Tepirace
Thuốc kê đơn
Chat với dược sĩ
Tư vấn thuốc và đặt hàng
Thương hiệu | Công ty Cổ phần Dược phẩm Đạt Vi Phú |
Công ty đăng ký | Công ty Cổ phần Dược phẩm Đạt Vi Phú |
Số đăng ký | VD-30352-18 |
Dạng bào chế | Viên nén |
Quy cách đóng gói | Hộp 3 vỉ x 10 viên |
Hoạt chất | Clonidin |
Xuất xứ | Việt Nam |
Mã sản phẩm | aa4765 |
Chuyên mục | Thuốc Hạ Huyết Áp |
Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi
Phản hồi thông tin
Biên soạn: Dược sĩ Nguyễn Minh Anh
Dược sĩ lâm sàng - Học Viện Quân Y
Ngày đăng
Cập nhật lần cuối:
Lượt xem: 2575 lần
- Chi tiết sản phẩm
- Hỏi & Đáp 0
- Đánh giá 0
Thuốc Tepirace với thành phần chứa Clonidin hydroclorid 0,15g được chỉ định để sử dụng đơn độc hoặc phối hợp với các thuốc khác để điều trị tăng huyết áp. Trong bài viết này, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) xin gửi đến bạn đọc cách sử dụng và các lưu ý khi dùng thuốc Tepirace
1 Thành phần
Thành phần của thuốc Tepirace
Clonidin hydroclorid………..0,15g
Tá dược vừa đủ.
Dạng bào chế: Viên nén.
2 Tác dụng - Chỉ định của thuốc Tepirace
2.1 Tác dụng của thuốc Tepirace
Clonidin là một chất chủ vận có tác dụng chọn lọc lên thụ thể alpha 2 adrenergic trên thần kinh trung ương. Thuốc có tác dụng làm giảm sức cản mạch ngoại vi và mạch thận nhờ tác dụng ức chế trung tâm vận mạch giao cảm ở hành não từ đó làm giảm huyết cả huyết áp tâm thu và tâm trương, làm chậm nhịp tim.
Bên cạnh đó, clonidin còn có tác dụng làm giảm huyết áp thông qua việc hoạt hóa của các thụ thể alpha 2 trước sinap nhờ đó làm giảm tiết noradrenalin tại đầu tận của dây thần kinh giao cảm ngoại biên. Ngoài ra, clonidin cũng được chứng minh là có tác dụng làm giả tiết aldosterone và renin ở những bệnh nhân tăng huyết áp.
Bên cạnh tác dụng đối với huyết áp và nhịp tim, clonidin còn có tác dụng giảm đau và làm giảm các triệu chứng khi cai các chất dạng thuốc phiện hoặc hạ nhãn áp. Clonidin có thể phối hợp được với các thuốc chống tăng huyết áp khác.
Tác dụng hạ huyết áp của thuốc đạt được khi nồng độ thuốc trong huyết tương là 0,2 - 2 ng/ml ở bệnh nhân có chức năng thận bình thường. Nồng độ thuốc tăng lên thì tác dụng hạ huyết áp sẽ bị suy yếu.
2.2 Đặc tính dược động học
Hấp thu: Thuốc được hấp thu tốt sau khi uống. Sinh khả dụng đạt được 75% đến 95%. Nồng độ đỉnh trong huyết tương đạt được sau khoảng 1 đến 3 giờ.
Phân bố: Thuốc gắn với protein huyết tương khoảng 20 đến 40%. Clonidin có khả năng phân bố vào hầu hết các mô trong cơ thể do hoạt chất này tan được trong lipid. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, clonidin có thể qua được hàng rào nhau thai và bài tiết vào sữa mẹ.
Chuyển hóa: Thuốc được chuyển hóa chủ yếu tại gan tạo thành các chất không có hoạt tính.
Thải trừ: Thuốc được thải trừ chủ yếu qua thận dưới dạng chưa chuyển hóa hoặc đã chuyển hóa.
2.3 Chỉ định thuốc Tepirace
Sử dụng đơn độc hoặc phối hợp với các thuốc chống tăng huyết áp khác để điều trị tăng huyết áp. Thuốc không nên là lựa chọn đầu tay để điều trị tăng huyết áp.
Giảm các triệu chứng cường giao cảm nặng khi cai nghiện rượu, thuốc phiện hoặc nicotin.
Chẩn đoán tăng huyết áp do bệnh u tế bào ưa crôm. Cho bệnh nhân uống Clonidin với liều 0,3mg, nếu nồng độ noradrenalin không giảm thì có thể đưa ra chẩn đoán là có u tế bào ưa crôm. Trường hợp nồng độ noradrenalin giảm có thể chẩn đoán là cường thần kinh giao cảm.
==>> Xem thêm thuốc có cùng hoạt chất: [CHÍNH HÃNG] Thuốc Catapressan 150mcg điều trị tăng huyết áp
3 Liều dùng - Cách dùng thuốc Tepirace
3.1 Liều dùng thuốc Tepirace
Người lớn tăng huyết áp vừa và nhẹ: Nên khởi đầu với liều 75 mcg x 2 đến 3 lần/ngày. Tăng dần liều cho đến khi huyết áp được kiểm soát ở mức mong muốn. Liều tối đa được khuyến cáo là 900 mcg/ngày. Có thể sử dụng với một thuốc lợi tiểu để tránh tình trạng giữ nước gây phù.
Đối với bệnh nhân suy thận: Hiệu chỉnh liều theo mức độ suy thận. Trong trường hợp cần thẩm tách máu, không cần bổ sung lại liều clonidin vì thuốc ít bị loại bỏ khi thẩm tách.
Điều trị triệu chứng trong trường hợp cai nghiện các loại thuốc gây nghiện, nicotin: Liều thông thường là 0,1 mg/lần x 2 lần/ngày. Liều tối đa có thể lên đến 0,4 mg/ngày trong 3 đến 4 tuần.
Giảm liều clonidin dần dần, không nên ngừng thuốc đột ngột vì có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn như bồn chồn, đánh trống ngực, tăng huyết áp hồi ứng.
3.2 Cách dùng thuốc Tepirace hiệu quả
Thuốc được sử dụng theo đường uống, uống nguyên viên thuốc, không nhai hoặc nghiền nát.
Thức ăn không ảnh hưởng đến khả năng hấp thu thuốc do đó có thể uống trước hoặc sau ăn.
4 Chống chỉ định
Không sử dụng thuốc Tepirace cho bệnh nhân quá mẫn với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
Bệnh nhân có nhịp tim chậm hơn bình thường trong hội chứng suy nút xoang hoặc block nhĩ thất độ 2, 3.
==>> Bạn đọc có thể tham khảo thêm thuốc: [CHÍNH HÃNG] Thuốc Ramipril GP 5mg điều trị tăng huyết áp
5 Tác dụng phụ
Tỷ lệ xuất hiện tác dụng phụ của thuốc phụ thuộc vào đường dùng thuốc. Các tác dụng phụ hay gặp nhất là khi sử dụng thuốc theo đường uống.
Một số tác dụng phụ rất thường gặp
- Thần kinh: An thần, chóng mặt.
- Tiêu hóa: Khô miệng.
- Mạch máu: Sử dụng liều cao trong giai đoạn đầu có thể gây nên tình trạng hạ huyết áp tư thế đứng.
Thường gặp
- Tâm thần: Trầm cảm, rối loạn giấc ngủ.
- Thần kinh: Nhức đầu.
- Tiêu hóa: Buồn nôn, táo bón, đau tuyến nước bọt.
- Sinh sản và tuyến vú: rối loạn cương dương.
- Toàn thân: Mệt mỏi.
- Ít gặp: Ác mộng, tri giác hoang tưởng, ảo giác, dị cảm, suy nhược, ỉa chảy.
Hiếm gặp: Nữ hóa tuyến vú, khô mũi, giảm tiết nước mắt, đánh trống ngực, nhịp tim nhanh hoặc chậm bất thường.
Rất hiếm gặp: Rối loạn điều tiết, tình trạng lú lẫn, giảm ham muốn tình dục.
6 Tương tác
Khi sử dụng cùng với các thuốc chống trầm cảm 3 vòng làm tăng các biểu hiện tổn thương giác mạc trên động vật thí nghiệm.
Các thuốc chẹn beta có thể làm tăng nguy cơ chậm nhịp tim đồng thời làm tăng nguy cơ tăng huyết áp hồi ứng khi sử dụng cùng với clonidin. Do đó, nên ngưng sử dụng thuốc trong ít nhất 7 đến 10 ngày trước khi bắt đầu sử dụng với clonidine.
Thận trọng khi phối hợp với guanethidin, glycosid tim, các thuốc chẹn kên calci vì có theẻ gây chậm nhịp tim và ức chế dẫn truyền nhĩ thất.
Sử dụng đồng thời với cá thuốc giảm đau, gây ngủ có thể làm tăng tác dụng hạ huyết áp của clonidin.
Tăng tác dụng an thần của alcol khi sử dụng cùng clonidin.
Hiệu chỉnh liều cho phù hợp khi phối hợp với các thuốc chống tăng huyết áp khác.
Các thuốc gây giữ nước hoặc ion natri có thể làm giảm tác dụng của clonidin.
Sử dụng đồng thời clonidin với các thuốc chẹn beta có thể làm nặng thêm các rối loạn ở mạch máu ngoại vi.
7 Lưu ý khi sử dụng và bảo quản
7.1 Lưu ý và thận trọng
Thận trọng khi sử dụng cho các đối tượng: Bệnh nhân bị bệnh mạch máu ngoại vi, suy động mạch vành, bệnh mạch máu não, bệnh nhân Raynaud, bệnh nhân đa dây thần kinh, nhịp xoang chậm, táo bón.
Với bệnh nhân có tiền sử trầm cảm khi sử dụng kéo dài với clonidin cần được theo dõi cẩn thận.
Clonidin có thể không đem lại hiệu quả khi điều trị tăng huyết áp do u tế bào ưa Crom.
Thận trọng khi sử dụng cho bệnh nhân suy thận vì clonidin được bài tiết chủ yếu qua nước tiểu.
Không được ngừng thuốc đột ngột khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
Không sử dụng clonidin để làm thuốc giảm đau trong sản khoa, trước và sau khi phẫu thuật.
Với bệnh nhân thiếu hụt Lapp lactase hoặc rối loạn hấp thu glucose-galactose.
Thuốc có thể gây ngủ gà do đó cần thận trọng khi sử dụng cho bệnh nhân làm các công việc cần sự tỉnh táo như lái xe và vận hành máy móc.
7.2 Lưu ý sử dụng trên phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú
Thời kỳ mang thai: Thuốc có thể qua hàng rào nhau thai nhưng đến nay vẫn chưa thấy nguy cơ dị dạng ở trẻ sơ sinh do sử dụng thuốc. Tuy nhiên, các dữ liệu về độ an toàn của thuốc còn hạn chế do đó chỉ sử dụng khi thật cần thiết.
Thời kỳ cho con bú: Thuốc có thể qua sữa mẹ và gây hạ huyết áp ở trẻ bú mẹ.
7.3 Xử trí khi quá liều
Triệu chứng: Ức chế hệ thần kinh trung ương, ỉa chảy, hạ nhiệt, ngừng thở, nhịp tim chậm.
Xử trí: Điều trị triệu chứng và điều trị hỗ trợ nếu cần thiết.
7.4 Bảo quản
Bảo quản thuốc ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh sáng trực tiếp.
Nhiệt độ bảo quản dưới 30 độ C.
Để xa tầm với của trẻ em.
8 Nhà sản xuất
SĐK: VD-30352-18
Nhà sản xuất: Công ty Cổ phần Dược phẩm Đạt Vi Phú
Đóng gói: Hộp 3 vỉ x 10 viên.
9 Thuốc Tepirace giá bao nhiêu?
Thuốc Tepirace hiện nay đang được bán ở nhà thuốc online Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy, giá thuốc Tepirace có thể đã được cập nhật ở đầu trang. Hoặc để biết chi tiết về giá sản phẩm cùng các chương trình ưu đãi, bạn có thể liên hệ với nhân viên nhà thuốc qua số hotline 1900 888 633 để được tư vấn thêm.
10 Thuốc Tepirace mua ở đâu?
Thuốc Tepirace mua ở đâu chính hãng, uy tín nhất? Bạn có thể mang đơn mà bác sĩ có kê thuốc Tepirace để mua thuốc trực tiếp tại nhà thuốc Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy tại địa chỉ: Ngõ 116, Nhân Hòa, Thanh Xuân. Hoặc liên hệ qua số hotline/ nhắn tin trên website để được tư vấn sử dụng thuốc đúng cách.
11 Ưu nhược điểm của Tepirace
12 Ưu điểm
- Thuốc Tepirace được bào chế dưới dạng viên nén, đóng thành vỉ 10 viên do đó rất thuận tiện cho người bệnh trong quá trình sử dụng hoặc phải mang thuốc theo khi đi xa.
- Thuốc được sản xuất tại Việt Nam do đó giá thành không quá cao và tương đối dễ tìm mua trên thị trường.
- Là sản phẩm của Công ty Cổ phần Dược phẩm Đạt Vi Phú - đây là công ty sản xuất thuốc gốc hàng đầu Việt Nam với công nghệ hiện đại, nhà máy đạt tiêu chuẩn thực hành sản xuất tốt của WHO, quy trình kiểm nghiệm khắt khe do đó các sản phẩm luôn được đảm bảo chất lượng trước khi cung cấp đến tay người bệnh.
- Một nghiên cứu được thực hiện vào năm 2004 đã chỉ ra rằng, Clonidin có tác dụng hiệu quả trong việc thúc đẩy bệnh nhân cai thuốc lá. Các tác dụng phụ chủ yếu phụ thuốc vào liều lượng bao gồm khô miệng, an thần. [1]
- Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, clonidine có tác dụng tốt trong việc cải thiện triệu chứng của bệnh tăng động giảm chú ý (ADHD) ở trẻ em. Clonidine thường được dung nạp tốt dưới dạng đơn trị liệu và như liệu pháp bổ trợ với phác đồ kích thích trong các thử nghiệm lâm sàng ở trẻ em và thanh thiếu niên. [2]
13 Nhược điểm
- Thuốc có thể bài tiết qua nhau thai và sữa mẹ do đó chỉ sử dụng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ.
- Một số tác dụng không mong muốn có thể gặp trong quá trình sử dụng thuốc bao gồm rối loạn tiêu hóa, khô miệng,...
- Không sử dụng được cho bệnh nhân bị thiếu hụt men G6PD.
Tổng 14 hình ảnh
Tài liệu tham khảo
- ^ Tác giả S G Gourlay 1, L F Stead, N L Benowitz (Ngày đăng năm 2004). Clonidine for smoking cessation, PubMed. Truy cập ngày 31 tháng 10 năm 2022
- ^ Tác giả Jamie D Croxtall (Ngày đăng 1 tháng 10 năm 2011). Clonidine extended-release: in attention-deficit hyperactivity disorder, PubMed. Truy cập ngày 31 tháng 10 năm 2022