Sunitcap 50mg
Thuốc kê đơn
Chat với dược sĩ
Tư vấn thuốc và đặt hàng
Thương hiệu | Allieva Pharma, Allieva Pharma Private Limited |
Công ty đăng ký | Allieva Pharma Private Limited |
Số đăng ký | Đang cập nhật |
Dạng bào chế | Viên nang |
Quy cách đóng gói | Hộp 28 viên |
Hạn sử dụng | 36 tháng |
Hoạt chất | Sunitinib |
Xuất xứ | Ấn Độ |
Mã sản phẩm | thanh894 |
Chuyên mục | Thuốc Trị Ung Thư |
Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi
Phản hồi thông tin
- Chi tiết sản phẩm
- Hỏi & Đáp 0
- Đánh giá 0
1 Thành phần
Thành phần trong mỗi viên Sunitcap 50mg gồm có:
- Sunitinib malate hàm lượng 50mg
- Các tá dược vừa đủ 1 viên
Dạng bào chế: viên nang
2 Tác dụng - Chỉ định của thuốc Sunitcap 50mg
Ung thư biểu mô tế bào thận tiến triển hoặc di căn.[1]
Khối u mô đệm Đường tiêu hóa đã tiến triển hoặc khi không thể phẫu thuật loại bỏ.
Khối u thần kinh nội tiết tụy tiến triển nhưng không thể phẫu thuật hoặc đã di căn.
==>> Xem thêm thuốc có cùng hoạt chất: Thuốc Sunitix 50mg điều trị ung thư biểu mô tế bào thận di căn
3 Liều dùng - Cách dùng thuốc Sunitcap 50mg
3.1 Liều dùng
Ung thư thận tiến triển, khối u mô đệm đường tiêu hóa : liều khuyến cáo là 50mg/lần, uống mỗi ngày một lần. Dùng liên tiếp trong 4 tuần, sau đó nghỉ 2 tuần và lặp lại chu kỳ.
Khối u thần kinh nội tiết tụy: liều khuyến cáo là 37,5mg/lần, uống mỗi ngày một lần. Dùng liên tục, không cần ngừng thuốc giữa các chu kỳ.
3.2 Cách dùng
Uống nguyên viên Sunitcap 50mg với nước, không nhai, nghiền hay bẻ viên thuốc.
Thời điểm dùng thuốc: có thể uống thuốc cùng hoặc không cùng với thức ăn, nhưng tốt nhất là nên uống vào cùng một thời điểm trong ngày để duy trì nồng độ ổn định trong máu.
4 Chống chỉ định
Không sử dụng thuốc Sunitcap 50mg cho người có cơ địa mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
==>> Bạn đọc có thể tham khảo thêm: Thuốc Sutinat 12.5mg điều trị u thần kinh nội tiết tuyến tụy (pNET)
5 Tác dụng phụ
Thường gặp: mệt mỏi, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, viêm loét miệng, thay đổi vị giác, phát ban da, thay đổi màu da, rụng tóc.
Ít gặp: tăng huyết áp, suy tim, kéo dài khoảng QT, g, suy gan, giảm số lượng tế bào máu, xuất huyết.
Hiếm gặp: hội chứng ly giải khối u, phản ứng dị ứng nghiêm trọng.
6 Tương tác
Ketoconazole, Itraconazole, ritonavir, và một số loại thuốc kháng sinh có thể làm tăng nồng độ Sunitinib trong máu, dẫn đến nguy cơ tăng tác dụng phụ.
Các thuốc như rifampin, Phenobarbital, và St. John’s Wort có thể làm giảm nồng độ Sunitinib, dẫn đến giảm hiệu quả điều trị.
Sunitinib có thể làm tăng nguy cơ xuất huyết khi dùng cùng với các thuốc chống đông máu như warfarin. Cần theo dõi chặt chẽ chỉ số INR và điều chỉnh liều thuốc chống đông nếu cần.
Các thuốc như Lisinopril hoặc amlodipine có thể cần được theo dõi khi dùng cùng Sunitinib, vì thuốc có thể gây tăng huyết áp.
Sunitinib có thể ảnh hưởng đến đường huyết và cần theo dõi cẩn thận khi phối hợp với các thuốc điều trị tiểu đường.
7 Lưu ý khi sử dụng và bảo quản
7.1 Lưu ý và thận trọng
Uống thuốc Sunitcap 50mg đúng liều lượng và lịch trình mà bác sĩ đã kê. Không tự ý thay đổi liều lượng hoặc ngừng thuốc mà không có chỉ định của bác sĩ.
Sunitinib có thể gây suy tim hoặc làm trầm trọng hơn các vấn đề về tim mạch. Bệnh nhân cần được theo dõi chức năng tim thường xuyên, đặc biệt là những người có tiền sử bệnh tim.
Xét nghiệm chức năng gan cần được thực hiện định kỳ để phát hiện sớm các dấu hiệu tổn thương gan. Nếu phát hiện có tổn thương gan nghiêm trọng, có thể cần ngừng thuốc.
Bệnh nhân suy thận cần được giám sát cẩn thận. Mặc dù không cần điều chỉnh liều ở bệnh nhân suy thận nhẹ đến trung bình, nhưng với những bệnh nhân suy thận nặng, có thể cần thay đổi liều.
Cần theo dõi công thức máu thường xuyên và điều trị nếu có dấu hiệu bất thường.
7.2 Lưu ý sử dụng trên phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú
Sunitinib có thể gây hại cho thai nhi. Phụ nữ trong độ tuổi sinh sản cần sử dụng biện pháp tránh thai hiệu quả trong suốt quá trình điều trị và ít nhất 4 tuần sau khi ngừng thuốc.
Chưa rõ liệu Sunitinib có bài tiết vào sữa mẹ hay không, do đó, không nên cho con bú trong quá trình điều trị.
7.3 Xử trí khi quá liều
Trong trường hợp quá liều Sunitcap 50mg, người bệnh cần liên hệ ngay với cơ sở y tế để được theo dõi và điều trị kịp thời.
7.4 Bảo quản
Bảo quản thuốc Sunitcap 50mg ở những nơi thoáng mát, tránh xa tầm với của trẻ em.
8 Sản phẩm thay thế
Thuốc Sutekast 50 với thành phần chính là Sunitinib Malate hàm lượng 50mg được chỉ định để điều trị bệnh lý u mô đệm đường tiêu hóa, Khối u thần kinh nội tiết tuyến tụy, ung thư biểu mô tế bào thận có tiến triển. Thuốc được sản xuất bởi Công ty Aprazer dưới dạng viên nang cứng.
9 Cơ chế tác dụng
9.1 Dược lực học
Sunitinib là một thuốc ức chế tyrosine kinase (TKI) đa đích, tác động lên nhiều loại receptor tyrosine kinase khác nhau, tham gia vào các quá trình sinh lý quan trọng như sự phát triển tế bào, quá trình sinh mạch (angiogenesis), và quá trình sống sót của tế bào ung thư. Các mục tiêu của Sunitinib bao gồm:
- VEGFR: Sunitinib ức chế VEGFR, giúp ngăn chặn quá trình hình thành mạch máu mới (angiogenesis) nuôi dưỡng khối u, từ đó làm giảm nguồn cung cấp máu và dưỡng chất cho khối u, làm chậm quá trình phát triển của nó.
- PDGFR: tham gia vào sự phát triển và tăng sinh của tế bào khối u cũng như mạch máu liên quan. Sunitinib ức chế PDGFR, từ đó làm giảm sự phát triển của tế bào ung thư và mạch máu tân tạo.
- KIT: là một thụ thể quan trọng trong sự phát triển của một số loại ung thư, đặc biệt là các khối u mô đệm đường tiêu hóa (GIST). Sunitinib ức chế KIT, từ đó làm giảm sự phát triển của các khối u liên quan.
9.2 Dược động học
Hấp thu: Sunitinib được hấp thu tốt qua đường uống, đạt nồng độ đỉnh trong huyết tương sau khoảng 6-12 giờ. Thức ăn không có ảnh hưởng đáng kể đến sự hấp thu của sunitinib.
Phân bố: Sunitinib có Thể tích phân bố khá lớn (khoảng 2230 L), cho thấy thuốc có khả năng phân bố rộng rãi trong các mô. Thuốc có tỷ lệ liên kết cao với protein huyết tương (khoảng 95%), chủ yếu là với Albumin và alpha-1 acid glycoprotein.
Chuyển hoá: Sunitinib được chuyển hóa chủ yếu ở gan bởi enzyme cytochrome P450 3A4 (CYP3A4) để tạo ra chất chuyển hóa có hoạt tính là desethyl sunitinib. Chất chuyển hóa này cũng có hoạt tính ức chế tyrosine kinase tương tự sunitinib.
Thả trừ: Sunitinib và các chất chuyển hóa của nó được thải trừ chủ yếu qua phân (61%), và một phần nhỏ qua nước tiểu (16%). Sunitinib: Khoảng 40-60 giờ có thời gian bán thải khoảng 40-60 giờ và ở chất chuyển hoá là 80-110 giờ.
10 Thuốc Sunitcap 50mg giá bao nhiêu?
Thuốc Sunitcap 50mg hiện nay đang được bán ở nhà thuốc online Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy, giá sản phẩm có thể đã được cập nhật ở đầu trang. Hoặc để biết chi tiết về giá sản phẩm cùng các chương trình ưu đãi, bạn có thể liên hệ với dược sĩ đại học của nhà thuốc qua số hotline hoặc nhắn tin trên zalo, facebook.
11 Thuốc Sunitcap 50mg mua ở đâu?
Thuốc Sunitcap 50mg mua ở đâu chính hãng, uy tín nhất? Bạn có thể mang đơn mà bác sĩ có kê thuốc Sunitcap 50mg để mua thuốc trực tiếp tại nhà thuốc Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy tại địa chỉ: 85 Vũ Trọng Phụng, Thanh Xuân. Hoặc liên hệ qua số hotline/ nhắn tin trên website để được tư vấn sử dụng thuốc đúng cách.
12 Ưu điểm
- Sunitcap 50mg có thành phần chính là Sunitinib được sử dụng rộng rãi để điều trị ung thư biểu mô tế bào thận tiến triển và các loại khối u ác tính khác như u mô đệm đường tiêu hóa và khối u thần kinh nội tiết tụy.
- Sunitinib là một liệu pháp điều trị đích, tập trung vào các tế bào ung thư và các mạch máu nuôi dưỡng khối u mà không ảnh hưởng quá lớn đến các tế bào bình thường, giảm thiểu tác dụng phụ không cần thiết so với hóa trị thông thường.
- Sunitcap 50mg có dạng viên uống, giúp bệnh nhân dễ dàng tự quản lý điều trị tại nhà mà không cần đến bệnh viện.
- Thuốc có thể được sử dụng ở cả giai đoạn sớm và giai đoạn tiến triển của các loại ung thư khác nhau, giúp kiểm soát sự phát triển của khối u và kéo dài thời gian sống cho bệnh nhân.
13 Nhược điểm
- Thuốc có thể gây ra một số tác dụng phụ như tăng huyết áp, suy tim, rối loạn tiêu hóa, tổn thương gan, kéo dài khoảng QT, gây nguy hiểm nếu không được theo dõi và quản lý chặt chẽ.
Tổng 5 hình ảnh
Tài liệu tham khảo
- ^ Tác giả Juan Jin và cộng sự (Đăng tháng 3 năm 2023), Sunitinib resistance in renal cell carcinoma: From molecular mechanisms to predictive biomarkers, Pubmed. Truy cập ngày 23 tháng 10 năm 2024.