Soforal - LP
Thuốc kê đơn
Chat với dược sĩ
Tư vấn thuốc và đặt hàng
Thương hiệu | Beacon Pharmaceutical, Beacon Pharmaceuticals Limited. |
Công ty đăng ký | Beacon Pharmaceuticals Limited. |
Dạng bào chế | Viên nén bao phim |
Quy cách đóng gói | Hộp 6 viên |
Hoạt chất | Sofosbuvir, Ledipasvir |
Xuất xứ | Bangladesh |
Mã sản phẩm | ak1114 |
Chuyên mục | Thuốc Kháng Virus |
Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi
Phản hồi thông tin
- Chi tiết sản phẩm
- Hỏi & Đáp 0
- Đánh giá 0
1 Thành phần
Sofosbuvir: 400mg
Ledipasvir: 90mg
Các tá dược vừa đủ
Dạng bào chế: Viên nén bao phim
2 Soforal - LP là thuốc gì?
Thuốc Soforal - LP được sử dụng trong điều trị viêm gan C mạn tính (CHC) cho người lớn mắc các tuýp HCV 1, 3, 4, 5, và 6. Thuốc này cũng được chỉ định cho những bệnh nhân có HCV dạng hoạt động, theo chỉ dẫn cụ thể.
==>> Xem thêm sản phẩm khác: Thuốc Hepcinat-LP - Thuốc kháng virus điều trị viêm gan C hiệu quả
3 Thuốc Soforal - LP cách sử dụng
3.1 Liều dùng
Soforal-LP nên được kê toa và theo dõi bởi bác sĩ chuyên khoa, có kinh nghiệm điều trị bệnh nhân viêm gan C mạn tính.
Liều khuyến nghị: 1 viên/ngày, có thể uống trước hoặc sau khi ăn.
Thời gian điều trị: Thời gian sử dụng Soforal-LP, đơn lẻ hoặc kết hợp với ribavirin, phụ thuộc vào từng nhóm bệnh nhân cụ thể.
Khi kết hợp với ribavirin, cần tham khảo thêm hướng dẫn sử dụng của ribavirin. Liều Ribavirin thường dựa vào trọng lượng cơ thể bệnh nhân: nếu < 75 kg thì dùng 1000 mg/ngày, > 75 kg dùng 1200 mg/ngày, chia làm 2 lần uống trong bữa ăn.
Bệnh nhân xơ gan nặng: Ribavirin thường bắt đầu với liều 600 mg/ngày. Nếu dung nạp tốt, có thể tăng liều tối đa lên 1000-1200 mg/ngày, dựa vào trọng lượng cơ thể. Nếu dung nạp kém, liều ribavirin sẽ được điều chỉnh dựa trên nồng độ hemoglobin.
Điều chỉnh liều ribavirin: Khi bệnh nhân gặp tác dụng phụ nghiêm trọng liên quan đến ribavirin, cần giảm liều hoặc tạm ngưng ribavirin cho đến khi triệu chứng giảm. Nếu ribavirin đã bị ngưng do kết quả xét nghiệm hoặc biểu hiện lâm sàng bất thường, có thể tái khởi động với liều 600 mg/ngày, sau đó tăng dần lên 800 mg/ngày, nhưng không nên tăng trở lại liều tối đa ban đầu.
Các lưu ý khi dùng thuốc:
- Nếu bệnh nhân nôn trong vòng 5 giờ sau khi dùng thuốc, nên uống lại 1 viên. Nếu nôn xảy ra sau 5 giờ, không cần dùng thêm liều.
- Nếu quên uống thuốc, nhưng vẫn trong vòng 18 giờ kể từ giờ dùng thuốc, hãy uống ngay khi nhớ ra và tiếp tục dùng theo lịch. Nếu quá 18 giờ, hãy bỏ qua liều đã quên và không uống gấp đôi liều vào lần tiếp theo.
Đối tượng đặc biệt:
- Người cao tuổi: Không cần điều chỉnh liều.
- Bệnh nhân suy thận: Không cần điều chỉnh liều ở bệnh nhân suy thận nhẹ đến trung bình. An toàn và hiệu quả chưa được đánh giá trên bệnh nhân suy thận nặng hoặc bệnh thận giai đoạn cuối.
- Bệnh nhân suy gan: Không cần điều chỉnh liều ở bệnh nhân suy gan từ nhẹ đến nặng. Hiệu quả và an toàn đã được chứng minh trên bệnh nhân xơ gan nặng.
- Trẻ em: Chưa có dữ liệu về an toàn và hiệu quả trên trẻ em và thanh thiếu niên dưới 18 tuổi.
3.2 Cách dùng
Thuốc Soforal - LP dùng đường uống, bệnh nhân cần uống cả viên, không nhai, trước hoặc sau khi ăn.
4 Chống chỉ định
Không sử dụng Soforal-LP cho những bệnh nhân có tiền sử dị ứng hoặc mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
Không kết hợp Soforal-LP với rosuvastatin do nguy cơ tương tác bất lợi.
Không dùng chung với các thuốc tăng cường hoạt động P-glycoprotein (P-gp) tại ruột như rifampicin, rifabutin, phenobarbital, phenytoin, St. John's wort (Hypericum perforatum), và carbamazepin.
==>> Bạn đọc có thể tham khảo thêm: Thuốc Soledivir - Điều trị viêm gan C mạn tính ở người trên 12 tuổi
5 Tác dụng phụ
Hệ thần kinh: Rất phổ biến: Đau đầu.
Da và cấu trúc dưới da: Phổ biến: Phát ban.
Rối loạn chung: Rất phổ biến: Mệt mỏi.
6 Tương tác thuốc
Bệnh nhân đang sử dụng thuốc kháng vitamin K: Trong quá trình điều trị với Soforal-LP, do chức năng gan có thể thay đổi, cần theo dõi chặt chẽ giá trị INR để đảm bảo an toàn.
Thuốc kháng acid: Ledipasvir giảm độ tan khi pH tăng cao. Khuyến cáo nên dùng thuốc kháng acid cách Soforal-LP ít nhất 4 giờ.
Thuốc kháng histamin H2: Có thể sử dụng đồng thời với Soforal-LP ở liều tương đương không vượt quá famotidin 40mg hai lần mỗi ngày.
Thuốc ức chế bơm proton: Omeprazol liều 20mg có thể dùng đồng thời với Soforal-LP, nhưng khuyến cáo uống Soforal-LP trước khi dùng thuốc ức chế bơm proton.
Amiodaron: Chỉ sử dụng khi không có lựa chọn thay thế khác, cần theo dõi sát khi sử dụng đồng thời với Soforal-LP.
Digoxin: Sử dụng đồng thời có thể làm tăng nồng độ Digoxin trong huyết tương. Nên theo dõi nồng độ trị liệu của digoxin.
Dabigatran etexilat: Khuyến cáo theo dõi dấu hiệu chảy máu và thiếu máu khi sử dụng cùng với Soforal-LP.
Kháng vitamin K: Cần theo dõi kỹ giá trị INR do khả năng thay đổi chức năng gan trong quá trình điều trị với Soforal-LP.
Thuốc chống động kinh: Soforal-LP chống chỉ định với carbamazepin, Phenobarbital và Phenytoin do các thuốc này là chất kích hoạt mạnh P-gp tại ruột non. Oxcarbazepin khi dùng đồng thời với Soforal-LP có thể làm giảm nồng độ ledipasvir và sofosbuvir, dẫn đến giảm hiệu quả điều trị.
Thuốc kháng lao: Soforal-LP chống chỉ định với Rifampicin và các chất kích hoạt P-gp như rifabutin do giảm nồng độ ledipasvir và sofosbuvir, làm giảm hiệu quả điều trị. Không khuyến cáo sử dụng đồng thời với rifapentin.
Thuốc kháng HCV: Sử dụng đồng thời simeprevir với Soforal-LP làm tăng nồng độ ledipasvir, sofosbuvir và simeprevir. Không khuyến cáo dùng cùng nhau.
Thuốc kháng HIV: Không cần điều chỉnh liều của Soforal-LP khi dùng chung với các thuốc kháng HIV.
Thuốc ức chế HMG-CoA reductase: Không dùng đồng thời với rosuvastatin vì có nguy cơ tăng nồng độ rosuvastatin, dẫn đến tăng nguy cơ mắc các bệnh về cơ, bao gồm tiêu cơ vân.
7 Lưu ý khi dùng thuốc và bảo quản
7.1 Lưu ý và thận trọng
Soforal-LP có hiệu quả trên nhiều tuýp HCV, nhưng phải tham khảo liều lượng cụ thể cho từng nhóm bệnh nhân và kiểu gen. Hiệu quả lâm sàng và hoạt động chống virus cũng thay đổi theo các kiểu gen HCV khác nhau.
Đã ghi nhận các trường hợp chậm nhịp tim đáng kể, bao gồm ngưng tim cần can thiệp máy điều hòa nhịp tim, khi dùng đồng thời amiodaron với ledipasvir và sofosbuvir. Các trường hợp này thường xuất hiện trong vài giờ đến vài ngày sau khi bắt đầu điều trị, nhưng có thể xảy ra muộn hơn đến 2 tuần.
Sử dụng đồng thời Soforal-LP với các chất kích hoạt P-gp (ví dụ như rifampicin, St. John's wort) có thể làm giảm đáng kể nồng độ ledipasvir và sofosbuvir trong huyết tương, dẫn đến giảm hiệu quả điều trị. Vì vậy, không khuyến cáo dùng chung Soforal-LP với các thuốc này.
Ở những bệnh nhân thất bại với phác đồ ledipasvir/sofosbuvir do đột biến đề kháng NS5A, hiệu quả điều trị lại có thể thấp do sự kháng thuốc kéo dài. Dữ liệu hiện tại không đủ để chứng minh sự thành công của việc điều trị lại bằng cùng loại thuốc, và không có dữ liệu hỗ trợ sử dụng các chất ức chế NS3/4A ở nhóm bệnh nhân này. Do đó, những trường hợp này có thể cần phải điều trị bằng các thuốc khác hoặc kéo dài thời gian điều trị.
Không cần điều chỉnh liều ở những bệnh nhân suy thận nhẹ và trung bình. Tuy nhiên, tính an toàn của Soforal-LP chưa được đánh giá ở bệnh nhân suy thận nặng (eGFR < 30 ml/phút/1,73 m²) hoặc bệnh thận giai đoạn cuối cần chạy thận nhân tạo. Khi kết hợp Soforal-LP với ribavirin, cần tham khảo hướng dẫn sử dụng của ribavirin đối với bệnh nhân có CrCl < 50 ml/phút.
Hiệu quả của ledipasvir/sofosbuvir ở bệnh nhân nhiễm HCV tuýp 5 và 6 có xơ gan mất bù, hoặc những người đang chờ hoặc đã được ghép gan, vẫn chưa được nghiên cứu đầy đủ. Cần đánh giá cẩn thận lợi ích và nguy cơ trước khi quyết định điều trị cho những bệnh nhân này.
7.2 Lưu ý khi dùng cho phụ nữ mang thai và cho con bú.
Phụ nữ mang thai: Hiện tại, chưa có đủ dữ liệu hoặc nghiên cứu toàn diện về việc sử dụng kết hợp ledipasvir và sofosbuvir ở phụ nữ mang thai, do đó cần thận trọng khi sử dụng thuốc này trong giai đoạn thai kỳ.
Phụ nữ cho con bú: Chưa có nghiên cứu rõ ràng nào về việc liệu ledipasvir, sofosbuvir và các chất chuyển hóa của chúng có bài tiết qua sữa mẹ hay không, do đó cần cân nhắc cẩn thận giữa lợi ích và nguy cơ khi sử dụng cho phụ nữ đang cho con bú.
7.3 Bảo quản
Thuốc Soforal - LP nên được bảo quản nơi khô ráo, tránh ánh sáng trực tiếp từ mặt trời, nhiệt độ < 30oC.
7.4 Xử trí khi quá liều
Hiện chưa có thuốc giải độc đặc hiệu cho tình trạng quá liều Soforal-LP. Trong trường hợp quá liều, cần theo dõi tình trạng bệnh nhân để phát hiện các dấu hiệu ngộ độc. Quá trình xử trí bao gồm các biện pháp hỗ trợ toàn diện như theo dõi các dấu hiệu sinh tồn và đánh giá lâm sàng bệnh nhân. Ledipasvir khó có thể loại bỏ qua thẩm phân máu vì nó liên kết mạnh với protein huyết tương. Ngược lại, thẩm phân máu có thể hiệu quả trong việc loại bỏ chất chuyển hóa của sofosbuvir (GS-331007) với tỉ lệ lên đến 53%.
8 Sản phẩm thay thế
Ledifos 90mg/400mg có thành phần Sofosbuvir, Ledipasvir, được bào chế dạng Viên nén bao phim, là sản phẩm của Hetero Healthcare Limited, được chỉ định điều trị và ngăn ngừa biến chứng của viêm gan virus C. Ledifos 90mg/400mg hiện đang được bán với giá 6.500.000/Lọ 28 viên
Sofuled có chứa Sofosbuvir, Ledipasvir, bào chế dạng Viên nén bao phim, là sản phẩm đến từ thương hiệu, thường được chỉ định điều trị viêm gan C mạn tính đơn độc hoặc kết hợp với một vài thuốc khác. Sofuled hiện đang được bán với giá 4.000.000/Hộp 1 lọ x 28 viên
9 Cơ chế tác dụng
9.1 Dược lực học
Ledipasvir là một chất ức chế protein NS5A của virus viêm gan siêu vi C (HCV), một yếu tố quan trọng cho việc tổng hợp RNA và sao chép của virus. Sofosbuvir là một chất kháng virus trực tiếp, hoạt động bằng cách ức chế RNA-polymerase phụ thuộc RNA của HCV, là enzyme chính tham gia vào quá trình nhân đôi virus. Sofosbuvir là một tiền chất nucleotide, khi vào cơ thể sẽ trải qua quá trình chuyển hóa nội bào để tạo thành uridin analogue triphosphate (GS-461203) có tác dụng dược lý. GS-461203 có thể được tích hợp vào RNA của HCV thông qua enzyme NS5B polymerase, từ đó ngăn cản sự phát triển của chuỗi RNA. GS-461203, dạng chuyển hóa có hoạt tính của sofosbuvir, không có tác dụng ức chế polymerase RNA hay DNA của người và không gây ức chế enzyme RNA-polymerase ty thể của người.
9.2 Dược động học
Hấp thu: Ledipasvir đạt nồng độ đỉnh trong huyết tương sau 4 giờ, trong khi Sofosbuvir sau 1 giờ và GS-331007 sau 4 giờ. Dùng thuốc với bữa ăn không ảnh hưởng nhiều đến dược động học của Ledipasvir và GS-331007, mặc dù Sofosbuvir có sự tăng nhẹ AUC nhưng không ảnh hưởng đến Cmax.
Phân bố: Ledipasvir gắn kết với 99.8% protein huyết tương, trong khi Sofosbuvir gắn kết khoảng 61-65%. GS-331007 có mức gắn kết thấp với protein huyết tương.
Chuyển hóa: Ledipasvir ít chuyển hóa, chủ yếu được đào thải dưới dạng không đổi qua phân. Sofosbuvir chuyển hóa chủ yếu ở gan thành GS-461203, chất có hoạt tính kháng virus. GS-331007 là sản phẩm chuyển hóa không có khả năng tái phosphoryl hóa và không có tác động kháng HCV.
Thải trừ: Ledipasvir được đào thải chủ yếu qua phân (86%) và một phần qua nước tiểu (14%) với thời gian bán thải 47 giờ. Sofosbuvir thải trừ chủ yếu qua nước tiểu (80%) dưới dạng GS-331007 với thời gian bán thải 0,5 giờ cho Sofosbuvir và 27 giờ cho GS-331007.
10 Thuốc Soforal - LP giá bao nhiêu?
Thuốc Soforal - LP hiện nay đang được bán ở nhà thuốc online Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy, giá sản phẩm có thể đã được cập nhật ở đầu trang. Hoặc để biết chi tiết về giá sản phẩm cùng các chương trình ưu đãi, bạn có thể liên hệ với nhân viên nhà thuốc qua số hotline để được tư vấn thêm.
11 Thuốc Soforal - LP mua ở đâu chính hãng, uy tín nhất?
Bạn có thể mua Soforal - LP trực tiếp tại nhà thuốc Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy tại địa chỉ: 85 Vũ Trọng Phụng, Thanh Xuân. Hoặc liên hệ qua số hotline/ nhắn tin trên website để được tư vấn sử dụng thuốc đúng cách.
12 Ưu điểm
- Thuốc Soforal - LP kết hợp ledipasvir và sofosbuvir trong một viên nén, giúp bệnh nhân chỉ cần uống một lần mỗi ngày, giảm thiểu sự phức tạp trong việc tuân thủ điều trị.
- Thời gian điều trị bằng Soforal - LP thường kéo dài từ 8 đến 12 tuần, nhanh hơn so với nhiều phương pháp điều trị khác.
13 Nhược điểm
- Soforal - LP có thể tương tác với nhiều loại thuốc khác có thể làm giảm hiệu quả điều trị hoặc gây ra các tác dụng phụ nguy hiểm.
Tổng 1 hình ảnh