Stavid 20mg
Thuốc kê đơn
Thuốc kê đơn quý khách vui lòng điền thông tin/ chat vào phần liên hệ này để dược sĩ tư vấn và đặt hàng
Thương hiệu | Hovid Berhad, Hovid Berhad |
Công ty đăng ký | Công ty Cổ phần Dược phẩm Khánh Hòa |
Số đăng ký | VN-20930-18 |
Dạng bào chế | Viên nén bao phim |
Quy cách đóng gói | Hộp 3 x 10 viên |
Hoạt chất | Simvastatin |
Xuất xứ | Malaysia |
Mã sản phẩm | nn1004 |
Chuyên mục | Thuốc Hạ Mỡ Máu |
Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi tại đây
- Chi tiết sản phẩm
- Hỏi & Đáp 0
- Đánh giá 0
1 Thành phần
Mỗi viên Stavid 20mg chứa:
- Simvastatin: 20mg
- Tá dược: Vừa đủ
Dạng bào chế: Viên nén bao phim

2 Tác dụng - Chỉ định của Stavid 20mg
Thuốc Stavid 20mg được dùng trong điều trị hỗ trợ với chế độ ăn kiêng cho bệnh nhân bị tăng cholesterol huyết tiên phát, người có nguy cơ mắc bệnh mạch vành mà không đáp ứng với chế độ ăn kiêng và/hoặc sử dụng đơn độc các biện pháp khác.
Ngoài ra, thuốc Stavid 20mg còn có tác dụng giảm LDL ở người bệnh vừa tăng cholesterol vừa tăng triglyceride máu.
==>> Xem thêm thuốc: Thuốc Simvastatin 10 Medipharco điều trị rối loạn lipid máu
3 Liều dùng - Cách dùng thuốc Stavid 20mg
3.1 Cách dùng
Thuốc Stavid 20mg được dùng theo đường uống
3.2 Liều dùng
Khuyến cáo bắt đầu điều trị với liều thấp nhất mà thuốc Stavid 20mg có tác dụng, sau đó có thể điều chỉnh liều theo đáp ứng của từng người theo từng đợt cách nhau không dưới 4 tuần.
Trước và trong khi điều trị với Stavid 20mg, bệnh nhân vẫn cần thực hiện chế độ ăn kiêng.
Liều khởi đầu: 10mg/ ngày, uống 1 lần vào buổi tối.
Liều tối đa là 40mg/ ngày (2 viên Stavid 20mg/ ngày).
Không uống quá 10mg Simvastatin/ ngày nếu phối hợp với Verapamil, Diltiazem và Dronedarone
Không uống quá 20mg Simvastatin/ ngày nếu phối hợp với Amiodaron, Amlodipine và Ranolazine
4 Chống chỉ định
Không dùng cho các đối tượng bị mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc Stavid 20mg hoặc các chất ức chế HMG-CoA reductase
Phụ nữ có thai, phụ nữ cho con bú
Bệnh nhân mắc bệnh gan hoạt động hoặc tăng transaminase huyết thanh dai dẳng mà không tìm được nguyên nhân.
5 Tác dụng phụ
Tác dụng phụ có thể gặp khi dùng Stavid 20mg bao gồm: đầy hơi, tiêu chảy, táo bón, buồn nôn, đau bụng, ợ nóng, rối loạn vị giác, đau đầu, chóng mặt, phát ban, tăng đường huyết, tăng HbA1c,...
Thông báo ngay tới bác sĩ nếu xuất hiện triệu chứng bất thường khi dùng Stavid 20mg
6 Tương tác
Chất chống đông, dẫn xuất coumarin hoặc indandion: Tăng thời gian chảy máu hoặc thời gian prothrombin nếu dùng đồng thời với Stavid.
Cholestyramine hoặc Colestipol: giảm Sinh khả dụng của simvastatin nếu dùng phối hợp
Cyclosporin, Erythromycin, Gemfibrozil, chất ức chế miễn dịch hoặc niacin: Nếu sử dụng đồng thời thì cần theo dõi chặt chẽ tình trạng lâm sàng của bệnh nhân
Digoxin: Tăng nhẹ nồng độ của Digoxin nếu phối hợp cùng Stavid
Thuốc ức chế CYP3A4 mạnh: Chống chỉ định sử dụng phối hợp
Nước Bưởi ép: Không dùng quá 1 lít/ ngày.
==>> Xem thêm thuốc: Actelsar 80mg điều trị tăng huyết áp vô căn, giảm nguy cơ biến cố tim mạch
7 Lưu ý khi sử dụng và bảo quản thuốc Stavid 20mg
7.1 Lưu ý và thận trọng
Xét nghiệm transaminase huyết thanh trước khi bắt đầu điều trị bằng thuốc Stavid 20mg, 6 tuần/ lần trong 3 tháng đầu điều trị, 8 tuần/ lần trong một năm và định kỳ trong khoảng thời gian điều trị sau này.
Thận trọng khi dùng thuốc Stavid cho người có tiền sử bệnh gan hoặc nghiện rượu
Xem xét tạm dừng hoặc ngừng hẳn thuốc trong trường hợp bệnh nhân bị nhiễm khuẩn cấp tính, giảm huyết áp, thực hiện đại phẫu, chấn thương, rối loạn nội tiết và điện giải, động kinh không kiểm soát được.
Bệnh nhân nên được làm xét nghiệm enzym gan trước khi bắt đầu điều trị và trong trường hợp chỉ định lâm sàng yêu câu xét nghiệm sau đó đồng thời cân nhắc theo dõi creatine kinase.
7.2 Lưu ý sử dụng trên phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú
Không khuyến cáo dùng Novaduc cho phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú
7.3 Xử trí khi quá liều
Bệnh nhân cần được điều trị triệu chứng và xét nghiệm chức năng gan nếu sử dụng quá liều thuốc Stavid 20mg
7.4 Bảo quản
Stavid 20mg nên được bảo quản ở nơi thoáng mát, nhiệt độ dưới 30 độ C.
8 Sản phẩm thay thế
Trong trường hợp thuốc Stavid hết hàng, quý khách có thể tham khảo các thuốc sau:
- Simvastatin 20 Medipharco thuộc hãng dược phẩm Medipharco, có 20mg Simvastatin và dùng chữa trị bệnh lý rối loạn lipid huyết.
- Simvaseo 20mg chứa Simvastatin hàm lượng 20mg, do Young Poong Pharmaceutical sản xuất, chỉ định điều trị bổ trợ cho ăn kiêng trong bệnh lý tăng cholesterol máu.
9 Cơ chế tác dụng
9.1 Dược lực học
Simvastatin xúc tác phản ứng chuyển HMG-CoA thành mevalonate, làm giảm quá trình tổng hợp cholesterol và nồng độ cholesterol toàn phần, LDL-cholesterol trong máu. Đồng thời, simvastatin làm tăng biểu hiện các thụ thể LDL trên bề mặt tế bào gan, giúp tăng thu nhận LDL từ máu, qua đó làm giảm thêm nồng độ LDL huyết tương. Ngoài ra, simvastatin còn có tác dụng chống viêm, ổn định mảng xơ vữa và cải thiện chức năng nội mô, góp phần làm giảm nguy cơ biến cố tim mạch. [1]
9.2 Dược động học
Simvastatin được hấp thu tốt qua Đường tiêu hóa và sau khi vào cơ thể sẽ được chuyển hóa thành dạng có hoạt tính tại gan. Thuốc liên kết cao với protein huyết tương, chuyển hóa chủ yếu qua enzym CYP3A4 và thải trừ chủ qua phân.
10 Thuốc Stavid 20mg giá bao nhiêu?
Thuốc Stavid 20mg hiện nay đang được bán ở nhà thuốc online Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy, giá sản phẩm có thể đã được cập nhật ở đầu trang. Hoặc để biết chi tiết về giá sản phẩm cùng các chương trình ưu đãi, bạn có thể liên hệ với dược sĩ đại học của nhà thuốc qua số hotline hoặc nhắn tin trên zalo, facebook.
11 Thuốc Stavid 20mg mua ở đâu?
Thuốc Stavid 20mg mua ở đâu chính hãng, uy tín nhất? Bạn có thể mang đơn mà bác sĩ có kê thuốc Stavid 20mg để mua thuốc trực tiếp tại nhà thuốc Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy tại địa chỉ: 85 Vũ Trọng Phụng, Thanh Xuân. Hoặc liên hệ qua số hotline/ nhắn tin trên website để được tư vấn sử dụng thuốc đúng cách.
12 Ưu điểm
- Thuốc Stavid 20mg có thành phần là Simvastatin, được bào chế dưới dạng viên nén tiện dụng mang theo và bảo quản.
- Stavid 20mg được sản xuất bởi thương hiệu Hovid Berhad - một công ty dược phẩm uy tín tại Malaysia
13 Nhược điểm
- Stavid 20mg có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn như: đầy hơi, tiêu chảy, táo bón, buồn nôn, đau bụng, ợ nóng, rối loạn vị giác,...
Tổng 7 hình ảnh







Tài liệu tham khảo
- ^ Tác giả Om Talreja; Connor C. Kerndt; Manouchkathe Cassagnol (ngày cập nhật 5 tháng 6 năm 2023) Simvastatin. Pubmed. Truy cập ngày 28 tháng 5 năm 2025