Sitagibes 100
Thuốc kê đơn
Chat với dược sĩ
Tư vấn thuốc và đặt hàng
Thương hiệu | Agimexpharm, Công ty cổ phần dược phẩm Agimexpharm |
Công ty đăng ký | Công ty cổ phần dược phẩm Agimexpharm |
Số đăng ký | VD-29668-18 |
Dạng bào chế | Viên nén bao phim |
Quy cách đóng gói | Hộp 3 vỉ x 10 viên |
Hạn sử dụng | 36 tháng |
Hoạt chất | Sitagliptin |
Xuất xứ | Việt Nam |
Mã sản phẩm | aa7342 |
Chuyên mục | Thuốc Tiểu Đường |
Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi tại đây
- Chi tiết sản phẩm
- Hỏi & Đáp 0
- Đánh giá 0
Thuốc Sitagibes 100 với thành phần chứa Sitagliptin, chất ức chế enzym dipeptidyl peptidase-4 (DPP-4), đượcdùng để kiểm soát đường huyết cho người mắc bệnh tiểu đường typ II. Trong bài viết này, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) xin gửi đến bạn đọc cách sử dụng và các lưu ý khi dùng thuốc Sitagibes 100.
1 Thành phần
Trong mỗi viên nén Sitagibes 100 có chứa:
Sitagliptin:………………………..………100mg.
(dưới dạng Sitagliptin phosphat monohydrat:…………..128.5mg)
Tá dược: vừa đủ 1 viên.
Dạng bào chế: Viên nén bao phim.
2 Tác dụng - Chỉ định của thuốc Sitagibes 100
2.1 Sitagibes 100 là thuốc gì?
2.1.1 Dược lực học
Sitagliptim là chất ức chế đặc hiệu với enzym dipeptidyl peptidase-4 (DPP-4), là enzym chính gây vô hiệu hóa hoạt động của các hormon glucagon-like peptid-1 (GLP-1) và glucose - dependent insulinotropic polypeptide (GIP) phân giải và làm giảm nồng độ Glucose ở huyết tương thông qua việc kích thích bài tiết insullin ở tuyến tụy khi nồng độ glucose máu tăng cao.
Ở liều điều trị, Sitagliptin cho hiệu ứng ức chế chọn lọc đối với DPP-4 nhưng không làm ảnh hưởng đến hoạt động của các enzym DPP-8 và DPP-9.
Sử dụng sitagliptin làm giảm chỉ số glucose huyết cả khi đói và sau ăn, kiểm soát lượng glucose không vượt quá ngưỡng an toàn ở bệnh nhân tiểu đường typ II sau khi được dung nạp 01 liều glucose hoặc ngay sau bữa ăn.
Sitagliptin có thể sử dụng đơn độc hoặc kết hợp với các thuốc tiểu đường khác (thuốc hạ đường huyết đường uống hoặc Insulin) ở liều trung bình 100mg/ ngày để mang lại hiệu quả tốt hơn trong việc kiểm soát nồng độ glucose huyết lúc đói và sau ăn 2 tiếng, chỉ số HbA1c và mức đáp ứng của insullin ở bệnh nhân đái tháo đường typ II.
2.1.2 Dược động học
Dược động học của sitagliptin ở bệnh nhân tiểu đường và ở người bình thường là giống nhau, suy thận có thể làm tăng thời gian bán thải và tăng diện tích dưới đường cong AUC của thuốc trong cơ thể. Không có nhiều thay đổi có ý nghĩa lâm sàng về dược động học của thuốc ở bệnh nhân suy gan nhẹ và vừa.
Hấp thu: Sitagliptin là thuốc hạ đường huyết dùng đường uống, hấp thu vào cơ thể sau khi uống tại ống tiêu hóa. Trong huyết tương, nồng độ thuốc đạt cao nhất sau từ 1-4 giờ rồi giảm dần. Sinh khả dụng đường uống của Sitagliptin xấp xỉ 87%. Thức ăn không ảnh hưởng đến hấp thu của thuốc và diện tích dưới đường cong AUC tăng tuyến tính theo liều sử dụng.
Phân bố: Thể tích phân bố tổng cộng của sitagliptin trong cơ thể là 198 lít. Khoảng 35% các phân tử thuốc gắn kết protein huyết tương và di chuyển trong máu.
Chuyển hóa: 1 phần Sitagliptin bị chuyển hóa lần đầu khi qua gan, chủ yếu xúc tác bới hệ enzym P450 CYP3A4 và CYP2C8. Sản phẩm thu được chủ yếu là các chất chuyển hóa không hoạt tính.
Thải trừ: Sitagliptin bị đào thải ra khỏi cơ thể qua 2 con đường chính là qua phân (13%) và nước tiểu (87%): trong đó có tới 79% là các phân tử Sitagliptin dạng không đổi, còn lại là các chất chuyển hóa.
2.2 Chỉ định thuốc Sitagibes 100
Thuốc Sitagibes 100mg được chỉ định để kiểm soát đường huyết cho bệnh nhân trong các trường hợp:
Sử dụng đơn độc: ở những bệnh nhân chưa từng dùng thuốc hạ đường huyết trước đó, kết hợp với thay đổi chế độ ăn uống và luyện tập thể thao.
Kết hợp thêm vào phác đồ điều trị ở những bệnh nhân không còn cho đáp ứng với các thuốc hạ đường huyết đường uống đang dùng trước đó.
Liệu pháp chỉ định điều trị bằng phối kết hợp 2 thuốc hạ đường huyết dùng đường uống.
Sử dụng song song với insullin ( có/ không dùng đồng thời metformin) trong trường hợp tiêm insullin vẫn không cho hiệu quả điều trị.
==>> Xem thêm thuốc có cùng hoạt chất: [CHÍNH HÃNG] Thuốc Sitagil 100 - Kiểm soát bệnh lý đái tháo đường
3 Liều dùng - Cách dùng thuốc Sitagibes 100
3.1 Liều dùng thuốc Sitagibes 100
3.1.1 Người chưa điều trị bằng thuốc trước đó
Đơn trị liệu:1 viên dùng 1 lần trước bữa sáng trong ngày.
Kết hợp với metformin: 1 viên/ 1 lần/ ngày.
3.1.2 Người chuyển sang chế độ điều trị phối hợp cùng 1 thuốc hạ đường huyết khác
Với Metformin: thêm vào sitagliptin liều 1 viên mỗi ngày và giữ nguyên liều đang dùng của metformin.
Với Sulphonylurea: liều chỉ định của sitagliptin là 1 viên 100mg hàng ngày, cân nhắc giảm liều đang dùng của sulphonylurea để tránh nguy cơ hạ đường huyết.
Với đồng thời metformin và Sulphonylurea: liều 1 viên mỗi ngày, giữ nguyên liều metformin đang dùng và giảm liều đối với sulphonylurea.
Với thuốc lợi niệu thiazolidindion: 1 viên sitagliptin 100mg mỗi 1 lần hàng ngày cùng với liều thiazid đang dùng.
3.1.3 Liệu pháp kết hợp cố định 2 chất sitagliptin và metformin hydroclorid
Không đáp ứng khi dùng sitagliptin 1 mình: 1 viên sitagliptin 100mg (2 viên siagliptin 50mg) + 2 viên metformin 500, dùng 2 lần mỗi ngày. Theo đõi đáp ứng của bệnh nhân, khi cần thiết, cố định liều sitagliptin, tăng liều dùng metformin 500, tối đa tới 8 viên (4000mg)/ ngày.
Không đáp ứng khi dùng metformin đơn độc: 1 viên sitagliptin 100mg (2 viên siagliptin 50mg) + 2-4 viên metformin 500 dùng 2 lần mỗi ngày.
Không đáp ứng khi dùng bất kỳ liệu pháp kết hợp: sitagliptin/ metformin; sitagliptin/ sulfonylurea; metformin/ sulfonylurea: Cố định liều 1 viên Sitagibes 100/ ngày, sau đó điều chỉnh liều dùng metformin cho đến khi bệnh nhân đạt được mục tiêu điều trị.
Liều tối đa có thể chỉ định: 100mg sitagliptin và 2000mg metformin mỗi ngày.
Liều dùng cho các đối tương đặc biệt
Bệnh nhân suy thận và người già: điều chỉnh liều dựa trên mức lọc cầu thận Clcr của bệnh nhân, cụ thể:
Suy thận (Độ thanh thải creatinin: mL/phút) | Liều chỉ định |
Suy thận nhẹ (Clcr ≥ 50 mL/ phút) | không cần điều chỉnh liều. |
Suy thận trung bình (30 ≤ Clcr < 50 mL/phút) | tối đa 1 viên/ lần/ngày. |
Suy thận nặng có Clcr < 30 mL/ phút hoặc suy thận giai đoạn cuối phải lọc máu | tối đa 1 viên mỗi 2 ngày dùng 1 lần duy nhất. |
Bệnh nhân suy gan: không cần chỉnh liều hàng ngày nhưng liều tối đa không được quá 2 viên/ ngày.
Trẻ em: chưa có dữ liệu về việc dùng thuốc ở trẻ em và trẻ vị thành niên dưới 18 tuổi.
3.2 Cách dùng thuốc Sitagibes 100 hiệu quả
Thuốc Sitagibes 100 được sử dụng 1 lần duy nhất trong ngày khi được sử dụng đơn độc. Sự có mặt/ không có mặt của thức ăn không làm thay đổi hiệu quả điều trị của thuốc, nhưng thường sử dụng trước khi ăn sáng.
Liều dùng của sitagliptin và metformin trong phác đồ phối hợp cố định 2 thuốc cần được điều chỉnh dựa trên tiền sử điều trị, đáp ứng thuốc và khả năng dung nạp thuốc của từng cá nhân cụ thể. Việc thay đổi phương pháp điều trị không loại trừ khả năng dẫn tới rối loạn kiểm soát glucose máu.
Tăng/ giảm liều 1 cách từ từ và thận trọng để giảm thiểu các bất lợi do metformin gây trên đường tiêu hóa của bệnh nhân.
Sử dụng sitagliptin/ metformin 2 lần mỗi ngày cùng với bữa ăn để hạn chế kích ứng trên niêm mạc dạ dày.
4 Chống chỉ định
Không dùng thuốc Sitagibes 100 trong các trường hợp:
Bệnh nhân quá mẫn với sitagliptin hoặc có tiền sử dị ứng bất kỳ thành phần tá dược nào trong công thức của thuốc.
Bệnh tiểu đường thể phụ thuộc insullin (đái tháo đường typ I).
Bệnh nhân mắc đái tháo đường có kèm theo tình trạng nhiễm toan ceton.
==>> Bạn đọc có thể tham khảo thêm thuốc: [CHÍNH HÃNG] Thuốc Sitagibes 50 điều trị đái tháo đường typ II
5 Tác dụng không mong muốn (ADR)
Các phản ứng gây hại được ghi nhận trong quá trình lưu hành thuốc Sitagibes 50 được thống kê trong bảng dưới đây:
Tần suất
| Tác dụng không mong muốn (ADR) |
Thường gặp | Rối loạn chuyển hóa: Hạ glucose máu Hệ thần kinh: đau đầu |
Ít gặp | Hệ thần kinh: hoa mắt chóng mặt Hệ tiêu hóa: Táo bón Da và các tổ chức dưới da: ngứa |
Chưa rõ tần suất | Hệ miễn dịch: Phản ứng quá mẫn, phản ứng phản vệ Hệ hô hấp: Bệnh phổi kẽ Hệ tiêu hóa: Nôn, viêm tụy cấp, viêm tụy hoại tử xuất huyết dẫn đến tử vong/ không Da: Phát ban, phù mạch, mề đay, viêm mạch máu da; Hội chứng Stevens - Johnson, Bọng nước pemphigus Hệ cơ- khớp: Đau khớp, đau cơ, đau lưng, các bệnh về khớp Hệ bài tiết: Suy giảm chức năng thận, Suy thận cấp |
Xử trí ADR: Trong trường hợp nghi ngờ bệnh nhân bị viêm tụy cấp, phải làm các xét nghiệm khẳng định, ngưng sử dụng sitagliptin ngay và cấp cứu bệnh nhân kịp thời.
6 Tương tác
Tương tác giữa sitagliptin và các thuốc có thể làm tăng/ giảm tác dụng kiểm soát đường huyết của sitagliptin.
Phân loại | Thuốc/ tác nhân | Tương tác với sitagliptin |
Tương tác làm tăng tác dụng và độc tính của thuốc
| Rượu, steroid đồng hóa, thuốc ức chế MAO, testosteron | Tăng tác dụng hạ glucose huyết |
Digoxin | Sitagliptin làm tăng nồng độ Digoxin trong máu | |
Thuốc ức chế beta adrenegic | Che dấu hiệu quả hạ đường huyết. | |
Tương tác làm giảm tác dụng điều trị của thuốc
| Corticosteroid, thuốc lợi tiểu quai, Thiazid, thuốc tránh thai | Đối kháng tác dụng hạ đường huyết |
Thuốc ức chế CYP3A4 mạnh | Thay đổi dược động học ở bệnh nhân suy thận nặng Chưa có nghiên cứu cụ thể. |
7 Lưu ý khi sử dụng và bảo quản
7.1 Lưu ý và thận trọng
Cẩn trọng khi sử dụng sitagliptin cho bệnh nhân có tiền sử viêm tụy.
Khi bệnh nhân có các biểu hiện của viêm tụy cấp như buồn nôn và nôn, chán ăn, đau bụng dữ dội kéo dài (thường xảy ra trong 30 ngày bắt đầu sử dụng), đặc biệt là ở đối tượng bệnh nhân béo phì, rối loạn lipid máu ( tăng cholesterol, tăng tryglycerid) cần ngưng sử dụng sitagliptin ngay lập tức.
Đánh giá độ thanh thải creatinin ở bệnh nhân suy giảm chức năng thận để hiệu chỉnh liều phù hợp.
Trong thời gian cơ thể bị stress (tình trạng sốt, nhiễm khuẩn, phẫu thuật), rối loạn glucose huyết đợt cấp có thể xảy ra. Ngưng sử dụng sitagliptin, thay thế bằng insullin kiểm soát đường huyết cho đến khi vượt qua giai đoạn cấp tính.
Phản ứng quá mẫn có thể xuất hiện trong khoảng 3 tháng điều trị đầu tiên, cũng có thể ngay ở ngày đầu tiên. Khi có dấu hiệu quá mẫn, ngưng sử dụng sitagliptin ngay.
Thận trọng khi sử dụng sitagliptin cùng với sulfonyclorua/ insullin vì có nguy cơ hạ đường huyết.
7.2 Lưu ý sử dụng trên phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú
Do chưa có dữ liệu chính xác, sitagliptin không được lựa chọn để điều trị tiểu đường thai kỳ ở phụ nữ có thai.
Sitaliptin không có chỉ định cho người đang cho con bú do không rõ thuốc có bài tiết trong sữa mẹ hay không.
7.3 Ảnh hưởng lên khả năng vận hành xe và máy móc
Những ảnh hưởng nghiêm trọng của sitagliptin đến an toàn lái xe và vận hành máy móc chưa được biết đến.
Tuy nhiên, người bệnh có thể xuất hiện tình trạng chóng mặt, buồn ngủ hoặc hạ đường huyết bất thường, mặc dù không nghiêm trọng nhưng vẫn cần thận trọng khi lái xe hay lao động.
7.4 Xử trí khi quá liều
Trường hợp quá liều sitagliptin chưa có thống kê lâm sàng.
Trong trường hợp quá liều, biện pháp cấp cứu có thể xem xét như rửa dạ dày và ruột để loại bỏ thuốc chưa hấp thu ra khỏi cơ thể, theo dõi chỉ số sinh tồn (bao gồm cả điện tâm đồ) và điều trị triệu chứng; thẩm phân máu vừa phải.
7.5 Bảo quản
Bảo quản thuốc Sitagibes trong tủ hoặc ở nơi khô thoáng, tránh ánh sáng, nhiệt độ dưới 30 độ C.
8 Nhà sản xuất
SĐK: VD-29668-18.
Nhà sản xuất: Chi nhánh công ty cổ phần dược phẩm Agimexpharm.
Đóng gói: Hộp 4 vỉ x 7 viên.
9 Thuốc Sitagibes 100 giá bao nhiêu?
Thuốc Sitagibes 100 hiện nay đang được bán ở nhà thuốc online Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy, giá thuốc Sitagibes 100 có thể đã được cập nhật ở đầu trang. Hoặc để biết chi tiết về giá sản phẩm cùng các chương trình ưu đãi, bạn có thể liên hệ với nhân viên nhà thuốc qua số hotline 1900 888 633 để được tư vấn thêm.
10 Thuốc Sitagibes 100 mua ở đâu?
Thuốc Sitagibes 100 mua ở đâu chính hãng, uy tín nhất? Bạn có thể mang đơn mà bác sĩ có kê thuốc Sitagibes 100 để mua thuốc trực tiếp tại nhà thuốc Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy tại địa chỉ: Ngõ 116, Nhân Hòa, Thanh Xuân. Hoặc liên hệ qua số hotline/ nhắn tin trên website để được tư vấn sử dụng thuốc Sitagibes 100 đúng cách.
11 Ưu điểm
Thuốc Sitagiles 100 ở dạng nén bao phim, quy cách đóng gói 4 vỉ x 7 viên, mõi viên đều có vỏ bao kín, đảm bảo độ ổn định và tránh viên bị hư hại khi chưa sử dụng. Mỗi hộp thuốc dùng được trong 4 tuần ( tương đươn 1 vỉ/ tuần) dễ dàng theo dõi việc dùng thuốc và đáng giá đáp ứng thuốc, dễ dàng để bệnh nhân tự kiểm soát hạn chế việc quên liều hoặc uống quá liều..
Sitagibes 100 dung nạp tốt khi dùng theo đường uống, hầu hết các tác dụng không mong muốn đều không nghiêm trọng, xảy ra với tần xuất thấp hoặc chưa thể thống kê. Các đặc điểm dược động học cho phép tác dụng kiểm soát đường huyết được duy trì khi sử dụng 1 liều duy nhất trong ngày, thuận tiện cho bệnh nhân, hạn chế tình trạng quên uống thuốc, đặc biệt ở bệnh nhân lớn tuổi. [1]
Sản xuất bởi đơn vị dược phẩm tiến tiến và cập nhập thường xuyên những đổi mới trong kỹ thật, máy móc, độ an toàn được bảo đảm, giá thành phải chăng, dễ dàng tìm mua.
Metformin kết hợp với sitagliptin có hiệu quả điều trị cao hơn so với metformin đơn trị liệu ở bệnh nhân đái tháo đường type 2 bị mắc COVID-19, biểu hiện qua việc giảm thiểu stress oxy hóa, các chỉ số chụp CT và các kết quả trện âm sàng. Nghiên cứu đã xác nhận hiệu quả bảo vệ của liệu pháp cố định Metformin/sitagliptin làm giảm mức độ nghiêm trọng của COVID-19 ở bệnh nhân tiểu đường typ II. [2].
Sitagliptin được chứng minh ít ảnh hưởng lên hệ tim mạch, không làm tăng yếu tố nguy cơ xuất hiện/ làm nặng hơn tình trạng tổn thương tim mạch ở bệnh nhân điều trị đái tháo đường typ II. [3].
12 Nhược điểm
Tác dụng không mong muốn cần chú ý nhất của sitagliptin là tăng nguy cơ xuất hiện đợt cấp hoặc tiến triển nặng hơn ở bệnh nhân có tiền sử viêm tụy. Cần thận trong hoặc xem xét chuyển sang loại thuốc điều trị đái tháo đường khác nếu cần.
Tổng 16 hình ảnh
Tài liệu tham khảo
- ^ Hướng dẫn sử dụng thuốc do nhà sản xuất cung cấp, tải bản PDF tại đây
- ^ Tác giả Hayder M Al-Kuraishy và cộng sự (Ngày đăng: ngày 07 tháng 11 năm 2022). Potential Therapeutic Benefits of Metformin Alone and in Combination with Sitagliptin in the Management of Type 2 Diabetes Patients with COVID-19, PubMed. Truy cập ngày 25 tháng 12 năm 2023
- ^ Tác giả C F Deacon và cộng sự (Ngày đăng: Ngày 18 tháng 04 năm 2016). Comparative review of dipeptidyl peptidase-4 inhibitors and sulphonylureas, Pubmed. Truy cập ngày 24 tháng 2 năm 2023