Sorafenat 200mg
Thuốc kê đơn
Thương hiệu | Natco Pharma, NATCO Pharma Limited |
Công ty đăng ký | NATCO Pharma Limited |
Dạng bào chế | viên nén |
Quy cách đóng gói | Hộp 120 viên |
Hoạt chất | Sorafenib Tosylat |
Xuất xứ | Ấn Độ |
Mã sản phẩm | thanh797 |
Chuyên mục | Thuốc Trị Ung Thư |
Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi
Phản hồi thông tin
- Chi tiết sản phẩm
- Hỏi & Đáp 0
- Đánh giá 0
1 Thành phần
1 viên Sorafenat 200mg chứa:
Sorafenib…………..200mg
Dạng bào chế: Viên nén
2 Tác dụng - Chỉ định của Sorafenat 200mg
Chỉ định của thuốc Sorafenat 200mg: Điều trị ung thư biểu mô tế bào gan (HCC) không thể cắt bỏ. Điều trị ung thư tuyến giáp (DTC) di căn, tiến triển, tái phát tại chỗ hoặc biệt hóa không đáp ứng với điều trị bằng iốt phóng xạ.
==>> Bạn đọc có thể tham khảo thêm: Thuốc Orib 200mg - điều trị ung thư biểu mô tế bào gan, thận, tuyến giáp.
3 Liều dùng - Cách dùng thuốc Sorafenat 200mg
Sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
Liều lượng khuyến cáo của viên nén Thuốc Sorafenat 200mg (Sorafenib) là 400mg, uống 2 lần/ngày. Thuốc được dùng để điều trị cho đến khi bệnh nhân không còn thấy liệu pháp hiệu quả hoặc cho đến khi độc tính lớn không thể chấp nhận được. Thuốc dùng đường uống, uống sau ăn 1-2 giờ. [1]
4 Chống chỉ định
- Chống chỉ định ở người có tiền sử mẫn cảm với hoạt chất sorafenib hoặc bất cứ thành phần nào của thuốc.
- Chống chỉ định ở bệnh nhân ung thư phổi tế bào vảy khi thuốc có chứa sorafenib kết hợp cùng với Carboplatin và Paclitaxel.
==>> Bạn đọc có thể tham khảo thêm: Thuốc Sorapera 200mg - điều trị ung thư biểu mô tế bào gan
5 Tác dụng phụ
Tác dụng phụ có thể gặp phải khi sử dụng thuốc:
- Các triệu chứng phổ biến nhất (≥20%) là tiêu chảy, mệt mỏi, nhiễm trùng, rụng tóc, phản ứng da tay, da chân, phát ban, sụt cân, chán ăn, buồn nôn, đau dạ dày-ruột và bụng, tăng huyết áp và xuất huyết.
- Các tác dụng phụ nghiêm trọng như biến cố tim mạch, xuất huyết, tăng huyết áp, độc tính về da, thủng đường tiêu hoá, tăng nguy cơ chảy máu khi dùng đồng thời với warfarin, ảnh hưởng xấu đến quá trình lành vết thương, thậm chí tăng tỷ lệ tử vong trong ung thư phổi tế bào vảy, kéo dài khoảng QT, tổn thương gan do thuốc, độc tính với phôi thai.
6 Tương tác
Các thuốc cần tránh dùng cùng thuốc Sorafenat 200mg:
- Tránh dùng đồng thời chất cảm ứng CYP3A4 mạnh (rifampin), neomycin: làm giảm AUC trung bình của sorafenib dẫn tới có thể làm giảm hoạt động chống khối u.
- Tránh dùng đồng thời Warfarin làm tăng nguy cơ chảy máu hoặc tăng INR.
- Tránh dùng đồng thời viên nén sorafenib với thuốc có khả năng kéo dài khoảng QT/QTc.
7 Lưu ý khi sử dụng và bảo quản
7.1 Lưu ý và thận trọng
- Cần xác định tình trạng mang thai của phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, luôn sử dụng biện pháp tránh thai. Do khi điều trị bằng thuốc Sorafenat 200mg có thể gây hại cho thai nhi.
- Không sử dụng thuốc cho bệnh nhi, do chưa xác định được tính an toàn và hiệu quả.
==>> Bạn đọc có thể tham khảo thêm: Thuốc Soravar 200mg - điều trị ung thư tế bào biểu mô gan, thận
7.2 Lưu ý sử dụng trên phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú
Phụ nữ mang thai: Thuốc có thể gây hại cho thai nhi khi dùng cho phụ nữ có thai. Nguy cơ lớn về dị tật bẩm sinh hoặc sảy thai.
Bà mẹ cho con bú: Không nên cho con bú trong thời gian điều trị và trong 2 tuần sau liều cuối cùng điều trị bằng sorafenib.
8 Xử trí khi quá liều
Các phản ứng quá liều khi dùng ở mức liều là 800mg hai lần mỗi ngày được quan sát chủ yếu là tiêu chảy và da liễu. Tuân thủ điều trị, không được tự ý tăng liều khi chưa có chỉ định của bác sĩ.. Khi gặp tình trạng quá liều hãy ngừng dùng thuốc và đến cơ sở y tế gần nhất để được hỗ trợ.
9 Bảo quản
Bảo quản thuốc ở nhiệt độ phòng, nơi thoáng mát, tránh ẩm mốc, tránh ánh sáng trực tiếp.
10 Sản phẩm thay thế
Thuốc Nexavar 200mg là thuốc điều trị ung thư biểu mô gan, thận, tuyến giáp thuộc thương hiệu Bayer với giá bán 12.500.000đ.
Thuốc Soravar 200mg là thuốc thuộc Công ty TNHH sinh dược phẩm Hera với giá bán 9.000.000đ, rẻ hơn so với Nexavar 200mg.
Hiện nay 2 loại thuốc trên được bán tại Nhà thuốc Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy tại địa chỉ: 85 Vũ Trọng Phụng, Thanh Xuân, Hà Nội. Bạn có thể liên hệ qua số hotline/ nhắn tin trên website để được tư vấn.
11 Cơ chế tác dụng
11.1 Dược lực học
Sorafenib là chất ức chế đa kinase có tác dụng làm giảm sự phát triển của tế bào khối u trong ống nghiệm bao gồm các kinase nội bào (c-CRAF, BRAF và BRAF đột biến) và bề mặt tế bào (KIT, FLT-3, RET, RET/PTC, VEGFR-1, VEGFR-2, VEGFR-3 và PDGFR-ß). [2]
11.2 Dược động học
- Hấp thu: Nồng độ sorafenib trong huyết tương đạt được đỉnh trong 3 giờ.
- Phân bố: Sorafenib có thể đạt lên tới 99,5% liên kết với protein huyết tương.
- Chuyển hoá: CYP3A4 là tác nhân của quá trình sorafenib chuyển hoá oxy hoá ở gan và cũng chuyển hoá qua quá trình glucuronid hóa bởi UGT1A9.
- Thải trừ: Với liều uống 100mg dạng Dung dịch sorafenib thì có 96% liều được phục hồi trong vòng 14 ngày, có 77% được bài tiết qua phân và 19% liều được bài tiết qua nước tiểu dưới dạng chất chuyển hóa glucuronidated. Sorafenib dưới dạng không đổi được tìm thấy trong phân nhưng không có trong nước tiểu chiếm 51%.
12 Thuốc Sorafenat 200mg giá bao nhiêu?
Thuốc Sorafenat 200mg hiện nay đang được bán ở nhà thuốc online Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy, giá sản phẩm có thể đã được cập nhật ở đầu trang. Hoặc để biết chi tiết về giá sản phẩm cùng các chương trình ưu đãi, bạn có thể liên hệ với dược sĩ đại học của nhà thuốc qua số hotline hoặc nhắn tin trên zalo, facebook.
13 Thuốc Sorafenat 200mg mua ở đâu?
Thuốc Sorafenat 200mg mua ở đâu chính hãng, uy tín nhất? Bạn có thể mang đơn mà bác sĩ có kê thuốc Sorafenat 200mg để mua thuốc trực tiếp tại nhà thuốc Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy tại địa chỉ: 85 Vũ Trọng Phụng, Thanh Xuân. Hoặc liên hệ qua số hotline/ nhắn tin trên website để được tư vấn sử dụng thuốc đúng cách.
14 Ưu điểm
- Thuốc Sorafenat 200mg được sản xuất bởi NATCO Pharma - thương hiệu uy tín đến từ Ấn Độ.
- Thuốc được bào chế dưới dạng viên nén giúp che dấu mùi vị, dễ uống.
- Giá bán thuộc phân khúc tầm trung.
15 Nhược điểm
- Thuốc có thể gây các tác dụng phụ nghiêm trọng như biến cố tim mạch, xuất huyết, tăng huyết áp và độc tính với phôi thai.
Tổng 2 hình ảnh
Tài liệu tham khảo
- ^ Chuyên gia Drugs (Cập nhật lần cuối ngày 14 tháng 6 năm 2024). Sorafenib Prescribing Information, Drugs.com. Truy cập ngày 07 tháng 10 năm 2024.
- ^ Chuyên gia Drugs (Cập nhật lần cuối ngày 14 tháng 6 năm 2024). Sorafenib Prescribing Information, Drugs.com. Truy cập ngày 07 tháng 10 năm 2024.