1 / 9
tazopelin 45g 1 F2312

Tazopelin 4,5g

File PDF hướng dẫn sử dụng: Xem

Thuốc kê đơn

165.000
Đã bán: 320 Còn hàng
Thương hiệuDược - Trang thiết bị y tế Bình Định (Bidiphar), Công ty cổ phần dược phẩm Bidiphar 1
Công ty đăng kýCông ty cổ phần dược phẩm Bidiphar 1
Số đăng kýVD-20673-14
Dạng bào chếThuốc bột pha tiêm
Quy cách đóng góiHộp 1 lọ thuốc tiêm bột
Hoạt chấtPiperacilin - Tazobactam
Xuất xứViệt Nam
Mã sản phẩmthanh552
Chuyên mục Thuốc Kháng Sinh

Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi

Phản hồi thông tin

Dược sĩ Trúc Ly Biên soạn: Dược sĩ Trúc Ly

Ngày đăng

Cập nhật lần cuối:

Lượt xem: 470 lần

1 Thành phần

Tazopelin là thuốc gì?

Thành phần: Lọ thuốc tiêm bột Tazopelin 4,5g chứa: Hoạt chất chính: Piperacillin natriTazobactam natri với tỷ lệ 8:1 (tương đương Piperacillin 4 g và Tazobactam 0,5 g).

Dạng bào chế: Bột pha tiêm.

Mô tả: Thuốc có dạng bột màu trắng hoặc gần trắng, không mùi, có vị đắng và dễ hút ẩm, được đựng trong lọ kín khí.

2 Tác dụng - chỉ định của thuốc Tazopelin 4,5g

Tazopelin tác dụng chính là gì?

Tazopelin 4,5g
Thuốc tiêm Tazopelin 4,5g - Điều trị nhiễm khuẩn ở người lớn, trẻ em

Thuốc Tazopelin 4,5g được sử dụng để điều trị các bệnh nhiễm khuẩn nặng ở cả người lớn và trẻ em từ 2 tháng tuổi trở lên:

Đối với người lớn và trẻ em trên 2 tuổi:

  • Viêm phổi nghiêm trọng, bao gồm các trường hợp liên quan đến bệnh viện hoặc máy thở.
  • Nhiễm trùng nặng ở đường tiết niệu, chẳng hạn như viêm thận và bể thận.
  • Các bệnh nhiễm khuẩn nghiêm trọng trong ổ bụng.
  • Nhiễm khuẩn da và mô mềm nặng, ví dụ như nhiễm trùng bàn chân ở bệnh nhân tiểu đường.
  • Điều trị các trường hợp nhiễm trùng huyết có liên quan hoặc nghi ngờ liên quan đến các nhiễm khuẩn trên.
  • Thuốc cũng được chỉ định trong điều trị bệnh nhân bị giảm bạch cầu trung tính và có sốt do nghi ngờ nhiễm trùng.

Đối với trẻ em từ 2 đến 12 tuổi:

  • Điều trị các trường hợp nhiễm khuẩn nghiêm trọng trong ổ bụng.
  • Sử dụng cho trẻ bị giảm bạch cầu trung tính và có sốt do nghi ngờ nhiễm khuẩn.

==>> Xem thêm thuốc có cùng hoạt chất: Thuốc Piperacillin 2g Imexpharm - Thuốc điều trị nhiễm khuẩn nặng 

3 Liều dùng -  cách dùng thuốc Tazopelin 4,5g

3.1 Liều dùng

Liều lượng và tần suất dùng thuốc Tazopelin 4,5g thay đổi tùy theo loại vi khuẩn, vị trí và mức độ nghiêm trọng của nhiễm trùng.  [1]

Đối với người có chức năng thận bình thườngNgười lớn và trẻ từ 12 tuổi trở lênLiều tiêu chuẩn: Tiêm tĩnh mạch 1 lọ Tazopelin 4,5 g mỗi 8 giờ.
Trong trường hợp nhiễm khuẩn nghiêm trọng (như do Pseudomonas hoặc Klebsiella): Sử dụng tối thiểu 4 lọ/ngày, với khoảng cách giữa các liều từ 4 đến 6 giờ. Liều tối đa là 6 lọ/ngày.
Bệnh nhân bị sốt và giảm bạch cầu trung tính do nghi ngờ nhiễm khuẩnSử dụng 1 lọ mỗi 6 giờ tiêm tĩnh mạch, kết hợp với Gentamicin (4 - 5 mg/kg/24 giờ) chia thành 1 hoặc 2 lần tiêm cách nhau 12 giờ.
Dự phòng nhiễm khuẩn trong phẫu thuậtSử dụng 1/2 lọ trước khi phẫu thuật, sau đó tiếp tục mỗi 6-8 giờ trong 24 giờ, tối thiểu thêm 2 liều nữa.
Trẻ từ 2 tháng đến 12 tuổiLiều thông thường: 200-300 mg/kg/24 giờ, chia thành các liều cách nhau 4-6 giờ.
Không sử dụng cho trẻ dưới 2 tháng tuổi.
Người cao tuổiLiều lượng giống như ở người lớn có chức năng thận bình thường.
Bệnh nhân suy thậnNgười lớn và trẻ trên 50 kgĐộ thanh thải creatinin 41-80 ml/phút: Sử dụng 1 lọ mỗi 8 giờ.
Độ thanh thải creatinin 21-40 ml/phút: Sử dụng 1 lọ mỗi 12 giờ.
Độ thanh thải creatinin dưới 20 ml/phút: Sử dụng 1 lọ mỗi 24 giờ.
Bệnh nhân thẩm táchLiều tối đa 2 lọ/ngày, cách nhau 8 giờ. Do quá trình thẩm tách loại bỏ khoảng 30-50% Piperacillin trong 4 giờ, cần bổ sung thêm 1/2 lọ sau mỗi lần thẩm tách.
Trẻ em dưới 50 kgĐộ thanh thải creatinin 40-80 ml/phút: 90 mg/kg (80 mg Piperacillin + 10 mg Tazobactam) mỗi 6 giờ.
Độ thanh thải creatinin 20-40 ml/phút: 90 mg/kg mỗi 8 giờ.
Độ thanh thải creatinin dưới 20 ml/phút: 90 mg/kg mỗi 12 giờ.

4 Cách dùng

  • Tiêm tĩnh mạch: Hòa tan 1 lọ 4,5 g với 20 ml nước cất tiêm hoặc dung dịch NaCl 0,9%. Tiêm chậm trong 5 phút.
  • Truyền tĩnh mạch: Pha loãng lọ 4,5 g với 20 ml dung dịch NaCl 0,9% hoặc nước cất tiêm, sau đó pha loãng thêm thành 50 ml hoặc hơn, sử dụng các dung môi như NaCl 0,9% hoặc Dextrose 5%, và truyền trong vòng 20-30 phút.

Lưu ý

  • Dung dịch cần được kiểm tra trước khi sử dụng để đảm bảo không có sự thay đổi về màu sắc hoặc có tiểu phân.
  • Không có yêu cầu đặc biệt về việc xử lý thuốc sau khi sử dụng.

5 Chống chỉ định

Bệnh nhân quá mẫn với piperacillin/tazobactam hoặc bất kỳ kháng sinh penicillin nào khác.

Người có tiền sử dị ứng nghiêm trọng với các thuốc thuộc nhóm beta-lactam, chẳng hạn như Cephalosporin, monobactam hoặc carbapenem.

==>> Bạn đọc có thể tham khảo thêm thuốc: Thuốc Saditazo 4,5g điều trị bệnh lý do nguyên nhân nhiễm khuẩn nặng hay biến chứng 

6 Tác dụng phụ

Tazopelin tác dụng phụ là gì?

6.1 Phản ứng phổ biến

Xuất hiện phát ban trên da, sốt, viêm tại vị trí tiêm tĩnh mạch và tăng số lượng bạch cầu ưa eosin.

Các triệu chứng tiêu hóa như buồn nôn và tiêu chảy, cùng với việc tăng men gan, thường có khả năng hồi phục sau khi ngừng thuốc.

6.2 Phản ứng ít gặp

Tình trạng giảm bạch cầu trung tính tạm thời, số lượng bạch cầu giảm, hoặc trường hợp nặng hơn là mất bạch cầu hạt.

6.3 Phản ứng hiếm gặp

Phản ứng dị ứng nghiêm trọng như sốc phản vệ.

Viêm ruột giả mạc, yêu cầu điều trị bằng thuốc metronidazol.

Các phản ứng da nghiêm trọng như ban đỏ, hội chứng Stevens-Johnson, hoặc nổi mề đay.

Viêm thận kẽ, đặc biệt ở những bệnh nhân có tình trạng xơ nang, thường đi kèm với phản ứng da và sốt.

7 Tương tác 

Với aminoglycosid: Piperacillin có thể phối hợp hiệu quả với aminoglycosid, tuy nhiên cần tiêm riêng rẽ hai loại thuốc này.

Với Probenecid: Khi sử dụng đồng thời với Probenecid, thời gian bán hủy của Piperacillin và Tazobactam tăng lên, trong khi tốc độ loại bỏ thuốc khỏi cơ thể giảm, nhưng không ảnh hưởng đến nồng độ đỉnh của thuốc trong máu.

Với thuốc chống đông máu: Khi sử dụng kết hợp với Heparin hoặc các loại thuốc chống đông máu khác, cần theo dõi chặt chẽ các chỉ số đông máu.

Với penicillin kháng beta-lactamase: Có thể dùng chung nhưng không nên kết hợp với cefoxitin khi điều trị nhiễm khuẩn do vi khuẩn Pseudomonas.

Với vecuronium: Piperacillin kéo dài tác dụng của vecuronium, vì vậy cần thận trọng khi dùng trong các ca phẫu thuật có sử dụng thuốc ức chế thần kinh-cơ này.

Với metronidazol: Khi sử dụng kết hợp, cần tiêm và uống hai loại thuốc này riêng rẽ, không được pha trộn chung.

Với methotrexat: Các loại penicillin có thể làm giảm quá trình bài tiết methotrexat ra khỏi cơ thể, do đó cần điều chỉnh liều lượng methotrexat nếu dùng đồng thời.

8 Lưu ý khi sử dụng và bảo quản

8.1 Lưu ý và thận trọng

Không trộn lẫn thuốc: Piperacillin/Tazobactam không nên được pha chung với các loại thuốc khác trong cùng một ống tiêm hay chai truyền dịch, do chưa có thông tin về tính tương thích. Nếu sử dụng đồng thời với các loại thuốc khác, cần tiêm chúng tại các vị trí hoặc thời điểm khác nhau.

Không dùng với dung dịch Natri bicarbonat: Do tính không ổn định về hóa học, Piperacillin/Tazobactam không được pha với dung dịch Natri bicarbonat và không được kết hợp với các sản phẩm từ máu hay các chế phẩm chứa Albumin.

Thời gian ổn định của dung dịch: Dung dịch sau khi pha có thể ổn định trong 12 giờ ở nhiệt độ phòng và trong 24 giờ nếu được bảo quản trong tủ lạnh (nhiệt độ từ 2 đến 8°C).

==>> Xem thêm thuốc có cùng hoạt chất: Thuốc Piperacillin 4g Imexpharm điều trị nhiễm khuẩn toàn thân 

8.2 Lưu ý sử dụng trên phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú

Phụ nữ mang thai: Hiện chưa có nghiên cứu đầy đủ về việc sử dụng Piperacillin/Tazobactam ở phụ nữ mang thai. Dù các thử nghiệm trên chuột không cho thấy tác dụng phụ đáng kể đối với khả năng thụ thai và sự phát triển của thai nhi, vẫn nên cẩn thận khi sử dụng cho phụ nữ mang thai. Chỉ sử dụng khi lợi ích điều trị lớn hơn nguy cơ có thể gây ra cho cả mẹ và thai nhi.

Phụ nữ cho con bú: Piperacillin có thể tiết vào sữa mẹ với nồng độ thấp. Do tác dụng của kháng sinh phổ rộng có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh, nên tránh sử dụng cho phụ nữ đang cho con bú. Trong trường hợp cần thiết phải dùng thuốc, mẹ nên tạm ngừng cho con bú.

8.3 Tác động của Tazopelin đối với người lái xe và vận hành máy móc

Thuốc không gây ảnh hưởng đến khả năng lái xe hoặc vận hành máy móc.

8.4 Xử trí khi quên liều

Khi quên liều, hãy dùng ngay khi nhớ ra. Tránh dùng quá gần liều kế tiếp và không được dùng gấp đôi liều để bù cho liều đã quên.

8.5 Xử trí khi quá liều

Dấu hiệu quá liều: Các triệu chứng quá liều bao gồm nôn mửa, buồn nôn, tiêu chảy, kích thích hoặc co giật.

Xử trí: Ngừng sử dụng thuốc và điều trị các triệu chứng. Có thể dùng thuốc chống co giật như Diazepam hoặc barbiturat. Trong trường hợp cần thiết, có thể thực hiện thẩm phân. Nếu xuất hiện tiêu chảy nặng và kéo dài, cần xem xét khả năng viêm đại tràng giả mạc và điều trị bằng Vancomycin hoặc teicoplanin qua đường uống. Không sử dụng thuốc ức chế nhu động ruột trong các trường hợp này.

8.6 Bảo quản

Điều kiện bảo quản để đảm bảo chất lượng cho thuốc là nơi khô mát, với nhiệt độ không quá 30 độ C và tránh ánh sáng.

9 Sản phẩm thay thế

Zobacta 2,25g của Công ty Cổ phần Dược phẩm Imexpharm với thành phần hoạt chất là Piperacillin 2g và Tazobactam 0,25g. Thuốc được chỉ định cho bệnh nhân bị nhiễm khuẩn từ mức độ trung bình đến nặng. Hộp 1 lọ bột pha tiêm có giá 100.000 đồng.

Zobacta 3.375g cũng là sản phẩm của Công ty Cổ phần Dược phẩm Imexpharm với thành phần hoạt chất tương tự như Zobacta 2,25g nhưng hàm lượng lớn hơn (Piperacillin 3g và Tazobactam 0,375g). Sản phẩm hiện có giá 450.000 đồng cho hộp 10 lọ bột pha tiêm. 

10 Cơ chế tác dụng

10.1 Dược lực học

Piperacillin là một loại kháng sinh thuộc nhóm ureido penicillin với phổ kháng khuẩn rộng. Thuốc hoạt động bằng cách ức chế quá trình tổng hợp thành tế bào của các loại vi khuẩn, từ đó tiêu diệt nhiều loại vi khuẩn gram âm, gram dương, ưa khí và kỵ khí.

Trong số các loại cầu khuẩn gram dương nhạy cảm với Piperacillin, bao gồm Clostridium perfringens, StreptococcusEnterococcus, đặc biệt là các khuẩn kỵ khí. Tuy nhiên, các tụ cầu khuẩn sản sinh penicillinase thường kháng lại thuốc. Đối với vi khuẩn gram âm, các loại như Proteus mirabilis, Escherichia coli, Serratia, Haemophilus influenzae, Gonococcus, Meningococcus Pseudomonas thường nhạy cảm với Piperacillin. Ngoài ra, các vi khuẩn như Acinetobacter, Fusobacterium spp.Klebsiella cũng có thể đáp ứng thuốc ở mức độ vừa đến tốt.

Tuy nhiên, do Piperacillin dễ bị phá hủy bởi enzyme beta-lactamase, việc kết hợp thuốc này với chất ức chế beta-lactamase như tazobactam là cần thiết để tăng cường hiệu quả của thuốc, đặc biệt với các vi khuẩn sinh beta-lactamase kháng Piperacillin. Sự kết hợp này giúp thuốc có khả năng tác động đến cả vi khuẩn ưa khí và kỵ khí, gram dương lẫn gram âm.

Piperacillin cũng có thể tạo hiệu quả hiệp đồng khi dùng chung với aminoglycoside, tuy nhiên cần phải tiêm riêng do nguy cơ tương kỵ giữa các thuốc. Sự kết hợp này thường được sử dụng để điều trị các bệnh nhiễm trùng do Pseudomonas aeruginosa.

Tazobactam, một dẫn xuất của triazolyl methyl penicillanic acid sulfone, hoạt động như một chất ức chế beta-lactamase mạnh mẽ. Kháng thuốc thường xảy ra do sự trung gian plasmid, tuy nhiên, tazobactam giúp gia tăng hiệu quả của Piperacillin trong việc kháng lại các vi khuẩn sản sinh beta-lactamase.

10.2 Dược động học

Hấp thu: Nồng độ của Piperacillin và Tazobactam trong huyết tương đạt đỉnh ngay sau khi hoàn tất tiêm hoặc truyền tĩnh mạch. Các nghiên cứu trên người trưởng thành cho thấy sự hấp thu của Piperacillin khi dùng đơn lẻ và khi kết hợp với Tazobactam là tương đương nếu dùng liều lượng tương ứng.

Phân bố: Piperacillin và Tazobactam phân bố rộng khắp các mô và dịch trong cơ thể. Cả hai thuốc đều gắn kết với protein huyết tương, với tỷ lệ khoảng 30%.

Thải trừ: Ở người lớn, khoảng 68% Piperacillin và 80% Tazobactam được đào thải qua thận dưới dạng chưa biến đổi. Thời gian bán hủy của hai thuốc dao động từ 0,7 đến 1,2 giờ. Đối với người cao tuổi suy gan, thời gian bán hủy của Piperacillin tăng thêm khoảng 25%, còn Tazobactam tăng thêm 18%, nhưng không cần điều chỉnh liều. Ở những bệnh nhân suy thận, thời gian bán thải của cả hai thuốc tăng lên khi độ thanh thải giảm.

11 Thuốc Tazopelin 4,5g giá bao nhiêu?

Thuốc Tazopelin 4,5g hiện nay đang được bán ở nhà thuốc online Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy, giá sản phẩm có thể đã được cập nhật ở đầu trang. Hoặc để biết chi tiết về giá sản phẩm cùng các chương trình ưu đãi, bạn có thể liên hệ với dược sĩ đại học của nhà thuốc qua số hotline hoặc nhắn tin trên zalo, facebook.

12 Thuốc Tazopelin 4,5g mua ở đâu?

Thuốc Tazopelin 4,5g mua ở đâu chính hãng, uy tín nhất? Bạn có thể mang đơn mà bác sĩ có kê thuốc Tazopelin 4,5g để mua thuốc trực tiếp tại nhà thuốc Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy tại địa chỉ: 85 Vũ Trọng Phụng, Thanh Xuân. Hoặc liên hệ qua số hotline/ nhắn tin trên website để được tư vấn sử dụng thuốc đúng cách. 

13 Ưu điểm 

  • Phổ kháng khuẩn rộng: Tazopelin 4,5g chứa Piperacillin và Tazobactam, giúp tiêu diệt nhiều loại vi khuẩn gram âm, gram dương, vi khuẩn kỵ khí và ưa khí. Đây là điểm mạnh vượt trội so với các loại kháng sinh phổ hẹp.
  • Hiệu quả trong điều trị nhiễm khuẩn nặng: Thuốc được chỉ định cho các nhiễm khuẩn nghiêm trọng như viêm phổi, nhiễm trùng tiết niệu, nhiễm khuẩn huyết, nhiễm khuẩn da và mô mềm.
  • Kết hợp chất ức chế beta-lactamase: Sự kết hợp giữa Piperacillin và Tazobactam giúp bảo vệ Piperacillin khỏi sự phân hủy của beta-lactamase, enzyme làm vi khuẩn kháng thuốc, tăng hiệu quả điều trị so với các loại kháng sinh không có chất ức chế beta-lactamase.
  • Sử dụng được cho trẻ em: Thuốc có thể sử dụng cho trẻ em từ 2 tuổi trở lên, mở rộng đối tượng bệnh nhân so với một số loại kháng sinh khác chỉ dùng cho người lớn.

14 Nhược điểm 

  • Giá thành cao: So với các kháng sinh phổ thông, Tazopelin có thể đắt hơn do sự kết hợp hai hoạt chất mạnh. Điều này có thể gây khó khăn cho bệnh nhân khi sử dụng lâu dài.
  • Dạng bào chế tiêm: Sản phẩm có dạng bột pha tiêm, cần thực hiện bởi nhân viên y tế chuyên nghiệp, không tiện lợi như thuốc uống. Điều này cũng làm tăng chi phí và sự bất tiện so với các thuốc kháng sinh dạng uống.
  • Tác dụng phụ và tương tác thuốc: Như các kháng sinh mạnh khác, Tazopelin có nguy cơ gây ra nhiều tác dụng phụ như buồn nôn, tiêu chảy, tăng men gan, dị ứng, giảm bạch cầu, hoặc thậm chí là viêm ruột giả mạc. Thuốc cũng có thể tương tác với các thuốc khác như aminoglycoside, Probenecid, thuốc chống đông máu.
  • Khó sử dụng cho bệnh nhân suy thận: Liều lượng cần điều chỉnh dựa trên chức năng thận, đặc biệt ở bệnh nhân suy thận hoặc đang thẩm tách. Điều này đòi hỏi giám sát chặt chẽ và tính toán liều cẩn thận.

Tổng 9 hình ảnh

tazopelin 45g 1 F2312
tazopelin 45g 1 F2312
tazopelin 45g 2 I3466
tazopelin 45g 2 I3466
tazopelin 45g 3 G2412
tazopelin 45g 3 G2412
tazopelin 45g 4 P6618
tazopelin 45g 4 P6618
tazopelin 45g 5 Q6202
tazopelin 45g 5 Q6202
tazopelin 45g 6 H3576
tazopelin 45g 6 H3576
tazopelin 45g 7 V8850
tazopelin 45g 7 V8850
tazopelin 45g 8 D1181
tazopelin 45g 8 D1181
tazopelin 45g 9 T7060
tazopelin 45g 9 T7060

Tài liệu tham khảo

  1. ^ Hướng dẫn sử dụng thuốc do Cục Quản lý Dược phê duyệt, tải và xem bản PDF đầy đủ tại đây.
* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
  • 0 Thích

    Thuốc có dùng đc cho trẻ em ko?

    Bởi: Mai Linh vào


    Thích (0) Trả lời 1
    • Chào bạn, sản phẩm có thể dùng được cho trẻ em từ 2 tháng tuổi trở lên ạ. Tuy nhiên cần tuân thủ chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ vì đây là thuốc tiêm truyền

      Quản trị viên: Dược sĩ Trúc Ly vào


      Thích (0) Trả lời
(Quy định duyệt bình luận)
Tazopelin 4,5g 5/ 5 1
5
100%
4
0%
3
0%
2
0%
1
0%
Chia sẻ nhận xét
Đánh giá và nhận xét
  • Tazopelin 4,5g
    K
    Điểm đánh giá: 5/5

    tư vấn nhiệt tình

    Trả lời Cảm ơn (0)

SO SÁNH VỚI SẢN PHẨM TƯƠNG TỰ

vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
1900 888 633