Tanmogan
Thuốc không kê đơn
Thương hiệu | Hòa Thuận Đường, Cơ sở Hòa Thuận Đường – Việt Nam |
Công ty đăng ký | Cơ sở Hòa Thuận Đường – Việt Nam |
Số đăng ký | V500-H12-10 |
Dạng bào chế | Viên hoàn cứng |
Quy cách đóng gói | Hộp 200 viên hoàn |
Dược liệu | Câu Kỷ Tử (Fructus Lycii) |
Xuất xứ | Việt Nam |
Mã sản phẩm | aa8903 |
Chuyên mục | Thuốc Tim Mạch |
Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi
Phản hồi thông tin
Biên soạn: Dược sĩ Hương Trà
Dược sĩ lâm sàng - Đại học Y Dược Thái Nguyên
Ngày đăng
Cập nhật lần cuối:
Lượt xem: 701 lần
- Chi tiết sản phẩm
- Hỏi & Đáp 0
- Đánh giá 0
Thuốc Tanmogan được chỉ định để điều trị tình trạng tăng cholesterol, triglycerid máu, giúp ngừa và khắc phục tình trạng tai biến mạch máu não, động mạch xơ cứng,… Trong bài viết này, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) xin gửi đến bạn đọc cách sử dụng và các lưu ý khi dùng thuốc Tanmogan.
1 Thành phần
Thành phần: Mỗi lọ thuốc Tanmogan chứa:
- Dược chất: Câu kỷ tử 36g.
- Tá dược: Parafin, talc, tinh bột,…
Dạng bào chế: Viên hoàn cứng.
2 Tác dụng-Chỉ định của thuốc Tanmogan
2.1 Tác dụng của thuốc Tanmogan
Câu Kỷ Tử là một loại thảo mộc truyền thống nổi tiếng của Trung Quốc được coi là một thành phần cho tuổi trẻ vĩnh cửu và cuộc sống lâu dài. Một loại thuốc bổ được điều chế từ cây làm giảm nguy cơ xơ cứng động mạch và tăng huyết áp động mạch. Quả của Câu kỷ tử như một loại thuốc bổ âm nhẹ, bổ gan thận và làm ẩm phổi. Nó được sử dụng để điều trị mờ mắt và giảm thị lực, vô sinh, đau bụng, ho khan, mệt mỏi và nhức đầu. Quả mọng cũng được sử dụng trong y học dân gian để kéo dài tuổi thọ và ngăn ngừa tóc bạc sớm.
Các nghiên cứu chỉ ra rằng quả kỷ tử có tác dụng tích cực đối với lão hóa, bảo vệ thần kinh, sức khỏe nói chung, chuyển hóa và tiêu hao năng lượng (tức là kiểm soát Glucose ở bệnh nhân tiểu đường), bệnh tăng nhãn áp, điều hòa miễn dịch và bảo vệ tế bào. Trái Câu kỷ tử được sử dụng rộng rãi trong y học cổ truyền Trung Quốc và chúng cũng có thể được bán dưới dạng thực phẩm bổ sung hoặc được phân loại là dược phẩm dinh dưỡng để sử dụng lâu dài và an toàn
2.2 Chỉ định của thuốc Tanmogan
Ngừa và điều trị:
- Cơn đau thắt ngực.
- Tai biến mạch máu não.
- Xơ cứng động mạch.
Điều trị rối loạn lipid máu trong:
- Tăng triglycerid.
- Tăng cholesterol.
- Gan máu nhiễm mỡ.
3 Liều dùng-Cách dùng thuốc Tanmogan
3.1 Liều dùng thuốc Tanmogan
Người lớn: 8-12 viên x 3 lần/ngày.
Trẻ em: 4-6 viên x 3 lần/ngày.
3.2 Cách dùng thuốc Tanmogan hiệu quả
Viên hoàn dùng đường uống.
Uống thuốc trước khi ăn.
Mỗi đợt dùng khoảng 6 tháng.
Môi 3 tháng nên xét nghiệm máu 1 lần.
Thời gian dùng thuốc dựa vào mức độ bệnh.
⇒ Xem thêm thuốc khác tại đây: [CHÍNH HÃNG] Thiên Dược Hạ Áp - Duy trì, ổn định huyết áp hiệu quả
4 Chống chỉ định
Phụ nữ có thai.
Trẻ <6 tuổi.
Người mẫn cảm với kỷ tử.
Phụ nữ cho con bú.
5 Tác dụng phụ
Chưa thấy Câu kỷ tử gây kích ứng.
Nếu uống Kỷ tử thấy cơ thể biểu hiện lạ nên theo dõi và ngừng dùng, báo bác sĩ.
⇒ Xem thêm thuốc khác tại đây: Thuốc Hạ Áp Nam Lạng hỗ trợ điều trị bệnh cao huyết áp
6 Tương tác
Thời gian uống thuốc không nên:
- Ăn đồ ăn chiên, xào.
- Ăn rau muống, măng.
- Uống nước đá.
- Ăn đậu phộng.
Không thấy kỷ tử tương tác với thảo dược, thuốc, khoáng chất hay vitamin, thực phẩm bổ sung nào.
7 Lưu ý khi sử dụng và bảo quản
7.1 Lưu ý và thận trọng
Thuốc dùng được khi lái xe, vận hành máy.
Dùng đúng liều chỉ định.
Không dùng khi:
- Viên hoàn ẩm, mềm.
- Lọ thuốc quá hạn.
Tuân thủ chế độ kiêng khem khi dùng thuốc.
Kiên trì sử dụng.
Mua tại địa chỉ uy tín.
7.2 Lưu ý sử dụng trên phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú
Kỷ tử không nên dùng khi có thai, cho con bú. Các mẹ gặp các biểu hiện tai biến, động mạch xơ cứng hay tăng triglycerid, cholesterol thì nên ngừng dùng.
7.3 Xử trí khi quá liều
Dù chưa có báo cáo cụ thể nhưng uống lượng thuốc lớn có thể xuất hiện tác dụng phụ.
Nên duy trì liều chỉ định thì các dấu hiệu rối loạn sẽ nhanh biến mất.
7.4 Bảo quản
Viên hoàn nhỏ, trẻ dễ nuốt, cần để xa tầm với trẻ.
Để viên hoàn khoogn ẩm cần để nơi khô ráo, <30 độ, những khu vực không có năng chiếu vào.
8 Nhà sản xuất
SĐK: V500-H12-10.
Nhà sản xuất: Cơ sở Hòa Thuận Đường – Việt Nam.
Đóng gói: Hộp 200 viên hoàn.
9 Thuốc Tanmogan giá bao nhiêu?
Thuốc Tanmogan hiện nay đang được bán ở nhà thuốc online Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy, giá sản phẩm có thể đã được cập nhật ở đầu trang. Hoặc để biết chi tiết về giá sản phẩm cùng các chương trình ưu đãi, bạn có thể liên hệ với nhân viên nhà thuốc qua số hotline 1900 888 633 để được tư vấn thêm.
10 Thuốc Tanmogan mua ở đâu?
Thuốc Tanmogan 200 viên hiện nay đang được bán ở nhà thuốc online Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy, giá sản phẩm có thể đã được cập nhật ở đầu trang. Hoặc để biết chi tiết về giá sản phẩm cùng các chương trình ưu đãi, bạn có thể liên hệ với nhân viên nhà thuốc qua số hotline 1900 888 633 để được tư vấn thêm.
11 Ưu điểm
- Thành phần thuốc từ thảo dược, an toàn, không gây tác dụng phụ nào.
- Viên hoàn nhỏ dễ nuốt, không gây khó chịu khi dùng.
- Thuốc sản xuất trong nước, mức giá vừa phải, nguồn gốc rõ ràng, chất lượng được kiểm định và đánh giá nghiêm ngặt.
- Thuốc giúp giảm nhanh nồng độ triglycerid, cholesterol tăng cao trong cơ thể, giúp cải thiện rối loạn chức năng gan. Cải thiện các chứng đau thắt ngực, xơ cứng động mạch,…
- Việc bổ sung Câu kỷ tử có thể có tác dụng đáng kể trong việc điều chỉnh nồng độ Triglycerid, HDL, LDL và đường huyết lúc đói trong huyết thanh. Câu kỷ tử có thể đóng vai trò là một loại thuốc tiềm năng để ngăn ngừa và điều trị các bệnh mãn tính không lây ở người tương lai.[1]
- Điều trị trước Câu kỷ tử bằng đường uống trong 7 ngày đã cải thiện hiệu quả tình trạng thiếu hụt thần kinh, giảm kích thước vùng nhồi máu và phù não cũng như bảo vệ não khỏi sự gián đoạn hàng rào máu não, điều chỉnh tăng aquaporin-4 và kích hoạt thần kinh đệm. Nghiên cứu hiện tại cho thấy rằng Câu kỷ tử có thể được sử dụng như một chất bảo vệ thần kinh dự phòng ở những bệnh nhân có nguy cơ cao bị đột quỵ do thiếu máu cục bộ.[2]
12 Nhược điểm
- Trẻ <6 tuổi không dùng được.[3]
- Thời gian dùng dài, phải kiên trì và có thể gây tốn kém.
Tổng 4 hình ảnh
Tài liệu tham khảo
- ^ Tác giả Beijia Zhou, Hui Xia, Ligang Yang, Shaokang Wang, Guiju Sun (Ngày đăng 2 tháng 7 năm 2021). The Effect of Lycium Barbarum Polysaccharide on the Glucose and Lipid Metabolism: A Systematic Review and Meta-Analysis, Pubmed. Truy cập ngày 15 tháng 5 năm 2023
- ^ Tác giả Di Yang, Suk-Yee Li, Chung-Man Yeung, Raymond Chuen-Chung Chang, Kwok-Fai So, David Wong, Amy C Y Lo (Ngày đăng 16 tháng 3 năm 2012). Lycium barbarum extracts protect the brain from blood-brain barrier disruption and cerebral edema in experimental stroke, Pubmed. Truy cập ngày 15 tháng 5 năm 2023
- ^ Hướng dẫn sử dụng thuốc do Bộ Y Tế, Cục Quản Lý Dược phê duyệt, tải bản PDF tại đây