Ticarlinat 1,6g
Thuốc kê đơn
Thương hiệu | Imexpharm, Công ty cổ phần dược phẩm Imexpharm |
Công ty đăng ký | Công ty cổ phần dược phẩm Imexpharm |
Số đăng ký | VD-28958-18 |
Dạng bào chế | Thuốc bột pha tiêm |
Quy cách đóng gói | Hộp 10 lọ |
Hạn sử dụng | 24 tháng |
Hoạt chất | Ticarcillin, Acid Clavulanic |
Xuất xứ | Việt Nam |
Mã sản phẩm | tv1050 |
Chuyên mục | Thuốc Kháng Sinh |
Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi
Phản hồi thông tin
- Chi tiết sản phẩm
- Hỏi & Đáp 0
- Đánh giá 0
1 Thành phần
Thành phần trong thuốc Ticarlinat 1,6g bao gồm:
- Ticarcillin hàm lượng 1,5g.
- Acid Clavulanic hàm lượng 0,1g.
Dạng bào chế: Thuốc bột pha Dung dịch tiêm.
2 Tác dụng - Chỉ định của thuốc Ticarlinat 1,6g
Thuốc Ticarlinat 1,6g được chỉ định để điều trị các bệnh nhiễm khuẩn gây ra bởi vi khuẩn nhạy cảm với kháng sinh này như nhiễm khuẩn hô hấp dưới, nhiễm khuẩn huyết, xương khớp, tiết niệu, phụ khoa, xương khớp, ổ bụng, tai - mũi - họng, viêm phúc mạc, dự phòng nhiễm khuẩn hậu phẫu… [1]
==>> Xem thêm thuốc: Thuốc Combikit 3,2g điều trị nhiễm khuẩn nặng hoặc biến chứng
3 Liều dùng - Cách dùng thuốc Ticarlinat 1,6g
3.1 Liều dùng
Liều dùng thuốc Ticarlinat 1,6g được tính theo hàm lượng của hoạt chất Ticarcillin. Cụ thể:
- Người lớn và người cao tuổi: 3g/lần dùng sau mỗi 6-8 giờ. Liều dùng tối đa 3g/lần dùng cách nhau mỗi 4 giờ.
- Trẻ em trên 3 tháng tuổi: 75mg/kg/lần dùng sau mỗi 8 giờ. Liều tối đa 75mg/kg/lần dùng sau mỗi 6 giờ.
- Bệnh nhân suy thận: Liều đầu tiên 3g/lần (đối với người lớn) hoặc 75kg/lần (đối với trẻ em) , liều duy trì cần điều chỉnh giảm tuỳ theo Độ thanh thải creatinin của bệnh nhân.
3.2 Cách dùng
- Thuốc Ticarlinat 1,6g được sử dụng bằng cách truyền tĩnh mạch ngắt quãng trong thời gian khoảng 30 phút.
- Không sử dụng Ticarlinat 1,6g để tiêm tĩnh mạch hay tiêm bắp.
- Dùng thuốc thêm 48 giờ kể từ khi bệnh nhân đã hết các triệu chứng hoặc vi khuẩn đã bị loại trừ.
4 Chống chỉ định
Không dùng Ticarlinat 1,6g ở bệnh nhân dị ứng với kháng sinh nhóm beta-lactam.
5 Tác dụng phụ
- Vị trí tiêm bị đau, rát hoặc viêm tắc tĩnh mạch.
- Nổi mề đay, ngứa, phát ban.
- Ỉa chảy, nôn, buồn nôn.
- Tăng bạch cầu ưa acid.
- Viêm đại tràng giả mạc.
- Giảm tiểu cầu.
- Tăng AST, ALT.
- Hạ Kali huyết.
- Co giật.
- Viêm gan, vàng da, ứ mật.
- Thiếu máu tán huyết.
- Viêm bàng quang xuất huyết.
- Sốc phản vệ.
6 Tương tác
- Trộn lẫn Ticarlinat 1,6g với kháng sinh aminoglycosid có thể làm bất hoạt tác dụng của kháng sinh này vì vậy nếu cần kết hợp nên tiêm truyền ở các vị trí khác nhau và cần cách nhau thời gian ita nhất là 1 giờ.
- Thuốc Ticarlinat 1,6g khi dùng cùng probenecid có thể làm chậm quá trình thải trừ Ticarcillin.
- Dùng Ticarlinat 1,6g với thuốc tránh thai sẽ làm giảm tác dụng của thuốc tránh thai.
- Thuốc Ticarlinat 1,6g khi dùng cùng thuốc chống đông, thuốc chống kết tập tiểu cầu, thuốc tan huyết khối có thể làm tăng nguy cơ chảy máu.
- Ticarlinat có thể làm dương tính giả nghiệm pháp Coombs.
- Dùng Ticarlinat cùng Methotrexate có thể làm tăng độc tính của methotrexate.
7 Lưu ý khi sử dụng và bảo quản
7.1 Lưu ý và thận trọng
- Nếu bạn gặp phải các phản ứng dị ứng khi dùng thuốc này cần ngừng sử dụng thuốc.
- Cần thận trọng khi dùng cho bệnh nhân suy thận, rối loạn chảy máu, bệnh nhân rối loạn chức năng gan.
- Bệnh nhân mất cân bằng nước, điện giải cần thận trọng để tránh hạ kali máu.
- Dùng thuốc này kéo dài có thể gặp phải bội nhiễm.
- Khi điều trị bằng kháng sinh này dài ngày cần phải theo dõi thường xuyên chức năng tim, gan, thận, điện giải, máu.
- Thận trọng khi dùng cho trẻ dưới 3 tháng tuổi và cần cân nhắc kỹ lưỡng giữa lợi ích và nguy cơ.
==>> Xem thêm thuốc: Thuốc Midantin 250/62.5 điều trị các bệnh nhiễm khuẩn nặng hiệu quả
7.2 Lưu ý sử dụng trên phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú
- Phụ nữ đang mang thai và cho con bú chỉ nên dùng Ticarlinat 1,6g khi có chỉ định của bác sĩ và có lợi ích lớn hơn nguy cơ.
- Thận trọng khi dùng Ticarlinat 1,6g ở phụ nữ đang cho con bú.
7.3 Xử trí khi quá liều
- Nếu dùng quá liều Ticarlinat 1,6g bệnh nhân có thể bị co giật, kích thích thần kinh cơ, rối loạn cân bằng nước điện giải, tiêu chảy, buồn nôn, nôn…
- Hiện chưa có thuốc giải độc đặc hiệu cho quá liều thuốc này. Khi quá liều hãy ngưng dùng thuốc và điều trị các triệu chứng cho bệnh nhân. Trong trường hợp quá liều Ticarlinat 1,6g có thể áp dụng phương pháp thẩm phân lọc máu.
7.4 Bảo quản
Bảo quản Ticarlinat 1,6g ở nơi khô ráo, tránh ánh sáng chiếu trực tiếp, nhiệt độ dưới 30 độ C.
8 Sản phẩm thay thế
- Thuốc Ticarlinat 3,2g có chứa các thành phần Ticarcilin và Acid Clavulanic được sử dụng để điều trị các nhiễm khuẩn nặng. Đây là thuốc được sản xuất bởi Dược phẩm Imexpharm.
- Thuốc Viticalat được sử dụng để điều trị nhiễm khuẩn huyết, hô hấp, tiết niệu, phúc mạc… với sự kết hợp của Ticarcilin và Acid Clavulanic. Sản phẩm này được sản xuất bởi Công ty Cổ phần Dược phẩm VCP.
9 Cơ chế tác dụng
9.1 Dược lực học
- Ticarcillin là thuốc kháng sinh nhóm beta lactam, có tác dụng diệt khuẩn thông qua ức chế giai đoạn liên kết ngang cuối cùng của quá trình sản xuất peptidoglycan bằng cách liên kết và làm bất hoạt các transpeptidase do đó ức chế sự tổng hợp thành tế bào vi khuẩn. Nó có hoạt tính chống lại vi khuẩn gram dương, cầu khuẩn gram âm, Pseudomonas aeruginosa, spirochetes, Actinomycetes và có phổ vi khuẩn gram âm mở rộng hơn so với Benzylpenicillin. Tuy nhiên, thuốc này bị phân huỷ bởi enzym beta-lactamase nên thường được dùng kết hợp với acid Clavulanic.
- Acid Clavulanic có tác dụng liên kết và ức chế enzym beta-lactamase do đó khi sử dụng cùng Ticarcillin sẽ làm giảm khả năng gây bất hoạt thuốc này bởi vi khuẩn sản sinh beta-lactamase và giúp mở rộng phổ kháng khuẩn của thuốc này. Khi dùng một mình, Acid Clavulanic sẽ không có tác dụng kháng khuẩn. [2]
9.2 Dược động học
Acid Clavulanic
- Hấp thu: Acid Clavulanic đạt được nồng độ tối đa trong huyết tương ngay sau khi kết thúc tiêm truyền tĩnh mạch.
- Phân bố: Acid Clavulanic tiêm tĩnh mạch có Thể tích phân bố khoảng 0.2L/kg và khoảng 25% thuốc được liên kết với protein huyết tương. Thuốc này có thể phân bố vào túi mật, cơ, da, mỡ, dịch hoạt dịch, phúc mạc…
- Chuyển hoá: Acid Clavulanic chuyển hoá rộng rãi trong cơ thể.
- Thải trừ: Thời gian bán thải của Acid Clavulanic khoảng 1 giờ. Acid Clavulanic thải trừ qua nước tiểu khoảng 25-40%, phân, hơi thở.
Ticarcillin
- Hấp thu: Ticarcillin không hấp thu qua Đường tiêu hóa. Nồng độ đỉnh trong huyết tương của Ticarcillin khi dùng đường tiêm truyền đạt được sau 0,5-1 giờ.
- Phân bố: Ticarcillin được phân bố rộng rãi và liên kết với protein khoảng 50%.
- Chuyển hóa: Ticarcillin chuyển hóa hạn chế trong cơ thể.
- Thải trừ: Nửa đời thải trừ của Ticarcillin khoảng 70 phút, khoảng 90% thuốc bài tiết dưới dạng không đổi qua nước tiểu.
10 Thuốc Ticarlinat 1,6g giá bao nhiêu?
Thuốc Ticarlinat 1,6g hiện nay đang được bán ở nhà thuốc online Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy, giá sản phẩm có thể đã được cập nhật ở đầu trang. Hoặc để biết chi tiết về giá sản phẩm cùng các chương trình ưu đãi, bạn có thể liên hệ với dược sĩ nhà thuốc qua số hotline, hoặc nhắn tin trên zalo/facaebook.
11 Thuốc Ticarlinat 1,6g mua ở đâu?
Thuốc Ticarlinat 1,6g mua ở đâu chính hãng, uy tín nhất? Bạn có thể mang đơn mà bác sĩ có kê thuốc Ticarlinat 1,6g để mua thuốc trực tiếp tại nhà thuốc Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy tại địa chỉ: 85 Vũ Trọng Phụng, Thanh Xuân. Hoặc liên hệ qua số hotline/ nhắn tin trên website để được tư vấn sử dụng thuốc đúng cách.
12 Ưu điểm
- Thuốc Ticarlinat 1,6g được đánh giá có hiệu quả tốt trong điều trị nhiễm khuẩn nặng và có hiệu quả với nhiều loại nhiễm khuẩn khác nhau.
- Sự kết hợp giữa Ticarcillin và Acid Clavulanic làm ngăn ngừa khả năng phân huỷ của Ticarcillin bởi các vi khuẩn sản sinh beta-lactamase đồng thời giúp mở rộng phổ tác dụng của thuốc.
- Dạng bào chế thuốc tiêm truyền giúp thuốc hấp thu tốt hơn và phát huy tác dụng nhanh hơn.
13 Nhược điểm
- Khi dùng thuốc Ticarlinat 1,6g có thể gặp phải một số tác dụng phụ.
- Quá trình dùng thuốc cần được thực hiện bởi cán bộ y tế.
Tổng 6 hình ảnh
Tài liệu tham khảo
- ^ Tờ hướng dẫn sử dụng thuốc do Cục Quản lý Dược phê duyệt. Tải file PDF Tại Đây
- ^ Leah R. Uto; Valerie Gerriets (Ngày đăng: Ngày 29 tháng 5 năm 2023), Acid Clavulanic, NIH. Truy cập ngày 19 tháng 7 năm 2024