Tiafo 1g
Thuốc kê đơn
Thương hiệu | Pymepharco, Pymepharco |
Công ty đăng ký | Pymepharco |
Số đăng ký | VD-28306-17 |
Dạng bào chế | Thuốc bột pha tiêm |
Quy cách đóng gói | Hộp 1 lọ+ 1 ống nước cất pha tiêm 15ml |
Hoạt chất | Cefotiam |
Xuất xứ | Việt Nam |
Mã sản phẩm | aa3109 |
Chuyên mục | Thuốc Kháng Sinh |
Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi
Phản hồi thông tin
Biên soạn: Dược sĩ Kiều Trang
Dược sĩ lâm sàng - Đại học Y Dược Thái Bình
Ngày đăng
Cập nhật lần cuối:
Lượt xem: 2242 lần
- Chi tiết sản phẩm
- Hỏi & Đáp 0
- Đánh giá 0
Thuốc tiêm Tiafo 1g được sử dụng trong điều trị các bệnh nhiễm trùng. Vậy, thuốc có liều dùng như thế nào? Cần những lưu ý gì khi sử dụng? Hãy cùng Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) tìm hiểu những thông tin về thuốc tiêm Tiafo 1g trong bài viết sau đây.
1 Thành phần
Thành phần: Mỗi lọ Thuốc tiêm Tiafo 1g chứa Cefotiam (dưới dạng Cefotiam HCl với natri carbonat) - 1g.
Dạng bào chế: Thuốc bột pha tiêm.
2 Tác dụng - Chỉ định của thuốc tiêm Tiafo 1g
2.1 Tác dụng của thuốc tiêm Tiafo 1g
2.1.1 Dược lực học
Cefotiam thuộc họ beta-lactam, nhóm Cephalosporin thế hệ 3, là một kháng sinh bán tổng hợp có phổ tác dụng rộng trên cả vi khuẩn Gram dương và Gram âm. Thuốc được tiêm dưới dạng Cefotiam HCl nhưng liều lượng của thuốc lại tính theo dạng base.
Cefotiam là một tiền thuốc. Cơ chế diệt khuẩn của cefotiam là ức chế quá trình tổng hợp thành tế bào của chúng. Phổ tác dụng của các kháng sinh thuộc nhóm beta-lactam liên quan đến đặc tính gắn vào các protein gắn penicilin cần thiết cho sự phân chia và phát triển của tế bào vi khuẩn.[1]
Cefotiam bền vững với nhiều beta lactamase nhưng độ bền với beta lactamase lại kém hơn so với một số cephalosporin thế hệ 3 khác. Thuốc không có tác dụng chống Enterobacter cloacae, Pseudomonas aeruginosa. Do đó, thuốc không được khuyến khích để điều trị theo kinh nghiệm các nhiễm khuẩn do lây truyền trong môi trường bệnh viện.
2.1.2 Dược động học
Thuốc được hấp thu nhanh sau khi tiêm bắp. Sinh khả dụng của thuốc khoảng 60%. Nồng độ đỉnh đạt được sau khi tiêm bắp liều 1g là 17mg/l. Đối với truyền tĩnh mạch, liều 1g cefotiam truyền trong 30 phút, nồng độ đỉnh đạt được trong huyết tương 15 phút sau khi kết thúc tiêm truyền là 35mg/l. Khoảng 40% liều được gắn vào protein huyết tương. Nửa đời thải trừ của thuốc vào khoảng 1 giờ. Thuốc dễ dàng phân bố vào cơ thể với thể tích 0,5lít/kg. Hầu hết thuốc thải trừ trong 4 giờ với 50 - 67% ở dạng không đổi, có thể lên đến 13 giờ với bệnh nhân tiểu khó. Một lượng nhỏ thuốc được đào thải qua mật. Nồng độ trung bình của thuốc trong túi mật và trong thành túi mật ở bệnh nhân có sỏi mật sử dụng liều 0,5g hay 1g tiêm tĩnh mạch tương ứng khoảng 17mg/l và 32mg/1 30 phút sau khi dùng thuốc.
2.2 Chỉ định thuốc tiêm Tiafo 1g
Thuốc tiêm Tiafo 1g được dùng trong các trường hợp:
- Nhiễm khuẩn huyết.
- Viêm khớp, viêm tủy xương.
- Nhiễm trùng thứ phát.
- Viêm phế quản cấp, viêm họng (như áp xe amidan hoặc viêm amidan).
- Nhiễm trùng thứ phát do viêm phổi, sưng viêm có mủ, áp xe phổi, tổn thương hô hấp mạn tính.
- Viêm phúc mạc.
- Viêm thận, viêm bàng quang, viêm tuyến tiền liệt (cả thể cấp và mạn tính).
- Viêm túi mật.
- Viêm xoang, viêm tai giữa.
- Viêm màng não mủ.
- Nhiễm trùng tử cung, viêm tuyến Bartholin, viêm kết mạc tử cung.
==>> Xem thêm thuốc có cùng hoạt chất: [CHÍNH HÃNG] Thuốc Maxapin 1g điều trị nhiễm khuẩn an toàn
3 Liều dùng - Cách dùng thuốc tiêm Tiafo 1g
3.1 Liều dùng thuốc tiêm Tiafo 1g
3.1.1 Đối với người lớn:
Tiêm bắp hoặc tiêm/tiêm truyền tĩnh mạch liều 0,5-2 lọ/ngày, chia làm 2 - 4 lần, mỗi lần cách nhau 6 - 12 giờ.
Nhiễm khuẩn huyết: tiêm tĩnh mạch, có thể tăng lên 4 lọ/ngày.
3.1.2 Trẻ em:
Liều 40 - 80mg/kg/ngày tiêm tĩnh mạch, chia làm 3 - 4 lần, mỗi lần cách nhau 6 - 8 giờ.
Nhiễm khuẩn nặng (bao gồm nhiễm khuẩn máu, viêm màng não): Có thể tăng lên 160mg/kg/ngày.
3.1.3 Suy thận:
Nếu Độ thanh thải creatinin > 20ml/phút thì không cần điều chỉnh liều, nhưng không được nhiều hơn 400mg/24 giờ.
Nếu độ thanh thải creatinin < 16,6ml/phút hoặc < 20ml/phút thì liều phải giảm còn 75% so với liều thông thường, cách nhau 6 - 8 giờ/lần. Không cần thay đổi liều khi cách nhau 12 giờ.
Liều dùng được điều chỉnh tùy theo mức độ bệnh và tùy theo độ tuổi.
3.2 Cách dùng thuốc tiêm Tiafo 1g hiệu quả
Tiêm truyền tĩnh mạch: Hòa tan 1g cefotiam với 100 ml dung dịch dextrose 5% hoặc 100ml dung dịch NaCl 0,9% để có nồng độ cuối cùng khoảng 10mg/ml. Truyền tĩnh mạch nhỏ giọt được khuyến khích thực hiện từ 30 phút đến 2 giờ sau khi hòa tan.
Tiêm tĩnh mạch: Hòa tan 1 lọ cefotiam trong 10 ml nước cất pha tiêm để đạt nồng độ khoảng 100mg/ml, hoặc 5 ml dung dịch dextrose 5%, hoặc trong 5 ml dung dịch NaCl 0,9%, để có nồng độ cuối cùng khoảng 200 mg/ml.
Độ ổn định dung dịch sau khi pha:
Dung dịch cefotiam sau khi được pha cùng nước cất pha tiêm và đạt nồng độ khoảng 100mg/ml có khả năng ổn định trong 24 giờ ở nhiệt độ lạnh (2-8 °C) và trong 12 giờ ở nhiệt độ phòng (23-27 °C).
Dung dịch cefotiam sau khi được pha đạt nồng độ khoảng 200 mg/ml có thể ổn định trong 24 giờ ở nhiệt độ lạnh (2-8 °C) và trong 24 giờ ở nhiệt độ phòng (23-27 °C).
4 Chống chỉ định
Quá mẫn với bất kì thành phần nào của thuốc hoặc với kháng sinh nhóm cephalosporin.
Quá mẫn với các chất gây tê, gây mê tại chỗ nhóm anilid như lidocain.
Không sử dụng tiêm bắp cho trẻ em.
5 Tác dụng phụ
Trong một vài trường hợp: Hoa mắt, khó chịu, đau đầu, đau bụng, tiêu chảy, bội nhiễm nấm, viêm miệng.
Máu: Biểu hiện nhất thời, giảm bạch cầu trung tính, chủ yếu tăng bạch cầu ưa eosin.
Hiếm gặp: Sốc, hội chứng Stevens - Johnson, quá mẫn, tăng men gan, suy thận, thay đổi huyết học, viêm kết tràng giả mạc, buồn nôn, nôn, thiếu hụt vitamin (vitamin K, vitamin B).
Thông báo cho bác sĩ các tác dụng không mong muốn gặp phải trong khi sử dụng thuốc.
6 Tương tác
Nguy cơ suy thận có khả năng tăng khi sử dụng đồng thời cefotiam với các thuốc kháng sinh nhóm cephalosporin hoặc với các thuốc lợi tiểu như furosemid.
Sự kết hợp giữa bột tiêm cefotaxim với dung dịch gabexate mesilate 100mg/lọ, Dipyridamole 5mg/ml (2ml), Bromhexin hydroclorid 2mg/ml (2ml) là không tương thích vì nó gây thay đổi về pH, cảm quan và hiệu lực kháng khuẩn của thuốc cefotiam sau khi pha.
7 Lưu ý và thận trọng khi sử dụng thuốc tiêm Tiafo 1g
7.1 Lưu ý và thận trọng
Thận trọng khi sử dụng thuốc cho các bệnh nhân sau:
Có tiền sử phản ứng quá mẫn trước đó với penicillin.
Bản thân hoặc gia đình bệnh nhân có cơ địa dị ứng.
Suy thận nặng.
Bệnh nhân dinh dưỡng kém, bệnh nhân nuôi ăn bằng đường tĩnh mạch, người suy kiệt, người già. Cần phải theo dõi tình trạng huyết học của những bệnh nhân này (vì triệu chứng thiếu vitamin K có khả năng xảy ra, gây nên hiện tượng máu khó đông).
Rất hiếm khi xảy ra tình trạng viêm đại tràng giả mạc. Trường hợp xảy ra, cần ngừng ngay và cho điều trị thích hợp. Cefotiam có thể làm dương tính giả test Coombs (xét nghiệm antiglobulin phát hiện kháng thể trên hồng cầu) hoặc khi test Glucose trong nước tiểu bằng phương pháp dùng chất khử.
Nguy cơ kháng thuốc khi dùng trong thời gian dài.
7.2 Khuyến cáo cho phụ nữ có thai và bà mẹ cho con bú
Phụ nữ có thai: Do tính an toàn của thuốc trên phụ nữ mang thai chưa được rõ ràng, chỉ sử dụng thuốc khi cân nhắc thấy lợi ích dự kiến vượt trội so với nguy cơ.
Phụ nữ đang cho con bú: Hiện chưa biết cefotiam có bài tiết qua sữa mẹ hay không. Tuy nhiên, trong thời gian điều trị với cefotiam nên tạm dừng việc cho con bú.
7.3 Tác động của thuốc khi lái xe và vận hành máy móc
Chưa có nghiên cứu về tác động của thuốc lên người lái xe và vận hành máy móc.Tuy nhiên do thuốc có thể gây hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, đau bụng, khó chịu, tiêu chảy hoặc hiếm khi là sốc nên thận trọng sử dụng thuốc khi lái xe và vận hành máy móc.
7.4 Làm gì khi uống quá liều thuốc tiêm Tiafo 1g?
Triệu chứng quá liều: Buồn nôn, nôn, tiêu chảy, đau vùng thượng vị và co giật.
Xử trí khi quá liều:
Chưa có thuốc giải độc đặc hiệu. Nếu quá liều chỉ điều trị triệu chứng. Trong tình huống người bệnh bị co giật, cần ngưng thuốc ngay lập tức và điều trị chống co giật theo chỉ định lâm sàng.
Bảo vệ đường hô hấp của người bệnh đồng thời hỗ trợ thông khí, truyền dịch. Theo dõi cẩn thận, duy trì các biểu hiện sống của người bệnh trong phạm vi cho phép, như các chất điện giải trong huyết thanh, hàm lượng khí - máu.[2]
7.5 Bảo quản
Thuốc tiêm Tiafo 1g nên được bảo quản nơi khô ráo thoáng mát, tránh ánh sáng trực tiếp và để xa tầm tay trẻ em.
8 Nhà sản xuất
Nhà sản xuất: Công ty cổ phần Pymepharco.
SĐK: VD-28306-17.
Đóng gói: Hộp 1 lọ + 1 ống nước cất pha tiêm 15ml.
9 Thuốc tiêm Tiafo 1g giá bao nhiêu?
Thuốc tiêm Tiafo 1g hiện nay đang được bán ở nhà thuốc online Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy, giá sản phẩm có thể đã được cập nhật ở đầu trang. Hoặc để biết chi tiết về giá sản phẩm cùng các chương trình ưu đãi, bạn có thể liên hệ với nhân viên nhà thuốc qua số hotline 1900 888 633 để được tư vấn thêm.
10 Thuốc tiêm Tiafo 1g mua ở đâu?
Tiafo 1g mua ở đâu chính hãng, uy tín nhất? Bạn có thể mang đơn mà bác sĩ có kê thuốc tiêm Tiafo 1g để mua thuốc trực tiếp tại nhà thuốc Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy tại địa chỉ: Ngõ 116, Nhân Hòa, Thanh Xuân. Hoặc liên hệ qua số hotline/ nhắn tin trên website để được tư vấn sử dụng thuốc đúng cách.
11 Ưu nhược điểm của thuốc tiêm Tiafo 1g
12 Ưu điểm
- Cefotiam có thể sử dụng cho trẻ em.
- Dạng bột có độ ổn định hóa lý tốt hơn và thời hạn sử dụng lâu hơn, vận chuyển dễ dàng, giá thành rẻ hơn so với dạng bào chế dạng lỏng.
- Trẻ em và người lớn gặp khó khăn hoặc nôn khi nuốt viên nén hoặc viên nang, bệnh nhân đang bất tỉnh, dạng bột pha tiêm có thể sử dụng dễ dàng hơn.
- Khi pha và sử dụng qua đường tiêm truyền, thuốc đi thẳng vào tĩnh mạch do đó cho tác dụng nhanh chóng.
13 Nhược điểm
- Thuốc dạng bột pha tiêm đòi hỏi người có chuyên môn và kĩ thuật thực hành và chỉ định, không nên tự ý dùng tại nhà.
- Hầu hết các loại thuốc dạng này được pha một cách thủ công nên khó đảm bảo nồng độ chuẩn như dạng bào chế dung dịch tiêm truyền.
Tổng 15 hình ảnh
Tài liệu tham khảo
- ^ Chuyên gia của NCIthesaurus cập nhật ngày 29 tháng 8 năm 2022. Cefotiam Hydrochloride, NCIthesaurus. Truy cập ngày 05 tháng 10 năm 2022
- ^ Dược thư quốc gia Việt Nam 2 (Xuất bản năm 2018). CEFOTIAM HYDROCLORID trang 360 đến 361, Dược thư Quốc gia Việt Nam 2. Truy cập ngày 05 tháng 10 năm 2022