Tatanol trẻ em 120mg
Thuốc không kê đơn
Thương hiệu | Pymepharco, Công ty cổ phần Pymepharco |
Công ty đăng ký | Công ty cổ phần Pymepharco |
Số đăng ký | VD-25399-16 |
Dạng bào chế | Viên nén |
Quy cách đóng gói | Hộp 10 x 20 viên |
Hoạt chất | Paracetamol (Acetaminophen) |
Xuất xứ | Việt Nam |
Mã sản phẩm | am1262 |
Chuyên mục | Thuốc Hạ Sốt Giảm Đau |
Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi
Phản hồi thông tin
- Chi tiết sản phẩm
- Hỏi & Đáp 0
- Đánh giá 0
Thuốc Tatanol trẻ em 120mg được sử dụng để hạ sốt, giảm đau cho trẻ em. Vậy, thuốc có liều dùng như thế nào? Cần những lưu ý gì khi sử dụng? Hãy cùng Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) tìm hiểu những thông tin về thuốc Tatanol trẻ em 120mg trong bài viết sau đây.
1 Thành phần
Thành phần:
Trong 1 viên thuốc Tatanol trẻ em 120mg có chứa:
Paracetamol: 120mg
Tá dược vừa đủ 1 viên
Dạng bào chế: Viên nén
2 Tác dụng - Chỉ định của thuốc Tatanol trẻ em 120mg
2.1 Thuốc Tatanol trẻ em 120mg có tác dụng gì?
2.1.1 Dược lực học
Paracetamol là thuốc quen thuộc, đầu tay dùng trong giảm đau và hạ sốt. Paracetamol còn được gọi là Acetaminophen hay N-acetyl-p-aminophenol, tác động lên vùng dưới đồi gây hạ nhiệt, tỏa nhiệt tăng do giãn mạch và tăng lưu lượng máu ngoại biên. Thuốc có tác dụng hạ sốt do mọi nguyên nhân và thuốc chỉ hạ sốt với người có mức thân nhiệt cao, không gây hạ thân nhiệt ở người bình thường. Thuốc có tác dụng giảm đau ngoại vi với các mức độ nhau từ nhẹ đến vừa. Tác dụng của Paracetamol với enzym Cyclooxygenase tương đối yếu nên gần như không có tác dụng chống viêm.
2.1.2 Dược động học
Paracetamol có khả năng hấp thu qua Đường tiêu hóa tốt, thuốc hấp thu nhanh và gần như hoàn toàn sau khi uống. Thuốc phân bố nhanh và đồng đều vào các mô trong cơ thể. Thuốc qua được nhau thai và bài tiết vào được sữa mẹ. Paracetamol được chuyển hóa chủ yếu ở gan thành chất chuyển hóa N-acetyl-p-benzoquinonimin, một chất chuyển hóa có độc tính cao tuy nhiên ở liều điều trị thì Paracetamol không gây ra độc tính với gan. Đa phần thuốc được thải trừ qua nước tiểu ở dạng liên hợp với acid glucuronic. [1]
2.2 Chỉ định thuốc Tatanol trẻ em 120mg
Thuốc hạ sốt Tatanol trẻ em 120mg được chỉ định dùng trong các trường hợp:
- Trẻ em sốt do mọi nguyên nhân.
- Trẻ em bị đau mức độ nhẹ đến trung bình như đau đầu, đau xương, đau răng,...
- Phối hợp với các thuốc khác để giảm đau, hạ sốt như Codein, Caffeine,...
==>> Xem thêm thuốc có cùng hoạt chất: Thuốc Tatanol Nhức Mỏi giảm đau cơ xương mức độ nhẹ, trung bình
3 Liều dùng - Cách dùng thuốc Tatanol trẻ em 120mg
3.1 Liều dùng
Tatanol trẻ em 120mg được sử dụng cho trẻ em, liều dùng phụ thuộc vào độ tuổi và cân anwjng của trẻ:
- Trẻ từ 1-3 tuổi uống 1 viên / lần
- Trẻ từ 3-6 tuổi dùng 1-2 viên/lần
- Trẻ từ 6-12 tuổi: 3-4 viên / lần.
Ngày có thể dùng từ 3-4 lần. Mỗi lần dùng cần cách nhau tối thiểu 4 tiếng.
3.2 Cách dùng
Bất kỳ khi nào trẻ sốt cao hoặc đau thì có thể uống thuốc. Tác dụng của thuốc không phụ thuộc vào bữa ăn.
Trẻ có thể nhai, nuốt cả viên, đối với những trẻ nhỏ, người lớn có thể hòa thuốc vào nước cho trẻ.
4 Chống chỉ định
Không sử dụng thuốc nếu người bệnh là một trong những đối tượng sau:
- Trẻ dị ứng, mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc.
- Trẻ em thiếu máu, thiếu hụt men G6PD.
- Trẻ em có bệnh tim, thận, suy giảm chức năng gan.
==>> Bạn đọc có thể tham khảo thêm Thuốc A.T Ibuprofen Syrup (ống) - giảm đau, hạ sốt cho trẻ em
5 Tác dụng phụ
Trong quá trình sử dụng hoặc điều trị, người dùng thuốc có thể gặp một số tác dụng không mong muốn:
- Thường gặp nhất là các phản ứng dị ứng, ban da, mày đay, quá liều gây tổn thương gan.
- Ít gặp hơn có thể như buồn nôn, rối loạn tạo máu, bệnh thận khi dùng thuốc dài ngày.
- Hiếm gặp nhưng nghiêm trọng: Hội chứng Stevens-Johnson, hoại tử biểu bì nhiễm độc, hội chứng lyell, mụn mủ ngoại ban toàn thân cấp tính.
Nếu các triệu chứng xảy ra với tần suất cao, nghiêm trọng, người bệnh có thể ngưng dùng thuốc và báo với bác sĩ.
6 Tương tác
Lưu ý khi sử dụng thuốc Tatanol trẻ em 120mg với các thuốc dưới đây vì có thể xảy ra các tương tác bất lợi:
- Thuốc gây cảm ứng enzym gan P4502E1 (nhóm barbiturat, Isoniazid, thuốc uống chống đông máu, zidovudin, amoxicilin + Acid Clavulanic, carbamazepin và rượu): gây tăng độc tính lên gan.
- Các thuốc chống đông: tăng nhẹ tác dụng chống đông của coumarin và dẫn chất indandion.
- Probenecid: làm tăng tích lũy Paracetamol.
- Thuốc chống co giật (gồm Phenytoin, barbiturat, carbamazepin): tăng độc tính trên gan.
7 Lưu ý khi sử dụng và bảo quản
7.1 Lưu ý và thận trọng
Thận trọng đối với người lớn tuổi, bệnh nhân suy gan hoặc suy thận nặng.
Thận trọng khi dùng cho người bị phenylceton – niệu, bệnh thiếu máu từ trước và uống nhiều rượu.
Không sử dụng thuốc cùng với rượu, các sản phẩm chứa cồn.
Không dùng quá liều khuyến cáo của nhà sản xuất.
Người nhà của trẻ cần chứ ý theo dõi các dấu hiệu nhận biết hội chứng Steven – Johnson (SJS), hội chứng hoại tử da nhiễm độc (TEN), hay hội chứng Lyell, hội chứng ngoại ban mụn mủ toàn thân cấp tính (AGEP). Khi trẻ có những dấu hiệu dị ứng, sốc cần đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất.
7.2 Lưu ý sử dụng trên phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú
Thuốc không được khuyến khích sử dụng cho phụ nữ mang thai và cho con bú. Còn thiếu các dữ liệu về tính an toàn / hiệu quả của thuốc lên các đối tượng này. Chỉ dùng thuốc khi thực sự cần thiết và cần cân nhắc lợi ích / nguy cơ.
7.3 Xử trí khi quá liều
Nếu người bệnh có dấu hiệu ngộ độc thuốc như buồn nôn, ói mửa, chán ăn, xanh xao, đau bụng cần đưa đến cơ sở y tế gần nhất để được loại bỏ thuốc ra khỏi cơ thể và có những điều trị triệu chứng hợp lý.
Quá liều Paracetamol có thể dùng Acetylcystein bảo vệ gan nếu dùng trong khoảng 24 giờ kể từ khi quá liều Paracetamol (hiệu quả nhất nếu dùng trong khoảng 8 giờ). Liều uống đầu tiên là 140 mg/kg (liều tải), sau đó cho tiếp 17 liều nữa, mỗi liều 70 mg/kg cách nhau 4 giờ một lần. Than hoạt hoặc rửa dạ dày có thể được thực hiện để giảm sự hấp thu của Paracetamol.
7.4 Bảo quản
Thuốc Tatanol trẻ em 120mg cần được bảo quản ở môi trường thoáng mát, khô ráo, tránh ánh sáng trực tiếp, nhiệt độ dưới 25 độ C.
8 Sản phẩm thay thế
Trong trường hợp thuốc Tatanol trẻ em 120mg hết hàng, bạn đọc có thể tham khảo một số thuốc có cùng hoạt chất, hàm lượng:
Pamol 120mg/5ml của Công ty cổ phần dược phẩm CPC1 Hà Nội có giá 125.000 đồng / lọ 30ml hỗn dịch uống. Thuốc tiện dụng hơn cho trẻ nhỏ không uống được viên.
Pallas 120mg/5ml (H/30 Ống) của Công ty Cổ phần Dược phẩm An Thiên có chứa 120mg Paracetamol và có giá 100.000 đồng / hộp 30 ống nhỏ, tiện lợi mang theo bên người.
9 Nhà sản xuất
SĐK: VD-25399-16
Nhà sản xuất: Công ty cổ phần Pymepharco - Việt Nam.
Đóng gói: Hộp 10 vỉ x 20 viên.
10 Thuốc Tatanol trẻ em 120mg giá bao nhiêu?
Thuốc Tatanol trẻ em 120mg hiện nay đang được bán ở nhà thuốc online Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy, giá sản phẩm có thể đã được cập nhật ở đầu trang. Hoặc để biết chi tiết về giá sản phẩm cùng các chương trình ưu đãi, bạn có thể liên hệ với nhân viên nhà thuốc qua số hotline 1900 888 633 để được tư vấn thêm.
11 Thuốc Tatanol trẻ em 120mg mua ở đâu?
Thuốc Tatanol trẻ em 120mg mua ở đâu chính hãng, uy tín nhất? Bạn có thể mua thuốc trực tiếp tại Nhà thuốc Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy tại địa chỉ: 85 Vũ Trọng Phụng, Thanh Xuân, Hà Nội. Hoặc liên hệ qua số hotline/ nhắn tin trên website để đặt thuốc cũng như được tư vấn sử dụng thuốc đúng cách.
12 Ưu điểm
- Paracetamol là thuốc đầu tay dùng trong hạ sốt giảm đau do thuốc tác dụng hiệu quả và tương đối an toàn nếu được dùng đúng liều. Thuốc không gây ảnh hưởng đến đường tiêu hóa, không làm tổn thương dạ dày nên có thể dùng được cho người bị bệnh dạ dày. Thuốc cũng không gây ức chế hô hấp. [2]
- Thuốc dạng viên nén nhỏ, có thể nhai hoặc hòa với nước, dễ dàng dùng cho trẻ và tiện lợi để mang theo nếu cần.
- Thuốc có giá thành tiết kiệm và chất lượng tương đương với các thuốc nhập khẩu vì được sản xuất bởi quy trình đạt chuẩn GMP-WHO của Công ty cổ phần Pymepharco - Việt Nam.
13 Nhược điểm
- Thuốc có thể gây phản ứng dị ứng ở nhiều người.
- Dạng viên nén có thể cần thời gian để hòa tan nếu trẻ không nuốt được viên vfa dạng viên nén cũng cho tác dụng chậm hơn so với dạng hỗn dịch uống hay viên sủi.
Tổng 12 hình ảnh
Tài liệu tham khảo
- ^ Tác giả J A Forrest, J A Clements, L F Prescott (Ngày đăng tháng 4 năm 1982). Clinical pharmacokinetics of paracetamol, Pubmed. Truy cập ngày 19 tháng 12 năm 2023.
- ^ Tác giả Alfio Bertolini, Anna Ferrari , Alessandra Ottani , Simona Guerzoni , Raffaella Tacchi , Sheila Leone (Ngày đăng tháng 9 năm 2006). Paracetamol: new vistas of an old drug, Pubmed. Truy cập ngày 13 tháng 12 năm 2023.