Tibandex
Thuốc không kê đơn
Thương hiệu | Dopharma, Công ty Cổ phần Dược phẩm Trung ương 2 |
Công ty đăng ký | Công ty Cổ phần Dược phẩm Trung ương 2 |
Số đăng ký | VD-20843-14 |
Dạng bào chế | Siro |
Quy cách đóng gói | Hộp 1 lọ 60ml |
Hoạt chất | Loratadine |
Xuất xứ | Việt Nam |
Mã sản phẩm | hm3001 |
Chuyên mục | Thuốc Chống Dị Ứng |
Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi tại đây
Biên soạn: Dược sĩ Trương Thảo
Dược sĩ lâm sàng - Đại học Dược Hà Nội
Ngày đăng
Cập nhật lần cuối:
Lượt xem: 4751 lần
- Chi tiết sản phẩm
- Hỏi & Đáp 0
- Đánh giá 0
Thuốc Tibandex được chỉ định để điều trị các chứng bệnh dị ứng. Trong bài viết này, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy xin gửi đến bạn đọc cách sử dụng và các lưu ý khi dùng thuốc Tibandex.
1 Thành phần
Thành phần: Thuốc Tibandex có chứa các thành phần:
- Hoạt chất chính là Loratadine hàm lượng 60mg/60ml.
- Tá dược vừa đủ.
Dạng bào chế: Siro.
2 Tác dụng - Chỉ định của thuốc Tibandex
2.1 Tác dụng của thuốc Tibandex
Hoạt chất chính chứa trong Tibandex là Loratadine - là một thuốc kháng Histamin, đối kháng thụ thể H1. Trước khi hình dung được cơ chế kháng histamin và chống dị ứng của thuốc này, ta cần tìm hiểu về Histamin.
Histamin được hiểu là chất trung gian trong quá trình chống viêm và dị ứng. Nó được sản sinh bởi Histidine. Nguyên nhân chủ yếu gây ra sự giải phóng Histamin trong cơ thể là do phản ứng kháng nguyên - kháng thể ở bề mặt dưỡng bào. Các histamin được phóng ra sẽ đi vào máu, chạy đến các cơ quan khác nhau trong cơ thể rồi gắn vào các thụ thể đặc hiệu của nó.
Nhiệm vụ của thuốc kháng histamin là phải đối kháng được receptor của histamin, không cho nó có cơ hội tiếp nhận các thụ thể. Loratadine là hoạt chất kháng histamin H1, thuộc thế hệ II.
2.2 Chỉ định của thuốc Tibandex
Dưới tác dụng đã nêu trên, thuốc Tibandex được chỉ định điều trị các trường hợp sau:
- Viêm kết mạc dị ứng.
- Viêm mũi dị ứng.
- Ngứa ngáy và mày đay khắp người liên quan đến Histamin.
==>> Xem thêm thuốc có cùng hoạt chất: Thuốc Loastad 10 Tab: Chỉ định, cách dùng, liều dùng
3 Liều dùng - Cách dùng thuốc Tibandex
3.1 Liều dùng thuốc Tibandex
Đây là vấn đề rất quan trọng, được nghiên cứu trên rất nhiều đối tượng, không chỉ dừng lại ở người bình thường mà những người có bệnh suy gan, suy thận. Liều dùng sẽ được trình bày chi tiết như sau:
- Ở người lớn và trẻ em từ 12 tuổi trở lên: 2 thìa cà phê đầy tương đương 10ml, sử dụng một lần duy nhất trong ngày.
- Trẻ em có tuổi trong khoảng từ 2-12 tuổi:
Có trọng lượng cơ thể trên 30kg: 2 thìa cà phê (10ml/ngày).
Có trọng lượng cơ thể thấp hơn 30kg: 5ml/lần/ngày.
- Độ tuổi trẻ em dưới 2 tuổi chưa có nghiên cứu chính xác nào về mức độ an toàn. Khuyến cáo không nên sử dụng.
- Đối với người suy gan hoặc suy thận:
Bệnh nhân suy gan nặng: Liều khởi phát là 10ml, uống trong 2 ngày một lần. Liều này dùng cho người lớn và trẻ em có trọng lượng cơ thể trên 30kg.
Suy thận cấp độ nhẹ và người cao tuổi: Liều dùng thông thường, không cần điều chỉnh.
Suy thận cấp độ nặng: Uống 10ml, hai ngày một lần, dùng cho người lớn và trẻ em trên 6 tuổi. Trẻ từ 2-5 tuổi, hạ liều xuống: 5ml, uống hai ngày một lần.
3.2 Cách dùng thuốc Tibandex hiệu quả
Khó định lượng chuẩn khi không có cốc định mức, nên quy đổi theo lượng thìa cà phê. Cần cẩn thận khi đổ thuốc vào thìa tránh gây mất thuốc.
4 Chống chỉ định
Không dùng Tibandex cho các đối tượng sau:
- Bệnh nhân quá mẫn hay dị ứng với những thành phần có chứa trong thuốc.
- Trẻ em dưới 2 tuổi (khuyến cáo không nên dùng do chưa có kết quả nghiên cứu chính xác nào ở trên đối tượng này nằm trong vùng an toàn khi sử dụng).
- Phụ nữ có thai và cho con bú.
- Người dùng thuốc ở dạng kết hợp giữa Loratadine và pseudoephedrin trong cùng thời điểm bệnh nhân cũng dùng thuốc ức chế MAO.
==>> Xem thêm thuốc có cùng hoạt chất: Neocilor (Desloratadine 2,5mg) - Thuốc chống viêm mũi dị ứng
5 Tác dụng phụ
Loratadine xảy ra ít tác dụng phụ so với chất cùng nhóm. Khi dùng liều quá cao (vượt quá 10mg một ngày), sẽ gia tăng khả năng tác dụng không mong muốn.
Những trường hợp đã ghi nhận biểu hiện tác dụng phụ trên người từng sử dụng thuốc:
- Ảnh hưởng ở thần kinh: đau đầu, chóng mặt, trầm cảm,...
- Ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa: khô miệng, buồn nôn, rối loạn tiêu hóa, gây ra cảm giác thèm ăn,...
- Chuyển hóa trên gan: chức năng gan suy yếu, bất thường, ở phụ nữ xảy ra tình trạng kinh nguyệt không đều.
- Hô hấp: viêm mũi, hắt hơi.
- Tuần hoàn: tim đập nhanh, loạn nhịp, như đánh trống ngực.
- Da: nổi mày đay.
- Ngoài ra, gây viêm kết mạc, ngất, sốc phản vệ, mệt mỏi,...
6 Tương tác
Lưu ý không sử dụng cùng lúc Tibandex với những thuốc được đề cập bên dưới:
- Erythromycin, Ketoconazole, Fluconazole, Fluoxetine: vì nhóm thuốc này làm nồng độ Loratadine trong máu tăng cao cụ thể là trong huyết tương.
- Không dùng dạng kết hợp của Loratadine và Pseudoephedrin khi đang dùng thuốc ức chế MAO vì nó làm tác động gây ảnh hưởng tác dụng của Pseudoephedrin trên huyết áp.
7 Lưu ý khi sử dụng và bảo quản
7.1 Lưu ý và thận trọng
Thận trọng khi sử dụng thuốc đối với bệnh nhân suy gan.
Một trong tác dụng phụ của Loratadine ảnh hưởng trên tiêu hóa cụ thể là làm khô miệng, và có nguy cơ gây ra sâu răng ở người cao tuổi, vì thế, khi đang trong quá trình sử dụng thuốc người bệnh cần vệ sinh răng miệng sạch sẽ, kỹ càng.
Không có ảnh hưởng lớn đối với người sử dụng Loratadine khi vận hành máy móc hay lái xe. Tuy nhiên, đôi khi vẫn xảy ra biểu hiện ngủ gật nên bệnh nhân vẫn cần cẩn trọng.
7.2 Lưu ý khi sử dụng cho phụ nữ có thai và bà mẹ đang cho con bú
Chống chỉ định dùng thuốc cho những đối tượng này.
7.3 Xử trí khi quá liều
Nếu vô tình hay cố ý tự điều chỉnh liều tăng thêm gây ra quá liều. Điều này hết sức nguy hiểm vì sẽ nâng cao khả năng xảy ra tác dụng phụ. Biểu hiện khi thấy ở bệnh nhân dùng quá liều:
- Người lớn: có cảm giác buồn ngủ, nhịp tim nhanh và nhức đầu,..
- Trẻ em: đánh trống ngực, ngoại tháp,...
Cách xử lý đối với quá liều: điều trị triệu chứng cũng như làm giảm lượng thuốc có trong cơ thể bằng cách kích thích gây nôn, rửa dạ dày.
Ngược lại, nếu bệnh nhân quên liều thì nên bỏ qua liều đã quên, sử dụng bình thường ở các liều kế tiếp. Cần tránh tình trạng này vì về lâu dài, nếu thường xuyên quên sẽ rất nguy hiểm.
7.4 Bảo quản
Luôn để thuốc ở nơi thoáng mát, khô ráo, nhiệt độ phòng.
Tránh để thuốc tiếp xúc với không khí quá lâu, đóng nắp lọ ngay sau đã sử dụng xong đối với dạng siro.
Khi ở dạng viên nén cũng vậy, sử dụng ngay viên thuốc khi đã bóc ra khỏi vỉ.
Để thuốc ở độ cao nhất định, tránh xa tầm tay trẻ em.
8 Nhà sản xuất
SĐK: VD-20843-14.
Nhà sản xuất: Công ty cổ phần Dược phẩm TW2.
Đóng gói: Một hộp chứa một lọ với thể tích thực: 60ml.
9 Thuốc Tibandex giá bao nhiêu?
Thuốc Tibandex hiện nay đang được bán ở nhà thuốc online Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy, giá sản phẩm có thể đã được cập nhật ở đầu trang. Hoặc để biết chi tiết về giá sản phẩm cùng các chương trình ưu đãi, bạn có thể liên hệ với nhân viên nhà thuốc qua số hotline 1900 888 633 để được tư vấn thêm.
10 Thuốc Tibandex mua ở đâu?
Thuốc Tibandex mua ở đâu chính hãng, uy tín nhất? Bạn có thể đến mua thuốc trực tiếp tại nhà thuốc Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy tại địa chỉ: Ngõ 116, Nhân Hòa, Thanh Xuân. Hoặc liên hệ qua số hotline/ nhắn tin trên website để được tư vấn sử dụng thuốc đúng cách.
11 Ưu điểm
- Giá cả phải chăng.
- Dạng siro tiện dùng, dễ uống, vị thơm ngọt.
- Thuốc Tibandex điều trị viêm kết mạc dị ứng, những triệu chứng chảy nước mũi, các rối loạn da,... hiệu quả.
- Thuốc Tibandex được Dược phẩm TW2 với nhà máy, quy trình đạt chứng nhận chất lượng, đạt GMP-WHO.
- Loratadine có tác dụng ức chế trực tiếp sự kích hoạt bạch cầu ái toan và có thể có lợi trong điều trị các rối loạn dị ứng nhờ các đặc tính chống dị ứng của nó.[1]
- Loratadine 10 mg một lần mỗi ngày có hiệu quả như terfenadine 120 mg một lần mỗi ngày trong việc kiểm soát viêm mũi dị ứng và cảm giác nghẹt mũi của bệnh nhân tương quan tốt với lưu lượng đỉnh mũi.[2]
12 Nhược điểm
- Trẻ <2 tuổi không uống được Thuốc Tibandex.[3]
- Đau đầu, rối loạn kinh nguyệt,... và nhiều biểu hiện khác có thể xuất hiện khi uống.
Tổng 10 hình ảnh
Tài liệu tham khảo
- ^ Tác giả R Eda, H Sugiyama, R J Hopp, A K Bewtra, R G Townley (Ngày đăng tháng 10 năm 1993). Effect of loratadine on human eosinophil function in vitro, Pubmed. Truy cập ngày 8 tháng 4 năm 2023
- ^ Tác giả O T Olsen, L Nüchel Petersen, L Høi, K A Lorentzen, W Hindberg Rasmussen, U G Svendsen (Ngày đăng tháng 10 năm 1992). Comparison of loratadine and terfenadine in allergic seasonal rhinoconjunctivitis with emphasis on nasal stuffiness and peak flow, Pubmed. Truy cập ngày 8 tháng 4 năm 2023
- ^ Hướng dẫn sử dụng thuốc Tibandex do Bộ Y Tế, Cục Quản Lý Dược phê duyệt, tải bản PDF tại đây