dùng thuốc cho nhóm đối tượng này đặc biệt là trong giai đoạn 3 tháng đầu.
Bà mẹ cho con bú: Không thấy tác động bất lợi đến sức khỏe của trẻ khi mẹ sử dụng Acetaminophen để giảm đau hoặc hạ sốt. Do đó thuốc có thể dùng trong trường hợp cần thiết.
7.3 Quá liều và xử trí
Các triệu chứng quá liều thuốc có thể gặp phải là nôn, chán ăn, đau bụng việc dùng quá liều với lượng lớn có thể gây suy gan. Dùng liều cao trên 150mg/kg thể trọng ở trẻ nhỏ có thể gây phân hủy tế bào gan dẫn đến hoại tử gan không hồi phục thậm chí là tử vong.
Nếu thấy bệnh nhân có các biểu hiện bất thường nghi ngờ là do dùng thuốc quá liều thì cần đưa ngay đến cơ sở y tế để được hỗ trợ kịp thời.
7.4 Bảo quản
Bảo quản thuốc ở nơi cao ráo và thoáng mát, tránh ánh sáng, nhiệt độ duy trì dưới 30 độ C.
8 Cơ chế tác dụng
8.1 Dược động học
Cơ chế tác dụng của hoạt chất đến nay vẫn chưa được nghiên cứu một cách đầy đủ, thuốc thường được phân loại vào nhóm NSAIDs do có khả năng giảm đau và hạ sốt. Acetaminophen không có khả năng chống viêm cũng như chống kết tập tiểu cầu như các hoạt chất trong cùng nhóm khác, tuy nhiên nó vẫn thể hiện được khả năng ức chế sự sinh tổng hợp cyclooxygenase (COX).[1]
Theo các nhà nghiên cứu thì hoạt chất thể hiện khả năng giảm đau thông qua việc nâng ngưỡng chịu đau của cơ thể, ức chế 2 dạng đồng phân của men Cyclooxygenase là COX-1 và COX-2. Do không thể ức chế được sự tổng hợp của men Cyclooxygenase ngoại biên nên nó không có khả năng chống viêm.[2]
8.2 Dược lực học
Acetaminophen có Sinh khả dụng đường uống tương đương khoảng 88% với nồng độ đỉnh trong huyết tương có thể đạt được sau 1h 30 phút sau khi uống.
Thể tích phân bố của thuốc trên các mô hình thực nghiệm là khoảng 0,9L/kg với 20% liều uống có khả năng liên kết với các tế bào hồng cầu. Hoạt chất được phân bố khá rộng trong cơ thể nhưng trừ mô mỡ. Với liều điều trị thông thường thì sự liên kết của hoạt chất với Protein huyết tương chỉ vào khoảng 10% đến 25%.
9 Sản phẩm thay thế thuốc Tydol 150
Trong trường hợp thuốc Tydol 150 hết hàng, thì bạn có thể cân nhắc chuyển sang các thuốc sau:
- Tatanol trẻ em 120mg có thành phần chính là Paracetamol hàm lượng 120mg. Thuốc thường được chỉ định để làm dịu cơn đau họng, đau đầu, sốt do mọc răng, viêm họng,... ở trẻ em có thể trạng phù hợp. Thuốc được điều chế ở dạng viên nén và được sản xuất bởi Công ty cổ phần Pymepharco.
- Mexcold 100 thuốc có thành phần chính là Paracetamol hàm lượng 100mg. Thuốc Mexcold 100 thường được chỉ định để giảm đau và hạ sốt cho cả người lớn và trẻ em.
10 Thông tin chung
Số đăng ký: VD-27980-19.
Nhà sản xuất: Công ty cổ phần dược phẩm OPV.
Đóng gói: Hộp 12 gói.
11 Thuốc Tydol 150 giá bao nhiêu?
Thuốc Tydol 150 hiện nay đang được bán ở nhà thuốc online Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy, giá Tydol 150 có thể đã được cập nhật ở đầu trang. Hoặc để biết chi tiết về giá sản phẩm cùng các chương trình ưu đãi, bạn có thể liên hệ với nhân viên nhà thuốc qua số hotline 1900 888 633 để được tư vấn thêm.
12 Thuốc Tydol 150 mua ở đâu?
Thuốc Tydol 150 mua ở đâu chính hãng, uy tín nhất? Bạn có thể mang đơn mà bác sĩ có kê thuốc Tydol 150 để mua thuốc trực tiếp tại nhà thuốc Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy tại địa chỉ: Ngõ 116, Nhân Hòa, Thanh Xuân. Hoặc liên hệ qua số hotline/nhắn tin trên website để được tư vấn sử dụng thuốc đúng cách.
13 Ưu điểm
- Tydol 150 có chỉ định rộng có thể vừa giảm đau vừa hạ sốt do đó giúp tối ưu tác dụng.
- Thuốc có thể được dùng để làm giảm tình trạng đau răng, đau họng, đau đầu hoặc nhiều tình trạng đau khác trừ đau có nguồn gốc nội tạng.
- Do được bào chế ở dạng bột pha nên rất thích hợp khi sử dụng cho trẻ em.
14 Nhược điểm
- Thuốc không được khuyến cáo sử dụng ở trẻ dưới 6 tháng tuổi hay có thể trạng không phù hợp.
- Việc dùng thuốc kéo dài có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng gan.
Tổng 11 hình ảnh
Tài liệu tham khảo
- ^ Tác giả Kaci Durbin (đăng ngày 6 tháng 8 năm 2023), Acetaminophen, Drug.com. Truy cập ngày 7 tháng 1 năm 2023.
- ^ Tác giả Melisa Puckey (đăng ngày 5 tháng 3 năm 2023), Oxycodone and Acetaminophen, Drug.com. Truy cập ngày 7 tháng 1 năm 2023.