TV. Pafen F
Thuốc không kê đơn
Thương hiệu | TV.Pharm, CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM TV.PHARM |
Công ty đăng ký | CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM TV.PHARM |
Dạng bào chế | Viên nén |
Quy cách đóng gói | Hộp 10 Vỉ x 10 Viên |
Hoạt chất | Diphenhydramin, Ibuprofen, Paracetamol (Acetaminophen) |
Xuất xứ | Việt Nam |
Mã sản phẩm | thuy800 |
Chuyên mục | Thuốc Hạ Sốt Giảm Đau |
Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi tại đây
- Chi tiết sản phẩm
- Hỏi & Đáp 0
- Đánh giá 0
1 Thành phần
Mỗi viên TV. Pafen F chứa:
- Paracetamol: 650 mg
- Ibuprofen: 200 mg
- Diphenhydramine.HCl: 12,5 mg
- Tá dược: Vừa đủ
Dạng bào chế: Viên nén bao phim
2 Tác dụng - Chỉ định của thuốc TV. Pafen F
Thuốc TV. Pafen F với sự kết hợp của ba thành phần Paracetamol, Ibuprofen và Diphenhydramine.HCl có tác dụng giảm các cơn đau mức độ từ nhẹ đến trung bình như đau đầu, đau khớp, đau lưng, hạ sốt đồng thời cũng giúp giảm các triệu chứng như sổ mũi, hắt hơi, ngứa họng
==>> Xem thêm thuốc: Thuốc Partamol Extra điều trị đau và sốt mức độ nhẹ và trung bình.
3 Liều dùng - Cách dùng thuốc TV. Pafen F
Uống TV. Pafen F sau ăn, uống nguyên viên nén với nước lọc.
Đối với trẻ trên 12 tuổi và người trưởng thành: Uống 1 viên TV. Pafen F/ lần, ngày uống 3 - 4 lần
4 Chống chỉ định
Người bị quá mẫn với bất kỳ thành phần nào trong TV. Pafen F.
Bệnh nhân hen, người có tình trạng rối loạn chảy máu, suy gan hoặc suy thận.
Bệnh nhân mắc bệnh tim mạch, bị loét dạ dày - tá tràng tiến triển.
Các đối tượng thiếu men G6PD hoặc đang dùng thuốc chống đông và IMAO.
Phụ nữ có thai, đang cho con bú, trẻ em dưới 12 tuổi
5 Tác dụng phụ
Tác dụng phụ có thể gặp khi dùng thuốc TV. Pafen F:
- Ngủ gà gật, sốt, cảm thấy hoa mắt, mệt mỏi, xuất hiện tình trạng kích động.
- Nổi mẩn, phát ban da, khô miệng và niêm mạc, thay đổi khẩu vị
- Buồn nôn, rối loạn tiêu hóa, suy gan nếu dùng trong thời gian dài và liều cao.
- Thay đổi thành phần công thức máu, giảm huyết cầu và bạch cầu
6 Tương tác
Thuốc | Tương tác |
Thuốc chống đông máu | Tăng tác dụng chống đông máu của nhóm thuốc này. |
Rượu, Isoniazid và các thuốc chống co giật | Gây độc tính nguy hiểm cho gan |
Thuốc chống viêm không steroid | Tăng nguy cơ xuất huyết tiêu hóa và loét dạ dày. |
Thuốc lợi tiểu: TV | Pafen F gây giảm tác dụng của nhóm thuốc này |
Barbiturat, thuốc IMAO | Tăng tác dụng ức chế thần kinh trung ương |
==>> Xem thêm thuốc: Thuốc Partamol 150mg Stada - Thuốc giảm đau hạ sốt
7 Lưu ý khi sử dụng và bảo quản thuốc TV. Pafen F
7.1 Lưu ý và thận trọng
Tuyệt đối không được sử dụng rượu khi đang dùng thuốc TV. Pafen F
Không uống TV. Pafen F cùng với các thuốc kháng chứa paracetamol.
Bệnh nhân cần được phổ biến về các phản ứng có thể xảy ra khi uống TV. Pafen F như hoại tử da nhiễm độc, hội chứng Steven-Johnson (SJS),...
Dùng đúng liều và đúng thời gian đã được bác sĩ chỉ định, tuyệt đối không tự ý thay đổi liều thuốc TV. Pafen F
7.2 Lưu ý sử dụng với người vận hành xe và máy móc
Không dùng TV. Pafen F khi phải lái xe hoặc vận hành máy móc do thuốc có thể gây buồn ngủ, mất tập trung.
7.3 Lưu ý sử dụng trên phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú
Không khuyến cáo sử dụng thuốc TV. Pafen F cho người đang mang thai và cho con bú do lo ngại về khả năng ức prostaglandin tiềm tàng ở trẻ.
7.4 Xử trí khi quá liều
Đối với ngộ độc Paracetamol:
- Biểu hiện lâm sàng: Buồn nôn, da, niêm mạc và móng tay xuất hiện vết tím xanh,...
- Cách xử lý: Trong mọi trường hợp, cần rửa dạ dày và thực hiện tốt nhất trong vòng 4 giờ sau khi uống.
Đối với ngộ độc Ibuprofen:
- Triệu chứng: Đau bụng, nôn, nhức đầu, ù tai, co giật,...
- Xử trí quá liều: Có thể gây nôn hoặc tiến hành rửa dạ dày.
Đối với ngộ độc Diphenhydramin hydroclorid:
- Triệu chứng: ức chế hệ thần kinh và hệ hô hấp.
- Xử trí: rửa dạ dày kết hợp dùng Than hoạt tính.
7.5 Bảo quản
TV. Pafen F nên được bảo quản ở nơi khô ráo, nhiệt độ bảo quản dưới 30 độ C.
8 Sản phẩm thay thế
Trong trường hợp thuốc TV. Pafen F (10 vỉ x 10 viên) hết hàng, quý khách có thể tham khảo các thuốc sau:
- Thuốc Cadigesic 650mg được sử dụng trong lâm sàng với chỉ định dùng làm thuốc giảm đau và hạ sốt. Thuốc được nghiên cứu và sản xuất bởi Công ty cổ phần Dược phẩm Cần Giờ với quy cách đóng gói là Hộp 10 vỉ x 10 viên.
- Thuốc Tatanol forte 650mg được chỉ định dùng trong các trường hợp sốt trên 38,5 độ C do mọi nguyên nhân, đau mức độ nhẹ-vừa: nhức đầu, đau do cảm lạnh và cảm cúm, đau họng, đau do hành kinh, đau sau khi tiêm ngừa hay nhổ răng, đau nửa đầu, đau do viêm xương khớp.
9 Cơ chế tác dụng
9.1 Dược lực học
Acetaminophen tác động chủ yếu vào hệ thống thần kinh trung ương, ức chế COX đặc biệt là COX-2, giúp giảm sản xuất prostaglandin. Acetaminophen không tác động mạnh đến COX-1 ở mô ngoại vi nên thuốc không gây tác dụng phụ như loét dạ dày hay rối loạn tiêu hóa. Acetaminophen cũng có tác dụng hạ sốt nhờ tác động lên trung tâm điều nhiệt ở vùng hypothalamus của não. [1]
Ibuprofen ức chế cả COX-1 và COX-2 từ đó hạn chế tổng hợp các chất trung gian hóa học gây ra viêm, đau và sốt. COX-1 có vai trò bảo vệ niêm mạc dạ dày và chức năng thận, COX-2 lại có tác động đến quá trình viêm. Nếu ức chế COX-1 quá mức, Ibuprofen có thể gây tác dụng phụ như loét dạ dày.
Diphenhydramine có tác dụng ức chế các thụ thể histamin H1 giúp ngăn chặn tác động của histamin, từ đó giảm các triệu chứng dị ứng như ngứa, hắt hơi. Ngoài ra, diphenhydramine còn có tác dụng an thần, giúp giảm lo âu và hỗ trợ giấc ngủ. Tuy nhiên, hoạt chất này cũng tác động đến các thụ thể khác trong hệ thần kinh trung ương nên có thể gây ra buồn ngủ và khô miệng.
9.2 Dược động học
Acetaminophen không bị tác động bởi thức ăn và có Thể tích phân bố trong cơ thể khoảng 0.95 L/kg. Acetaminophen chuyển hóa chủ yếu nhờ enzym CYP450 tại gan. Acetaminophen đào thải qua thận với tỉ lệ 90%.
Ibuprofen có nồng độ tối đa sau khi uống 1-2 giờ. Ibuprofen liên kết tốt với protein huyết tương và được đào thải rất nhanh qua đường nước tiểu.
Diphenhydramine đạt nồng độ tối đa sau khi uống 1-4 giờ. Diphenhydramine cũng liên kết tốt với protein huyết tương (80-85%) và được chuyển hóa gần như hoàn toàn tại gan. Diphenhydramine thải trừ chủ yếu qua thận.
10 Thuốc TV. Pafen F giá bao nhiêu?
Thuốc TV. Pafen F hiện nay đang được bán ở nhà thuốc online Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy, giá sản phẩm có thể đã được cập nhật ở đầu trang. Hoặc để biết chi tiết về giá sản phẩm cùng các chương trình ưu đãi, bạn có thể liên hệ với dược sĩ đại học của nhà thuốc qua số hotline hoặc nhắn tin trên zalo, facebook.
11 Thuốc TV. Pafen F mua ở đâu?
Thuốc TV. Pafen F mua ở đâu chính hãng, uy tín nhất? Bạn có thể mua thuốc trực tiếp tại nhà thuốc Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy tại địa chỉ: 85 Vũ Trọng Phụng, Thanh Xuân. Hoặc liên hệ qua số hotline/ nhắn tin trên website để được tư vấn sử dụng thuốc đúng cách.
12 Ưu điểm
- Thuốc TV. Pafen F được bào chế dưới dạng viên nén bao phim, đóng thành từng vỉ nên rất thuận lợi khi sử dụng và bảo quản
- TV. Pafen F được nghiên cứu và sản xuất bởi CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM TV.PHARM - một đơn vị dược phẩm uy tín tại Việt Nam
13 Nhược điểm
- TV. Pafen F có thể gây ra các tác dụng phụ và cần thận trọng khi dùng cho phụ nữ có thai và cho con bú.
Tổng 5 hình ảnh
Tài liệu tham khảo
- ^ Tác giả Drugbank (Ngày đăng 13/6/2005), Acetaminophen. Drugbank. Truy cập ngày 19 tháng 12 năm 2024