Tacropic 0.03%
Thuốc kê đơn
Thương hiệu | Dược Phẩm Đạt Vi Phú (Davipharm), Công ty Cổ phần Dược phẩm Đạt Vi Phú |
Công ty đăng ký | Công ty Cổ phần Dược phẩm Đạt Vi Phú |
Số đăng ký | VD-32813-19 |
Dạng bào chế | Thuốc mỡ |
Quy cách đóng gói | Hộp 1 tuýp 10g |
Hoạt chất | Tacrolimus |
Xuất xứ | Việt Nam |
Mã sản phẩm | aa5755 |
Chuyên mục | Thuốc Da Liễu |
Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi
Phản hồi thông tin
Biên soạn: Dược sĩ Nguyễn Trang
Dược sĩ lâm sàng - Đại học Dược Hà Nội
Ngày đăng
Cập nhật lần cuối:
Lượt xem: 2731 lần
- Chi tiết sản phẩm
- Hỏi & Đáp 0
- Đánh giá 0
Thuốc Tacropic 0.03% với thành phần chứa Tacrolimus được chỉ định để điều trị chàm thể tạng, viêm da dị ứng mức độ vừa và nặng ở người lớn và trẻ em. Trong bài viết này, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) xin gửi đến bạn đọc cách sử dụng và các lưu ý khi dùng thuốc Tacropic 0.03%
1 Thành phần
Thành phần của thuốc Tacropic 0.03%
- Dược chất: Tacrolimus 3mg.
- Tá dược vừa đủ.
Dạng bào chế: Thuốc mỡ.
2 Tác dụng - Chỉ định của thuốc Tacropic 0.03%
2.1 Tác dụng của thuốc Tacropic 0.03%
Tacrolimus là một chất có tác dụng ức chế calcineurin được chỉ định trong các trường hợp viêm da dị ứng mức độ từ trung bình đến nặng. Cơ chế hoạt động của thuốc đối với viêm da dị ứng vẫn chưa thực sự được hiểu rõ. Tuy nhiên, một số nghiên cứu đã chứng minh được rằng, Tacrolimus có tác dụng ức chế quá trình hoạt hóa của lympho T thông qua cơ chế gắn với protein nội bào. Hoạt chất này đã được chứng minh có tác dụng tốt đối với bệnh chàm dị ứng khi sử dụng tại chỗ. Nó có khả năng ngăn chặn các phản ứng viêm theo cơ chế tương tự như việc sử dụng steroid nhưng không mạnh bằng.
Hấp thu: Khi sử dụng Tacrolimus người ta đã nhận thấy rằng, nồng độ của thuốc nhỏ hơn 2 ng/ml đối với bệnh nhân chàm thể tạng ở cả người lớn và trẻ em. [1]
2.2 Chỉ định thuốc Tacropic 0.03%
Viêm da vừa và nặng không đáp ứng với phương pháp điều trị thông thường.
Chàm thể tạng.
==>> Xem thêm thuốc có cùng hoạt chất: [CHÍNH HÃNG] Thuốc Tacropic 0,1%: Công dụng, liều dùng
3 Liều dùng - Cách dùng thuốc Tacropic 0.03%
3.1 Liều dùng thuốc Tacropic 0.03%
Người lớn và trẻ em trên 2 tuổi: Bôi 2 lần mỗi ngày.
Sau khi các triệu chứng và dấu hiệu đã hết, nên sử dụng thêm 1 tuần nữa.
3.2 Cách dùng thuốc Tacropic 0.03% hiệu quả
Tacropic 0.03% được sử dụng bằng cách bôi trực tiếp lên vùng da bị tổn thương.
Bôi thành một lớp mỏng, xoa đều cho thuốc thấm vào da.
Không băng kín vết thương trong quá trình sử dụng Tacropic 0.03%.
4 Chống chỉ định
Mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của Tacropic 0.03%.
Trẻ em dưới 2 tuổi.
Người bệnh đang gặp hội chứng Netherton.
==>> Bạn đọc có thể tham khảo thêm thuốc: Thuốc Immulimus 0,03%: Công dụng - cách dùng, lưu ý khi sử dụng
5 Tác dụng phụ
Rất thường gặp: Nóng, ngứa tại chỗ bôi.
Thường gặp: Ban đỏ, châm chích, dị cảm, viêm da, nhiễm virus herpes, rối loạn cảm giác, không dung nạp cồn.
Thông báo với bác sĩ tất cả các tác dụng không mong muốn bạn gặp phải trong quá trình sử dụng Tacropic 0.03%.
6 Tương tác
Chưa có nhiều nghiên cứu về việc sử dụng đồng thời Tacropic 0.03% với các chế phẩm khác trên da.
Tránh sử dụng Tacropic 0.03% cùng với liệu pháp điều trị với UVB, UVA.
Tránh kết hợp với PUVA (psoralen).
7 Lưu ý khi sử dụng và bảo quản
7.1 Lưu ý và thận trọng
Nên cân nhắc có nên tiếp tục điều trị hay không nếu các triệu chứng không được cải thiện.
Hạn chế để da tiếp xúc với ánh sáng (tự nhiên và nhân tạo) trong quá trình điều trị.
Cân nhắc nguy cơ và lợi ích có thể xảy ra với bệnh nhân bị chàm thể nặng vì đây là đối tượng dễ gặp các nhiễm trùng trên da.
Độ an toàn của thuốc chưa được đánh giá trên bệnh nhân bị chứng đỏ da toàn thân.
Nồng độ của tacrolimus có thể tăng lên nếu bệnh nhân bị hội chứng Netherton.
7.2 Lưu ý sử dụng trên phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú
Chỉ sử dụng Tacropic 0.03% cho phụ nữ có thai và bà mẹ cho con bú khi cân nhắc được lợi ích lớn hơn nguy cơ có thể xảy ra.
7.3 Xử trí khi quá liều
Chưa có báo cáo về việc sử dụng quá liều thuốc Tacropic 0.03%.
7.4 Bảo quản
Bảo quản Tacropic 0.03% ở nơi khô ráo, thoáng mát.
Nhiệt độ dưới 30 độ C.
Để xa tầm với của trẻ em.
8 Nhà sản xuất
SĐK: VD-32813-19
Nhà sản xuất: Công ty Cổ phần Dược phẩm Đạt Vi Phú
Đóng gói: Hộp 1 tuýp 10g.
9 Thuốc Tacropic 0.03% giá bao nhiêu?
Thuốc Tacropic 0.03% hiện nay đang được bán ở nhà thuốc online Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy, giá thuốc Tacropic 0.03% có thể đã được cập nhật ở đầu trang. Hoặc để biết chi tiết về giá sản phẩm cùng các chương trình ưu đãi, bạn có thể liên hệ với nhân viên nhà thuốc qua số hotline 1900 888 633 để được tư vấn thêm.
10 Thuốc Tacropic 0.03% mua ở đâu?
Thuốc Tacropic 0.03% mua ở đâu chính hãng, uy tín nhất? Bạn có thể mang đơn mà bác sĩ có kê thuốc Tacropic 0.03% để mua thuốc trực tiếp tại nhà thuốc Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy tại địa chỉ: Ngõ 116, Nhân Hòa, Thanh Xuân. Hoặc liên hệ qua số hotline/ nhắn tin trên website để được tư vấn sử dụng thuốc đúng cách.
11 Ưu điểm
- Tacrolimus 0,03% có hiệu quả vượt trội so với corticosteroid nhẹ và pimecrolimus. Cả hai công thức tacrolimus (0,1% và 0,03%) dường như đều an toàn và không tìm thấy bằng chứng nào chứng minh khả năng tăng nguy cơ mắc các khối u ác tính hoặc teo da khi sử dụng chúng. [2]
- Tacrolimus bôi ngoài da có hiệu quả và cải thiện rõ rệt các dấu hiệu lâm sàng của bệnh viêm giác mạc dị ứng ở trẻ em. [3]
- Tacropic 0.03% được bào chế dưới dạng thuốc bôi ngoài da, đóng tuýp nhỏ gọn, thuận tiện khi sử dụng hoặc mang theo khi đi xa.
- Tacropic 0.03% được sản xuất bởi công ty cổ phần dược phẩm Đạt Vi Phú với công nghệ hiện đại, nhà máy sản xuất đạt tiêu chuẩn chất lượng, đảm bảo an toàn.
- Tacropic 0.03% được sản xuất tại Việt Nam do đó giá thành thường rẻ hơn so với các thuốc là biệt dược gốc và dễ tìm mua trên thị trường.
12 Nhược điểm
- Một số tác dụng không mong muốn có thể xảy ra trong quá trình sử dụng Tacropic 0.03%.
- Không khuyến cáo sử dụng cho trẻ dưới 2 tuổi.
Tổng 10 hình ảnh
Tài liệu tham khảo
- ^ Hướng dẫn sử dụng thuốc do nhà sản xuất cung cấp, xem thêm và tải bản PDF tại đây.
- ^ Tác giả Edina MK da Silva và cộng sự (Ngày đăng 1 tháng 7 năm 2015). Topical tacrolimus for atopic dermatitis, PubMed. Truy cập ngày 30 tháng 12 năm 2022
- ^ Tác giả Myrna Serapio Dos Santos và cộng sự (Ngày đăng tháng 7 năm 2017). Topical tacrolimus for the treatment of severe allergic keratoconjunctivitis in children, PubMed. Truy cập ngày 30 tháng 12 năm 2022