TeperinEP 25mg
Thuốc kê đơn
Thuốc kê đơn quý khách vui lòng điền thông tin/ chat vào phần liên hệ này để dược sĩ tư vấn và đặt hàng
Thương hiệu | ExtractumPharma, ExtractumPharma Co. Ltd |
Công ty đăng ký | Pharma Pontis |
Số đăng ký | VN-22777-21 |
Dạng bào chế | Viên nén bao phim |
Quy cách đóng gói | Hộp 3 vỉ x 10 viên |
Hoạt chất | Amitriptylin |
Xuất xứ | Hungary |
Mã sản phẩm | pk2475 |
Chuyên mục | Thuốc Thần Kinh |
Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi tại đây
- Chi tiết sản phẩm
- Hỏi & Đáp 0
- Đánh giá 0
1 Thành phần
Trong mỗi viên thuốc TeperinEP 25mg có chứa:
- Amitriptylin (dưới dạng Amitriptylin hydrochlorid) 25mg.
- Tá dược vừa đủ 1 viên.
Dạng bào chế: Viên nén bao phim.
2 Tác dụng - Chỉ định của thuốc TeperinEP 25mg
TeperinEP 25mg điều trị trầm cảm nội sinh ở người lớn, chứng đái dầm ban đêm ở trẻ trên 6 tuổi (sau khi loại trừ nguyên nhân thực thể), đau dây thần kinh, dự phòng đau đầu căng thẳng mãn tính và đau nửa đầu.

==>> Xem thêm thuốc có cùng hoạt chất: Thuốc Elavil 25mg điều trị các trường trầm cảm và đái dầm ở trẻ em
3 Liều dùng - Cách dùng thuốc TeperinEP 25mg
3.1 Liều dùng
3.1.1 Trầm cảm ở người lớn
Tác dụng xuất hiện sau 2 - 4 tuần.
Khởi đầu 1 viên/lần, 2 lần/ngày, tăng dần mỗi 2 ngày theo đáp ứng tới 6 viên/ngày chia 2 lần. Bệnh nhân điều trị nội trú có thể dùng 8 - 12 viên/ngày với giám sát chặt chẽ. Duy trì liều thấp nhất có tác dụng.
Đối với bệnh nhân trên 65 tuổi, liều khởi đầu là 10 - 25mg/ngày. Sau đó có thể tăng dần lên 2 - 6 viên/ngày, chia làm 2 lần. Cần đặc biệt thận trọng khi dùng liều vượt quá 4 viên ở người cao tuổi.
3.1.2 Đái dầm ở trẻ em
Trẻ 6 - dưới 1 tuổi dùng 10 - 20mg/ngày.
Trẻ trên 11 tuổi dùng 1 - 2 viên/ngày. Nên uống trước khi ngủ 1 - 1,5 giờ. Thời gian tối đa 3 tháng, cần kiểm tra mỗi 3 tháng nếu tiếp tục điều trị.
3.1.3 Đau dây thần kinh, đau đầu căng thẳng mãn tính và đau nửa đầu
Liều khởi đầu: 10 - 25 mg/ngày, uống vào buổi tối. Có thể tăng thêm 10 - 25 mg/ngày sau mỗi 3 - 7 ngày tùy theo đáp ứng của bệnh nhân.
Liều duy trì: 1 - 3 viên/ngày, uống vào buổi tối. Thận trọng nếu dùng trên 4 viên/ngày, cần theo dõi khả năng dung nạp thuốc.
Có thể chia thành 1 - 2 lần uống trong ngày, tránh dùng quá 3 viên/lần.
Hiệu quả giảm đau thường xuất hiện sau 2 - 4 tuần.
Người trên 65 tuổi hoặc có bệnh tim mạch: Khởi đầu 10 - 25 mg/ngày vào buổi tối, thận trọng khi dùng trên 3 viên/ngày.
3.2 Cách dùng
TeperinEP 25mg được sử dụng bằng đường uống. Việc ngừng thuốc cần thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ, tránh dừng đột ngột để phòng ngừa hội chứng cai thuốc.
4 Chống chỉ định
Dị ứng với amitriptylin hoặc nortriptylin.
Không dùng đồng thời với thuốc ức chế monoamin oxydase hoặc trong vòng 14 ngày sau khi ngừng thuốc này.
Tránh sử dụng trong giai đoạn hồi phục sau nhồi máu cơ tim và khi có loạn nhịp tim.
Không dùng trong pha hưng cảm của rối loạn lưỡng cực.
Không sử dụng cùng lúc với cisaprid.
Bệnh gan nặng.
Không dùng cho trẻ dưới 6 tuổi.
==>> Bạn đọc có thể tham khảo thêm thuốc: Apo-Amitriptyline 25mg điều trị bệnh trầm cảm
5 Tác dụng phụ
Thường gặp: Gồm các triệu chứng như an thần quá mức, chóng mặt, nhức đầu, tụt huyết áp tư thế, nhịp tim nhanh, buồn nôn, táo bón, khô miệng, kích động, mờ mắt, giãn đồng tử, và tăng tiết mồ hôi.
Ít gặp: Bao gồm tình trạng suy tim xấu đi, nôn, tiêu chảy, ngoại ban, phù mặt, phù lưỡi, run, hưng cảm nhẹ, lo âu, mất ngủ, ác mộng, và bí tiểu tiện.
Hiếm gặp: Các triệu chứng nghiêm trọng như sốt, phù, giảm bạch cầu, tăng tiết sữa, liệt ruột, vàng da, cơn động kinh, ảo giác, trạng thái hoang tưởng, và nguy cơ tự sát.
6 Tương tác
Thuốc ức chế monoamin oxidase (MAOIs): Không dùng chung do nguy cơ gây hội chứng serotonin nghiêm trọng.
Thuốc cường giao cảm (Adrenalin, Ephedrin…): Amitriptylin có thể làm tăng tác dụng lên tim mạch của các thuốc này.
Thuốc kháng cholinergic: TeperinEP 25mg có thể làm tăng tác dụng của thuốc này lên thần kinh trung ương, bàng quang, tăng nguy cơ liệt ruột.
Thuốc kéo dài khoảng QT (Quinidin, Cisaprid, Pimozid, Terfenadin, Astemizol, Halofantrin, Sotalol): Tăng nguy cơ loạn nhịp khi dùng đồng thời.
Thuốc lợi tiểu (Furosemid): Cần thận trọng khi dùng chung do nguy cơ hạ Kali huyết.
Thuốc điều trị nấm (Fluconazol, Terbinafin): Có thể làm tăng nồng độ TeperinEP, dẫn đến nguy cơ ngất và xoắn đỉnh.
Tramadol: Tăng nguy cơ co giật và hội chứng serotonin.
Thuốc ức chế CYP2D6 (Bupropion, Fluoxetin, Paroxetin, Quinidin): Làm giảm chuyển hóa amitriptylin, khiến nồng độ thuốc trong máu tăng cao.
Thuốc cảm ứng CYP P450 (Rifampicin, Phenytoin, Carbamazepin, Barbiturat): Tăng tốc độ chuyển hóa amitriptylin, khiến hiệu quả điều trị giảm.
Valproat, Valpromid: Làm tăng nồng độ amitriptylin, cần theo dõi lâm sàng chặt chẽ.
7 Lưu ý khi sử dụng và bảo quản
7.1 Lưu ý và thận trọng
Người đang dùng thuốc ức chế monoamin oxidase (MAOIs) cần ngừng ít nhất 14 ngày trước khi bắt đầu điều trị bằng amitriptylin.
Amitriptylin cần được sử dụng cẩn thận ở bệnh nhân rối loạn co giật, bí tiểu, phì đại tuyến tiền liệt, cường giáp, triệu chứng hoang tưởng, bệnh gan hoặc tim mạch tiến triển, hẹp môn vị, liệt ruột.
Thuốc có thể gây kéo dài khoảng QT, loạn nhịp tim. Đặc biệt thận trọng với bệnh nhân có nhịp tim nhanh, suy tim sung huyết, hoặc đang dùng thuốc kéo dài khoảng QT.
Dùng đồng thời với thuốc gây mê có thể tăng nguy cơ loạn nhịp và tụt huyết áp. Nếu phải phẫu thuật, cần thông báo với bác sĩ gây mê về việc đang dùng amitriptylin.
Bệnh nhân cao tuổi có thể gặp tình trạng tụt huyết áp, đặc biệt ở liều cao hoặc khi có tiền sử bệnh tim mạch.
Thuốc chống trầm cảm có thể làm tăng nguy cơ xuất hiện ý tưởng tự sát. Cần theo dõi chặt chẽ bệnh nhân khi bắt đầu điều trị hoặc tăng liều, đồng thời cảnh báo người chăm sóc về dấu hiệu xấu đi.
Có thể gây chuyển pha sang giai đoạn hưng cảm, bệnh nhân cần ngừng thuốc nếu xuất hiện triệu chứng này.
Khi dùng chung với thuốc an thần kinh, đặc biệt trong thời tiết nóng, có thể gây tăng kali huyết.
Ngừng thuốc đột ngột sau thời gian dài sử dụng có thể gây hội chứng cai thuốc như nhức đầu, mất ngủ, cáu kỉnh.
Cần thận trọng khi dùng chung với thuốc ức chế tái hấp thu serotonin (SSRI).
7.2 Lưu ý sử dụng trên phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú
Thời kỳ mang thai: Dữ liệu về an toàn của amitriptylin trong thai kỳ còn hạn chế. Nếu mẹ dùng thuốc kéo dài, đặc biệt trong những tuần cuối thai kỳ, trẻ sơ sinh có thể gặp triệu chứng cai thuốc. Do đó, chỉ sử dụng khi lợi ích vượt trội nguy cơ.
Thời kỳ cho con bú: Amitriptylin và các chất chuyển hóa của thuốc có thể bài tiết vào sữa mẹ với tỷ lệ nhỏ. Vì vậy, không khuyến khích sử dụng thuốc trong thời kỳ cho con bú. Nếu phải dùng, mẹ cần ngừng cho bé bú trong thời gian điều trị để tránh ảnh hưởng.
7.3 Xử trí khi quá liều
Triệu chứng: Quá liều có thể gây buồn ngủ, lú lẫn, co giật, giãn đồng tử, ảo giác, kích động, khó thở, yếu mệt, nôn, khô miệng. Nặng hơn có thể dẫn đến loạn nhịp tim, suy tim, hạ huyết áp, sốc tim, rối loạn chuyển hóa, hạ kali và natri.
Xử trí: Điều trị chủ yếu là hỗ trợ và kiểm soát triệu chứng. Rửa dạ dày: Dùng than hoạt nhiều lần để hấp thu thuốc dư thừa. Duy trì chức năng sống, hỗ trợ hô hấp, tuần hoàn và thân nhiệt. Theo dõi tim mạch, ghi điện tâm đồ, giám sát nhịp tim chặt chẽ. Kiểm soát co giật bằng Diazepam khi cần thiết.
7.4 Bảo quản
Để thuốc ở nơi khô ráo, thoáng mát.
Tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng.
8 Sản phẩm thay thế
Nếu sản phẩm TeperinEP 25mg hết hàng, quý khách hàng vui lòng tham khảo các sản phẩm thay thế sau:
- Thuốc Amitriptylin 25mg của Công ty cổ phần dược Danapha sản xuất, có thành phần Amitriptylin 25mg điều trị rối loạn hưng trầm cảm, trầm cảm nội sinh, đái dầm vào ban đêm ở trẻ em.
- Thuốc Europlin 25mg được sản xuất bởi S.C.Arena Group S.A., chứa Amitriptylin hydroclorid với hàm lượng 25mg điều trị trầm cảm và giảm các triệu chứng lo âu.
9 Cơ chế tác dụng
9.1 Dược lực học
Amitriptylin là thuốc chống trầm cảm ba vòng có tác dụng an thần và giảm đau. Cơ chế hoạt động của thuốc dựa trên việc ức chế tái hấp thu serotonin và noradrenalin tại các đầu dây thần kinh, giúp cải thiện triệu chứng trầm cảm. Ngoài ra, Amitriptylin còn ức chế kênh natri, kali và NMDA ở hệ thần kinh trung ương và tủy sống từ đó dự phòng đau đầu căng thẳng và đau nửa đầu, nhưng không liên quan đến tác dụng chống trầm cảm.
9.2 Dược động học
Hấp thu: Amitriptylin được hấp thu hoàn toàn qua đường uống nhưng khá chậm. Nồng độ đỉnh trong huyết tương đạt sau khoảng 4 giờ, với Sinh khả dụng tuyệt đối khoảng 53%.Phân bố: Amitriptylin có Thể tích phân bố lớn (~1221 lít) và liên kết mạnh với protein huyết tương (~95%). Amitriptylin và chất chuyển hóa chính có thể đi qua hàng rào nhau thai và bài tiết vào sữa mẹ.
Chuyển hóa: Được chuyển hóa chủ yếu tại gan qua các enzym CYP2C19, CYP3A4, CYP1A2 và CYP2D6. Chất chuyển hóa có hoạt tính chính là nortriptylin.
Thải trừ: Phần lớn Amitriptylin được thải trừ qua thận, nhưng chỉ khoảng 2% ở dạng chưa chuyển hóa. Thời gian bán thải khoảng 25 giờ.
10 Thuốc TeperinEP 25mg giá bao nhiêu?
Thuốc TeperinEP 25mg hiện nay đang được bán ở nhà thuốc online Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy, giá sản phẩm có thể đã được cập nhật ở đầu trang. Hoặc để biết chi tiết về giá sản phẩm cùng các chương trình ưu đãi, bạn có thể liên hệ với dược sĩ đại học của nhà thuốc qua số hotline hoặc nhắn tin trên zalo, facebook.
11 Thuốc TeperinEP 25mg mua ở đâu?
Bạn có thể mang đơn mà bác sĩ có kê thuốc TeperinEP 25mg để mua thuốc trực tiếp tại nhà thuốc Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy tại địa chỉ: 85 Vũ Trọng Phụng, Thanh Xuân. Hoặc liên hệ qua số hotline/ nhắn tin trên website để được tư vấn sử dụng thuốc đúng cách.
12 Ưu điểm
- TeperinEP 25mg TeperinEP 25mg chứa hoạt chất Amitriptylin, một loại thuốc chống trầm cảm ba vòng giúp điều trị hiệu quả rối loạn trầm cảm nặng [1], đau dây thần kinh và đái dầm ban đêm ở trẻ em.
- Thuốc có dạng viên nén, dễ sử dụng cho cả người lớn và trẻ em, tiện lợi khi mang theo.
- Được sản xuất theo tiêu chuẩn chất lượng cao, đảm bảo an toàn cho người dùng.
13 Nhược điểm
- Ngừng TeperinEP 25mg đột ngột có thể dẫn đến hội chứng cai thuốc, gây khó chịu, mất ngủ và cáu kỉnh. Để tránh những triệu chứng này, người bệnh nên giảm liều dần theo hướng dẫn của bác sĩ thay vì dừng thuốc đột ngột.
Tổng 3 hình ảnh



Tài liệu tham khảo
- ^ McClure EW, Daniels RN. (Đăng ngày 13 tháng 1 năm 2021). Classics in Chemical Neuroscience: Amitriptyline, Pubmed. Truy cập ngày 18 tháng 4 năm 2025.