1 / 4
stomazol 40 3 vi 1 Q6564

Stomazol - Cap 40 (H/3 vỉ)

Thuốc kê đơn

420.000
Đã bán: 585 Còn hàng
Thương hiệuApimed, Công ty cổ phần dược Apimed
Công ty đăng kýCông ty cổ phần dược Apimed
Số đăng kýVD-33281-19
Dạng bào chếViên nang cứng
Quy cách đóng góiHộp 3 vỉ x 10 viên
Hoạt chấtEsomeprazole
Xuất xứViệt Nam
Mã sản phẩmaa6541
Chuyên mục Thuốc Tiêu Hóa

Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi

Phản hồi thông tin

Dược sĩ Cẩm Tú Biên soạn: Dược sĩ Cẩm Tú
Dược sĩ lâm sàng

Ngày đăng

Cập nhật lần cuối:

Lượt xem: 3024 lần

Thuốc Stomazol - Cap 40 (H/3 vỉ) được sử dụng trong điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản, phòng ngừa tái phát viêm thực quản. Vây, thuốc có liều dùng như thế nào? Cần những lưu ý gì khi sử dụng? Hãy cùng Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) tìm hiểu những thông tin về thuốc Stomazol - Cap 40 (H/3 vỉ) trong bài viết sau đây. 

1 Thành phần

Thành phần: 

Stomazol - Cap 40 (H/3 vỉ) có bảng thành phần như sau:

Esomeprazol (dưới dạng Esomeprazol (Esomeprazol magnesi trihydrat) 8,5% dạng vi hạt tan trong ruột) hàm lượng 40mg.

Dạng bào chế: Viên nang cứng.

2 Tác dụng - Chỉ định của thuốc Stomazol - Cap 40 (H/3 vỉ)

2.1 Tác dụng của thuốc ​​Stomazol - Cap 40 (H/3 vỉ)

Esomeprazole là một 5-methoxy-2-{[(4-methoxy-3,5-dimethylpyridin-2-yl)methyl]sulfinyl}-1H-benzimidazole có cấu hình S ở nguyên tử Lưu Huỳnh . Là một chất ức chế tiết axit dạ dày, nó được sử dụng (thường ở dạng muối natri hoặc magiê) để điều trị bệnh trào ngược dạ dày-thực quản, chứng khó tiêu, bệnh loét dạ dày và hội chứng Zollinger-Ellison. Nó có vai trò là chất đối kháng histamine , chất ức chế EC 3.6.3.10 (H(+)/K(+)-trao đổi ATPase), thuốc chống loét và chất ức chế EC 1.4.3.4 (monoamine oxidase). Nó là một axit liên hợp của một esomeprazole(1-). Nó là một đồng phân đối hình của (R)-omeprazole.[1]

2.2 Chỉ định thuốc Stomazol - Cap 40 (H/3 vỉ)

Stomazol - Cap 40 Apimed cho những trường hợp đang gặp các vấn đề sau:

Người lớnTrẻ vị thành niên từ 12 tuổi trở lên

Bệnh trào ngược dạ dày - thực quản (GERD)

Điều trị viêm xước thực quản do trào ngược  

Đã chữa lành để phòng ngừa tái phátviêm thực quản. Điều trị dài hạn cho bệnh nhân 

Điều trị triệu chứng bệnh trào ngược dạ dày-thực quản (GERD) 

Chữa lành loét tá tràng có nhiễm Helicobacter pylori vàvà Kết hợp với một phác đồ kháng khuẩn thích hợp để diệt trừ Helicobacter pylori

Phòng ngừa tái phát loét dạ dày-tá tràng ở bệnh nhân loét có nhiễm Helicobacter pylori.  

Bệnh nhân cần điều trị bằng thuốc kháng viêm không steroid (NSAID) liên tục- Chữa lành loét dạ dày do dùng thuốc NSAID.

Phòng ngừa loét dạ dày và loét tá tràng do dùng thuốc NSAID ở bệnh nhân có nguy cơ.

Điều trị kéo dài sau khi đã điều trị phòng ngừa tái xuất huyết do loét dạ dày tá tràng bằng đường tĩnh mạch.

Điều trị hội chứng Zollinger Ellison

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD)

Điều trị viêm xước thực quản do trào ngược

Điều trị dài hạn cho bệnh nhân viêm thực quản đã chữa lành để phòng ngừa tái phát

Điều trị triệu chứng bệnh trào ngược dạ dày –thực quản (GERD). 

Kết hợp với kháng sinh trong điều trị loét tá tràng do Helicobacter pylori

==>> Xem thêm thuốc có cùng hoạt chất: Thuốc trị viêm loét dạ dày Esomeprazol STADA 40mg: cách dùng, giá bán

3 Liều dùng - Cách dùng thuốc Stomazol - Cap 40 (H/3 vỉ)

3.1 Liều dùng thuốc Stomazol - Cap 40 (H/3 vỉ)

Tham khảo liều dùng sau hoặc dùng theo chỉ định của bác sĩ:

  • Loét tá tràng uống ½ viên là 20mg/ngày x 2-4 tuần.
  • Loét dạ dày & viêm thực quản trào ngược ½ viên là 20mg/ngày x 4-8 tuần. 
  • Có thể tăng 1 viên là 40 mg/ngày ở bệnh nhân đề kháng với các trị liệu khác.
  • Hội chứng Zollinger-Ellison 1,5 viên là 60mg/ngày. 
  • Dự phòng tái phát loét dạ dày, tá tràng từ ½ đến 1 viên tương ứng 20-40mg/ngày.

3.2 Cách dùng thuốc Stomazol - Cap 40 (H/3 vỉ) hiệu quả

Lấy một cốc nước uống đun sôi để nguội đủ để nuốt trôi số lượng viên thuốc theo liều dùng đã được chỉ định riêng. Tuyệt đối không bẻ viên thuốc, nhai hay cắn nát thuốc.

4 Chống chỉ định

Dị ứng với bất kỳ thành phần nào trong công thức thuốc, phân nhóm benzimidazole.

==>> Bạn đọc có thể tham khảo thêm thuốc: Thuốc Esomeprazol STADA 20 mg điều trị loét dạ dày, tá tràng

5 Tác dụng phụ

Một số tác dụng phụ có thể gặp khi sử dụng thuốc Stomazol - Cap 40 (H/3 vỉ) :

  • Các phản ứng ngoại ý do thuốc sau đây đã được ghi nhận hay nghi ngờ trong các chương trình nghiên cứu lâm sàng của esomeprazole. Không có phản ứng nào liên quan đến liều dùng.
  • Thường gặp (>1/100,1/1000, 1/10.1000): Các phản ứng ngoại ý được ghi nhận đối với hỗn hợp racemic (omeprazole) và có thể xảy ra với esomeprazole: Hệ thần kinh trung ương và ngoại vị: Dị cảm, buồn ngủ, mất ngủ, chóng mặt. Lú lẫn tâm thần có thể hồi phục, kích động, nóng nảy, trầm cảm và ảo giác chủ yếu ở bệnh nhân mắc bệnh nặng. Nội tiết: nữ hoá tuyến vú. Tiêu hoá: Viêm miệng và bệnh nấm Candida đường tiêu hoá; Huyết học: giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu, mất bạch cầu hạt và giảm toàn bộ tế bào máu.
  • Gan: tăng men gan, bênh não ở bệnh nhân trước đó mắc bệnh gan nặng: viêm gan có hoặc không có vàng da, suy gan.
  • Cơ xương: Đau khớp, yếu cơ và đau cơ.
  • Da: Nổi mẩn, nhạy cảm ánh sáng hồng ban da dạng, hội chứng Stevens-Johnson hoại tử biểu bì gây độc (TEN), rụng tóc.
  • Các phản ứng ngoại ý khác mệt mỏi, phản ứng quá mẫn như: phù mạch, sốt, co thắt phế quản, viêm thận kẽ.Tăng tiết mồ hôi, phù ngoại biên, nhìn mờ rối loạn vị giác và giảm natri máu.

Báo ngay cho bác sĩ biết dấu hiệu bất thường khi đang dùng thuốc.

6 Tương tác

Những tương tác thuốc của Stomazol - Cap 40 (H/3 vỉ) cần lưu ý trước khi sử dụng: Esomeprazole ức chế CYP2C19, men chính chuyển hoá esomeprazole. Do vậy, khi esomeprazole được dùng chung với các thuốc chuyển hoá bằng CYP2C29 như Diazepam, citalỏpam, imipram, imipramine, Clomipramine, phenytoin…, nồng độ các thuốc này trong huyết tương có thể tăng và cần giảm liều dùng.

Báo ngay cho bác sĩ những loại thuốc, thực phẩm chức năng, đồ ăn, nước uống,... bạn đang sử dụng trước khi dùng thuốc để được khuyến cáo và theo dõi trong thời gian dùng thuốc.

7 Lưu ý khi sử dụng và bảo quản

7.1 Lưu ý và thận trọng 

Để sử dụng thuốc có hiệu quả cao cần kết hợp với chế độ ăn uống hợp lý, chế độ sinh hoạt khoa học, tích cực hoạt động thể dục thể thao, một lối sống lành mạnh không chất kích thích,...

Chỉ sử dụng sản phẩm khi còn nguyên tem mác và không thay đổi cảm quan, mùi vị của thuốc.

Để đạt hiệu quả cao nên dùng đúng và đủ liệu trình, không được quên liều, tăng liều dùng hay sử dụng ngắt quãng.

Làm theo đúng hướng dẫn sử dụng, không tự ý tăng liều dùng của thuốc.

Không ảnh hưởng đến công việc cần sự tập trung cao như lái xe hay vận hành máy móc.

7.2 Lưu ý sử dụng trên phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú

Tham khảo ý kiến bác sĩ.

7.3 Xử trí khi quá liều

Chưa có báo cáo biến chứng khi dùng quá liều.

7.4 Bảo quản 

Bảo quản ở nhiệt độ phòng < 30 độ C.

Tránh ánh sáng mặt trời, ẩm ướt.

Nơi thoáng mát, khô ráo.

Để xa tầm tay của trẻ con.

8 Nhà sản xuất

SĐK: VD-33281-19.

Nhà sản xuất: Công ty cổ phần dược (H/3 vỉ) .

Đóng gói: Hộp 3 vỉ x 10 viên.

9 Thuốc Stomazol - Cap 40 (H/3 vỉ) giá bao nhiêu?

Thuốc Stomazol - Cap 40 (H/3 vỉ) hiện nay đang được bán ở nhà thuốc online Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy, giá thuốc Stomazol - Cap 40 (H/3 vỉ) có thể đã được cập nhật ở đầu trang. Hoặc để biết chi tiết về giá sản phẩm cùng các chương trình ưu đãi, bạn có thể liên hệ với nhân viên nhà thuốc qua số hotline 1900 888 633 để được tư vấn thêm.

10 Thuốc Stomazol - Cap 40 (H/3 vỉ) mua ở đâu?

Thuốc Stomazol - Cap 40 (H/3 vỉ) mua ở đâu chính hãng, uy tín nhất? Bạn có thể mang đơn mà bác sĩ có kê thuốc Stomazol - Cap 40 (H/3 vỉ) để mua thuốc trực tiếp tại nhà thuốc Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy tại địa chỉ: Ngõ 116, Nhân Hòa, Thanh Xuân. Hoặc liên hệ qua số hotline 1900 888 633 nhắn tin trên website trungtamthuoc.com để được tư vấn sử dụng thuốc đúng cách. 

11 Ưu điểm

  • Thuốc dạng viên nang dễ uống.
  • Đóng dạng vỉ thuận tiện mang theo người.
  • Liều cao esomeprazole được khuyến cáo để điều trị và kiểm soát bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản (GERD) ở người lớn so với Omeprazole.[2]
  • Thuốc nội  địa Việt Nam nên dễ tìm mua.
  • Thuốc được sản xuất bởi Công ty cổ phần dược (H/3 vỉ) đạt tiêu chuẩn chất lượng GMP-WHO, GLP, GSP.
  • Giá cả hợp lý.
  • Chưa có báo cáo biến chứng khi dùng quá liều.
  • Không ảnh hưởng đến công việc cần sự tập trung cao như lái xe hay vận hành máy móc.

12 Nhược điểm

  • Thuốc có một số tác dụng phụ, tương tác cần thận trọng khi dùng.

Tổng 4 hình ảnh

stomazol 40 3 vi 1 Q6564
stomazol 40 3 vi 1 Q6564
stomazol 40 3 vi 4 B0053
stomazol 40 3 vi 4 B0053
stomazol 40 3 vi 2 Q6662
stomazol 40 3 vi 2 Q6662
stomazol 40 3 vi 3 T7641
stomazol 40 3 vi 3 T7641

Tài liệu tham khảo

  1. ^ Chuyên gia của PubChem, cập nhập ngày 13 tháng 05 năm 2023. Esomeprazole,PubChem. Truy cập ngày 18 tháng 05 năm 2023
  2. ^ Qian Qi, Rugang Wang, cập nhập tháng 10 năm 2015. Comparative effectiveness and tolerability of esomeprazole and omeprazole in gastro-esophageal reflux disease: A systematic review and meta-analysis, Pubmed. Truy cập ngày 18 tháng 05 năm 2023
* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
  • 0 Thích

    Bé 10 tuổi loét dạ dày uóng được không?

    Bởi: Huynh vào


    Thích (0) Trả lời
(Quy định duyệt bình luận)
Stomazol - Cap 40 (H/3 vỉ) 4/ 5 1
5
0%
4
100%
3
0%
2
0%
1
0%
Chia sẻ nhận xét
Đánh giá và nhận xét
  • Stomazol - Cap 40 (H/3 vỉ)
    C
    Điểm đánh giá: 4/5

    Trị trào ngược dạ dày tốt

    Trả lời Cảm ơn (0)

SO SÁNH VỚI SẢN PHẨM TƯƠNG TỰ

vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
1900 888 633