Sutagran 100
Thuốc kê đơn
Thuốc kê đơn quý khách vui lòng điền thông tin/ chat vào phần liên hệ này để dược sĩ tư vấn và đặt hàng
Thương hiệu | Agimexpharm, Công ty cổ phần dược phẩm Agimexpharm |
Công ty đăng ký | Công ty cổ phần dược phẩm Agimexpharm |
Số đăng ký | VD-23492-15 |
Dạng bào chế | Viên nén bao phim |
Quy cách đóng gói | Hộp 2 vỉ x 6 viên |
Hạn sử dụng | 36 tháng |
Hoạt chất | Sumatriptan |
Xuất xứ | Việt Nam |
Mã sản phẩm | mk3157 |
Chuyên mục | Thuốc Điều Trị Đau Nửa Đầu |
Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi tại đây
- Chi tiết sản phẩm
- Hỏi & Đáp 0
- Đánh giá 0
Thuốc Sutagran 100 được chỉ định để làm giảm các triệu chứng của đau nửa đầu cấp tính. Trong bài viết này, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) xin gửi đến bạn đọc cách sử dụng và các lưu ý khi dùng thuốc Sutagran 100.
1 Thành phần
Thành phần có trong mỗi viên nén bao phim Sutagran 100 bao gồm:
- Sumatriptan (dưới dạng Sumatriptan succinat) 100mg.
- Tá dược vừa đủ 1 viên.
Dạng bào chế: Viên nén bao phim.
2 Tác dụng - Chỉ định của thuốc Sutagran 100
Thuốc Sutagran 100 được sử dụng trong điều trị triệu chứng cấp tính của đau nửa đầu. Nó cũng có hiệu quả đối với trường hợp đau nửa đầu do kinh nguyệt.
==>> Xem thêm thuốc: [CHÍNH HÃNG] Thuốc Sutagran 25 để điều trị chứng đau nửa đầu
3 Liều dùng - Cách dùng thuốc Sutagran 100
3.1 Liều dùng
- Người lớn sử dụng liều từ 25-100mg/lần tùy theo cơ địa của bệnh nhân. Nếu tình trạng đau đầu không giảm có thể dùng liều nhắc lại sau 2 giờ, tuy nhiên không nên dùng quá 200mg/ngày.
- Bệnh nhân mắc bệnh gan sử dụng liều đơn tối đa không quá 50mg/ngày.
3.2 Cách dùng
Thuốc Sutagran 100 được dùng bằng đường uống, bạn cần nuốt cả viên với 1 cốc nước vừa đủ. Có thể uống ngay khi xuát hiện cơn đau nửa đầu.
4 Chống chỉ định
- Bệnh nhân dị ứng với các thành phần có trong thuốc Sutagran 100.
- Bệnh nhân thiếu máu cục bộ, co thắt động mạch vành.
- Bệnh nhân rối loạn nhịp tim, hội chứng Wolff-Parkinson-White.
- Bệnh nhân từng bị đột quỵ, thiếu máu não cục bộ thoáng qua, đau nửa đầu liệt nửa người, đau nửa đầu nền sọ.
- Bệnh nhân thiếu máu cục bộ ở ruột, bệnh mạch máu ngoại biên.
- Huyết áp cao chưa kiểm soát được.
- Bệnh nhân suy gan nặng.
- Bệnh nhân đang được điều trị bằng thuốc ức chế MAO, thuốc có chứa ergotamin, ergot.
5 Tác dụng phụ
Thường gặp:
- Nhồi máu cơ tim, đau thắt ngực, thiếu máu cơ tim, đánh trống ngực, tụt huyết áp/tăng huyết áp.
- Viêm mũi dị ứng, viêm xoang, ù tai, viêm tai giữa, viêm đường hô hấp trên.
- Tiêu chảy.
- Đau cơ.
- Loạn trương lực cơ, sợ âm thanh, ánh sáng.
- Khó thở, đổ mồ hôi.
Ít gặp:
- Rối loạn nhịp tim, thay đổi điện tâm đồ, tăng/tụt huyết áp, tim đập nhanh, xanh xao.
- Đau tai, nghe kém.
- Khát nước, nghẹn họng, cứng hàm.
- Vọp bẻ.
- Trầm cảm, khó tập trung, lú lẫn, rối loạn giấc ngủ, rung.
- Hen suyễn.
- Mẩn ngứa, ban da, da nhạy cảm.
Hiếm gặp:
- Nhịp tim chậm, xơ vữa động mạch, đau thắt ngực, thiếu máu cơ tim, giãn mạch.
- Tăng/hạ đường huyết, nhược giáp, tăng cân, sụt cân.
- Loét dạ dày, xuất huyết tiêu hóa, viêm dạ dày, căng bụng, tăng tiết nước bọt,.
- Teo cơ, yếu cơ, đau khớp, mệt mỏi, cứng khớp, viêm khớp dạng thấp.
- Ảo giác, kích động, co giật, liệt mặt, trầm cảm, giảm cảm giác đói, ngon miệng.
- Viêm da bã nhờn, chàm, nhăn da.
6 Tương tác
- Dùng sumatriptan với chất chủ vận 5-HT có thể làm tăng tác dụng co mạch.
- Dùng sumatriptan với SSRIs hay SNRIs, thuốc chống trầm cảm 3 vòng, thuốc ức chế MAO vì có thể tăng nguy cơ gặp hội chứng serotonin gây nguy hiểm đến tính mạng.
- Dùng sumatriptan cùng với thuốc ergot có thể kéo dài tác dụng gây co mạch.
- Dùng sumatriptan cùng các thuốc ức chế MAO có thể tăng lên gấp 7 lần khả năng hiện diện của thuốc trong vòng tuần hoàn.
7 Lưu ý khi sử dụng và bảo quản
7.1 Lưu ý và thận trọng
- Cần đánh giá tình trạng tim mạch ở các bệnh nhân có yếu tố nguy cơ tim mạch trong thời gian sử dụng thuốc này bởi thuốc có thể gây thiếu máu cục bộ, nhồi máu cơ tim...
- Khi dùng thuốc Sutagran 100 nếu bệnh nhân bị rối loạn tim mạch cần ngưng sử dụng.
- Nếu bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng của tai biến mạch máu não nên ngừng dùng thuốc này.
- Chỉ dùng thuốc này khi có chẩn đoán rõ ràng đau nửa đầu.
- Không sử dụng thuốc Sutagran 100 quá liều lượng khuyến cáo của bác sĩ.
- Thận trọng khi sử dụng ở bệnh nhân huyết áp cao, bệnh nhân suy giảm chức năng gan, thận.
- Thận trọng khi dùng Sutagran 100 ở bệnh nhân có tiền sử co giật.
- Nếu bệnh nhân đau đầu thường xuyên mặc dùng dùng thuốc đau đầu đều đặn cần xem xét có phải nguyên nhân do dùng thuốc quá mức không.
==>> Xem thêm thuốc: Thuốc Nomigrain - Thuốc trị đau nửa đầu, chóng mặt tiền đình
7.2 Lưu ý sử dụng trên phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú
- Phụ nữ đang cho con bú chỉ nên sử dụng thuốc Sutagran 100 khi lợi ích vượt xa nguy cơ.
- Với phụ nữ đang cho con bú nên tránh cho trẻ bú trong 12 giờ đầu sau khi dùng thuốc.
7.3 Xử trí khi quá liều
- Khi dùng quá liều bệnh nhân sẽ xuất hiện các triệu chứng tương tự với tác dụng phụ.
- Nếu dùng quá liều bệnh nhân nên được giám sát trong ít nhất 10 giờ. Hiệu quả của việc thẩm tách máu, thẩm phân phúc mạc trong trường hợp này chưa rõ. Do đó, với trường hợp quá liều liệu pháp tốt nhất là điều trị triệu chứng và điều trị hỗ trợ cho bệnh nhân.
7.4 Bảo quản
Bảo quản thuốc Sutagran 100mg ở nơi khô ráo, thoáng mát, nhiệt độ không quá 30 độ C.
8 Sản phẩm thay thế
- Thuốc Darintab được chỉ định để điều trị cơn cấp bệnh đau nửa đầu có hoặc không dấu hiệu báo trước với thành phần chính là Sumatriptan 50mg. Sản phẩm được sản xuất bởi Công ty cổ phần dược Danapha.
- Thuốc Sumamigren 50mg có chứa Sumatriptan 50mg, được chỉ định để điều trị đau nửa đầu, được sản xuất bởi Pharmaceutical Works Polpharma S.A.
9 Thông tin chung
- Số đăng ký: VD-23492-15
- Nhà sản xuất: Chi nhánh công ty cổ phần dược phẩm Agimexpharm
- Đóng gói: Hộp 2 vỉ x 6 viên
10 Cơ chế tác dụng
10.1 Dược lực học
Sumatriptan đã được FDA chấp thuận là phương pháp điều trị tạm thời các cơn đau nửa đầu ở người lớn, có hoặc không có tiền triệu. Sumatriptan là chất chủ vận chọn lọc của các thụ thể giống 5-HT1. Cơ chế chính xác của Sumatriptan trong việc làm giảm đau nửa đầu vẫn chưa được xác định rõ. Tuy nhiên tác dụng của thuốc này có thể làm do nó làm co mạch máu sọ, ngăn chặn sự giải phóng các peptide hoạt mạch, ức chế một số quá trình viêm. [1]
10.2 Dược động học
- Hấp thu: Sumatriptan hấp thu nhanh khi dùng bằng đường uống nhưng Sinh khả dụng thấp chỉ 14%. Nồng độ đỉnh trong huyết tương của thuốc đạt được sau khi uống khoảng 45 phút.
- Phân bố: Sumatriptan có Thể tích phân bố khoảng 2,7L/kg. Nó gắn với protein huyết tương chỉ khoảng 14-21%. [2]
- Chuyển hóa: Sumatriptan chủ yếu được chuyển hóa bởi monoamine oxidase A.
- Thải trừ: Sumatriptan có nửa đời thải trừ khoảng 2 giờ. Khoảng 22% thuốc thải trừ qua nước tiểu dưới dạng không đổi, 38% dưới dạng chất chuyển hóa và 40% thải trừ qua phân.
11 Thuốc Sutagran 100 giá bao nhiêu?
Thuốc Sutagran 100 hiện nay đang được bán ở nhà thuốc online Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy, giá sản phẩm có thể đã được cập nhật ở đầu trang. Hoặc để biết chi tiết về giá sản phẩm cùng các chương trình ưu đãi, bạn có thể liên hệ với dược sĩ nhà thuốc qua số hotline, hoặc nhắn tin trên zalo/facaebook.
12 Thuốc Sutagran 100 mua ở đâu?
Thuốc Sutagran 100 mua ở đâu chính hãng, uy tín nhất? Bạn có thể mang đơn mà bác sĩ có kê thuốc Sutagran 100 để mua thuốc trực tiếp tại nhà thuốc Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy tại địa chỉ: 85 Vũ Trọng Phụng, Thanh Xuân. Hoặc liên hệ qua số hotline/ nhắn tin trên website để được tư vấn sử dụng thuốc đúng cách.
13 Ưu điểm
- Thuốc sumatriptan uống có hiệu quả tốt trong điều trị tạm thời các cơn đau nửa đầu, buồn nôn, sợ ánh sáng, sợ tiếng ồn [3]
- Thuốc phát huy tác dụng nhanh chỉ sau khi uống khoảng 10-20 phút, điều này rất phù hợp trong việc cải thiện các triệu chứng của đau nửa đầu cấp tính.
- Dạng bào chế viên nén bao phim dễ sử dụng, dạng này cũng giúp bảo vệ các dược chất trong viên được ổn định.
14 Nhược điểm
- Sumatriptan có thể gây ra nhiều tác dụng phụ trong quá trình sử dụng.
Tổng 9 hình ảnh
Tài liệu tham khảo
- ^ PubChem, Sumatriptan, pubchem.ncbi.nlm.nih.gov. Truy cập ngày 29 tháng 6 năm 2024
- ^ Yudhveer Brar và cộng sự (Ngày đăng: Ngày 12 tháng 11 năm 2023), Sumatriptan, NIH. Truy cập ngày 29 tháng 6 năm 2024
- ^ Christopher J Derry và cộng sự (Ngày đăng: Ngày 15 tháng 2 năm 2012), Sumatriptan (oral route of administration) for acute migraine attacks in adults. NIH. Truy cập ngày 29 tháng 6 năm 2024