Sita-Met Tablets 50/1000
Thuốc kê đơn
Thương hiệu | Amvipharm, Công ty cổ phần dược phẩm Am Vi |
Công ty đăng ký | Công ty cổ phần dược phẩm Am Vi |
Số đăng ký | DG3-4-20 |
Quy cách đóng gói | Hộp 2 vỉ x 7 viên |
Hoạt chất | Metformin, Sitagliptin |
Mã sản phẩm | am1375 |
Chuyên mục | Thuốc Tiểu Đường |
Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi
Phản hồi thông tin
Biên soạn: Dược sĩ Hương Trà
Dược sĩ lâm sàng - Đại học Y Dược Thái Nguyên
Ngày đăng
Cập nhật lần cuối:
Lượt xem: 3584 lần
- Chi tiết sản phẩm
- Hỏi & Đáp 0
- Đánh giá 0
Thuốc Sita-Met Tablets 50/1000 được chỉ định để điều trị đái tháo đường giúp kiểm soát đường huyết tốt sau khi đã áp dụng chế độ tập luyện và ăn uống nghiêm ngặt không cải thiện. Trong bài viết này, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) xin gửi đến bạn đọc cách sử dụng và các lưu ý khi dùng thuốc Sita-Met Tablets 50/1000.
1 Thành phần
Thành phần: Mỗi viên thuốc Sita-Met Tablets 50/1000 chứa:
- Metformin 1000mg.
- Sitagliptin 50mg.
Dạng bào chế: Viên nén bao phim.
2 Tác dụng - Chỉ định của thuốc Sita-Met Tablets 50/1000
Người đái tháo đường tuýp 2 sau khi đã áp dụng chế độ tập luyện và ăn uống nghiêm ngặt không cải thiện để kiểm soát đường huyết.
==>> Xem thêm thuốc: Thuốc Forxiga 10mg- thuốc điều trị bệnh đái tháo đường typ 2.
3 Liều dùng - Cách dùng thuốc Sita-Met Tablets 50/1000
Liều tối đa của Sitagliptin cho phép mỗi ngày là 100mg, thường chia làm 2 lần/ngày.
Liều khuyến cáo: 1 viên x 2 lần/ngày.
Với người đái tháo đường tuýp 2 áp dụng chế độ ăn kiêng, vận động mà đường huyết không kiểm soát được dùng liều: 50mg Sitagliptin/500mg Metformin x 2 lần/ngày hoặc có thể dùng 50mg Sitagliptin/1000mg Metformin x 2 lần/ngày.
Người dùng Metformin đơn liều không kiểm soát được đường huyết:
- Liều ban đầu: 50mg Sitagliptin x 2 lần/ngày với lượng Metformin đang dùng.
Người dùng Sitagliptin đơn liều không kiểm soát được đường huyết:
- Liều ban đầu: 50mg Sitagliptin/500mg Metformin x 2 lần/ngày.
- Có thể tăng: 50mg Sitagliptin/1000mg Metformin x 2 lần/ngày. Người đang dùng Sitagliptin đơn đọc không chuyển sang uống thuốc Sita-Met Tablets 50/1000 để tránh suy thận.
Người đang dùng thuốc khác chứa Sitagliptin và Metformin thì khi chuyển sang dùng thuốc Met Tablets 50/1000 cần dùng đúng liều tương đương thuốc cũ.
Người đã dùng 2 thuốc với 2 trong 3 thuốc sau: Sulfonylurea, Metformin, Sitagliptin mà không kiểm soát được đường huyết:
- Liều ban đầu: 50mg Sitagliptin x 2 lần/ngày. Cần xem lượng Metformin đang dùng và lượng đường huyết kiểm soát được để tính liều phù hợp và tăng liều dần dần để không ảnh hưởng đến tiêu hóa.
Thuốc uống với nước.
4 Chống chỉ định
Người suy gan.
Người mẫn cảm với thuốc.
Người do chuyển hóa cấp, mạn tính dẫn đến nhiễm acid như đái tháo đường gây nhiễm acid ceton có hoặc không bị hôn mê.
Phụ nữ cho con bú.
Người rối loạn chức năng thận hoặc đang mắc bệnh thận.
Chỉ số creatinin huyết thanh ở nam và nữ là ≥1,5mg/dl và 1,4mg/dl hoặc nồng độ bất thường có thể do:
- Nhiễm trùng huyết.
- Nhồi máu cơ tim cấp.
- Tụy tim mạch.
Người nghiện rượu, ngộ độc rượu cấp.
Người mắc bệnh cấp, mạn tính dẫn đến nguy cơ khiến oxy giảm ở mô như:
- Nhồi máu cơ tim.
- Suy hô hấp.
- Shock.
- Suy tim.
Người mẫn cảm với thuốc.
Người chụp X Quang có sử dụng chất cản quang gắn iode phóng xạ để tiêm tĩnh mạch vì có thể khiến chức năng thận thay đổi cấp tính.
==>> Bạn đọc có thể tham khảo thêm: [CHÍNH HÃNG] Thuốc Metformin STELLA 850mg điều trị tiểu đường type II
5 Tác dụng phụ
| Thường gặp | Ít gặp |
Tiêu hóa | Tiêu chảy Đầy hơi, khó tiêu Buồn nôn, nôn |
|
Tim mạch, huyết áp |
| Hạ đường huyết
|
Thần kình | Đau đầu |
|
Chuyển hóa | Giảm nồng độ vitamin B12 | Nhiễm acid lactic |
6 Tương tác
Sitagliptin | Metformin | ||
Glycoside trợ tim Digoxin | Tăng nhẹ nồng độ tối đa và diện tích dưới đường cong | Thuốc lợi tiểu Furosemide | Khiến Metformin tăng nồng độ tối đa, Diện tích dưới đường cong và thì bị giảm |
Thuốc ức chế miễn dịch Cyclosporine | Tăng nhẹ nồng độ tối đa và diện tích dưới đường cong của Sitagliptin | Thuốc chẹn kênh canxi Nifedipine | Khiến Metformin tăng nồng độ tối đa và diện tích dưới đường cong |
|
| Các thuốc cation | Tương tác với Metformin |
|
| Các thiazid Các thuốc lợi tiểu khác | Có thể khiến việc kiểm soát đường huyết khó khăn hơn |
7 Lưu ý khi sử dụng và bảo quản
7.1 Lưu ý và thận trọng
Không dùng thuốc cho người:
- Bị đái tháo đường gây nhiễm acid ceton.
- Người đái tháo đường tuýp 1.
- Người có creatinin cao hơn mức khuyến cáo với từng lứa tuổi.
Thời gian dùng thuốc nên giám sát chức năng thận đặc biệt là người cao tuổi.
Ngừng dùng thuốc khi nghi ngờ viêm tụy.
Báo cáo các dấu hiệu viêm tụy đến người bệnh để biết dừng sớm khi có biểu hiện bệnh.
Theo dõi tình trạng hạ đường huyết.
Sitagliptin có thể gây phản ứng quá mẫn nên cần thận trọng và dùng biện pháp điều trị khác hoặc đánh giá tiềm năng để tránh nguy cơ bị quá mẫn.
Metformin có thể gây nhiễm Acid Lactic dù hiếm gặp nhưng vẫn phải thận trọng.
Giám sát chức năng thận thường xuyên cũng như khởi liều thấp ở người ≥ 80 tuổi để hạn chế nguy cơ nhiễm acid lactic.
Khi xuất hiện nhiễm trùng, mất nước, oxy máu giảm thì phải dùng thuốc.
Không dùng ở người xét nghiệm gan bất thường, có chức năng gan giảm.
Trong thời gian uống thuốc không uống rượu.
Ngừng dùng thuốc trước phẫu thuật hoặc trước khi tiêm chất cản quang để chụp X-Quang theo đường tĩnh mạch.
Ngưng dùng metformin nếu xuất hiện các biểu hiện nhiễm acid lactic như:
- Giảm hô hấp.
- Đau bụng không đặc hiệu.
- Đau cơ, mệt mỏi.
- Tăng cảm giác buồn ngủ.
Khi nhiễm acid lactic phải được ngừng dùng metformin và điều trị ở bệnh viện. Tiến hành thẩm phân máu.
Dù Metformin không thấy hạ đường huyết nhưng khi thiếu calori có thể gặp tình trạng này hoặc đang dùng nhiều thuốc hạ áp.
Thận trọng dùng với những thuốc gây cản trở thải trừ Metformin hoặc thuốc ảnh hưởng đến chức năng thận.
Ngừng thuốc trước khi phẫu thuật.
Không tự ý dùng cho trẻ.
7.2 Lưu ý sử dụng trên phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú
| Sitagliptin | Metformin |
Phụ nữ có thai | Dùng liều 250mg/kg và 125mg/kg ở chuột cống và thỏ ở thời điểm hình thành cơ quan không thấy gây quái thai Ở chuột cống dùng liều 1000mg/kg/ngày: Tỷ lệ biến dạng xương sườn tăng nhẹ trên thai nhi | Dùng liều 600mg/kg/ngày ở thỏ, chuột cống không thấy gây quái thai Thuốc qua được nhau thai |
Phụ nữ cho con bú | Ở chuột cống dùng liều 1000mg/kg/ngày thấy giảm nhẹ sự tăng cân ở chuột con trước khi thôi bú | Chưa đủ thông tin nhưng thấy thuốc vào được sữa chuột cống mẹ khi nghiên cứu nên tốt nhất không dùng |
7.3 Xử trí khi quá liều
Sitagliptin | Metformin | ||
Triệu chứng | Xử trí | Triệu chứng | Xử trí |
Liều đến 800mg vẫn dung nạp tốt Dùng liều 400mg trong 28 ngày và 600mg trong 10 ngày chưa thấy dấu hiệu bất thương | Biện pháp hỗ trợ như: Loại bỏ chất chưa hấp thu Liệu pháp nâng đỡ khi cần Theo dõi lâm sàng Thẩm phân máu 3-4 giờ có thể loại bỏ 13,5% liều dùng nên có thể xem xét áp dụng | Hạ đường huyết gặp phải ở 10% người dùng quá liều 32% nhiễm acid lactic khi dùng quá liều | Có thể thẩm phân máu |
7.4 Bảo quản
Cần được để khô ráo, đảm bảo luôn để tránh tầm với trẻ.
Để tránh ẩm thấp.
8 Sản phẩm thay thế
Thuốc Janumet XR 50mg/1000mg do thương hiệu MSD International GmbH (Puerto Rico Branch) LLC sản xuất chứa Sitagliptin 50mg và Metformin hydrochloride 1000mg dùng để kiểm soát đường huyết sau khi áp dụng chế độ ăn kiêng khem và tập luyện khắt khe không cải thiện được ở người đái tháo đường tuýp 2 với giá khoảng 230.000VNĐ/Lọ 14 viên.
Thuốc Janumet 50mg/1000mg (Hộp 28 viên) do thương hiệu Merck Sharp & Dohme (Asia) Ltd. sản xuất chứa Sitagliptin 50mg và Metformin hydrochloride 1000mg dùng cho người đái tháo đường tuýp 2 để kiểm soát đường huyết với giá khoảng 340.000VNĐ/Hộp 28 viên.
9 Thông tin chung
SĐK: DG3-4-20.
Nhà sản xuất: Công ty cổ phần dược phẩm Am Vi.
Đóng gói: Hộp 2 vỉ x 7 viên.
10 Cơ chế tác dụng
10.1 Dược lực học
Metformin là thuốc được lựa chọn đầu tiên để điều trị bệnh tiểu đường tuýp 2, đặc biệt là những bệnh liên quan đến béo phì. Nó không chỉ làm giảm đường huyết mà còn có tác dụng đa năng, mở đường cho nhiều ứng dụng lâm sàng tiềm năng. Trong chương này, chúng tôi minh họa các cơ chế hoạt động khác nhau của metformin trong việc giảm sản xuất Glucose ở gan, cải thiện hoạt động của insulin, phục hồi chuyển hóa chất béo và hệ vi sinh vật đường ruột, giảm viêm, điều hòa tăng cường các enzyme chống oxy hóa và làm giảm sự phát triển của khối u. Cơ chế phân tử của Metformin chưa được hiểu rõ hoàn toàn, mặc dù một số cơ chế tác dụng tiềm năng đã được đề xuất, bao gồm: ức chế chuỗi hô hấp của ty thể, hoạt hóa protein kinase được hoạt hóa bởi AMP và ức chế sự tăng cao của Adenosine monophosphate tuần hoàn do glucagon gây ra với sự giảm hoạt hóa. protein kinase A. Metformin cũng có tác dụng gây chán ăn ở hầu hết mọi người bằng cách tăng tiết GDF15, làm giảm cảm giác thèm ăn và lượng calo nạp vào. Nó cũng thể hiện tác dụng nhạy cảm với Insulin thông qua ức chế bài tiết cơ bản từ tuyến yên, hormon tăng trưởng, hormone adrenocorticotropic, hormone kích thích nang trứng và biểu hiện proopiomelanocortin. Bệnh nhân tiểu đường loại 2 trung bình có tỷ lệ tân tạo glucose cao gấp ba lần bình thường, nhưng điều trị bằng Metformin làm giảm tỷ lệ này xuống một phần ba. Kích hoạt AMPK (AMP-activated protein kinase) là bắt buộc để Metformin có khả năng ức chế sản xuất glucose. AMPK là một enzyme quan trọng trong việc truyền tín hiệu insulin trong cơ thể và chuyển hóa glucose, mặc dù vẫn chưa biết Metformin làm tăng hoạt động của AMPK như thế nào. Tuy nhiên, Metformin làm tăng nồng độ AMP, có thể kích hoạt AMPK đồng đều ở mức cao.
Sitagliptin là thành viên của nhóm thuốc trị đái tháo đường gliptin. Cơ chế hoạt động của nó là thông qua ức chế dipeptidyl peptidase-4 (DPP-4), một loại enzyme có tác dụng làm suy giảm và làm bất hoạt peptide-1 giống glucagon (GLP-1). Mức GLP-1 tăng cao khi đáp ứng với Sitagliptin dẫn đến tăng giải phóng insulin sau bữa ăn và cải thiện khả năng dung nạp glucose. Đặc điểm này, cùng với việc không tăng cân khi điều trị, đã dẫn đến việc tăng cường sử dụng Sitagliptin như phương pháp điều trị bậc hai cho bệnh đái tháo đường tuýp 2.
10.2 Dược động học
| Sitagliptin | Metformin |
Hấp thu | Sinh khả dụng 87% Thức ăn không thay đổi hấp thu | Sinh khả dụng khi đói là 50-60% với liều 500mg Thức ăn làm giảm hấp thu |
Phân bố | Dùng liều 100mg thấy Thể tích phân bố là 198 lít ở người khỏe mạnh 38% gắn với protein huyết tương | Dùng liều 850mg thấy thể tích phân bố 654 ± 358L Gắn không đáng kể với protein huyết tương Nồng độ duy trì bền vững thường là <1mcg/mL trong 24-48 giờ |
Chuyển hóa | Bởi enzyme CYP3A4 và CYP2C8 | Không chuyển hóa ở gan |
Thải trừ | Qua nươc tieru, phân và ống thận Một lượng nhỏ qua chuyển hóa Với liều 100mg, nửa đời thải trừ và Độ thanh thải là 12,4 giờ và 350mL/phút | Qua ống thận Trong 24 giờ đầu, 90% lượng Metformin hấp thu bị đào thải Nửa đời thải trừ là 6,2 giờ trong huyết tương và 17,2 giờ trong máu |
11 Thuốc Sita-Met Tablets 50/1000 giá bao nhiêu?
Thuốc Sita-Met Tablets 50/1000 hiện nay đang được bán ở nhà thuốc online Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy, giá sản phẩm có thể đã được cập nhật ở đầu trang. Hoặc để biết chi tiết về giá sản phẩm cùng các chương trình ưu đãi, bạn có thể liên hệ với nhân viên nhà thuốc qua số hotline 1900 888 633 để được tư vấn thêm.
12 Thuốc Sita-Met Tablets 50/1000 mua ở đâu?
Thuốc Sita-Met Tablets 50/1000 Am Vi mua ở đâu chính hãng, uy tín nhất? Bạn có thể mang đơn mà bác sĩ có kê thuốc Sita-Met Tablets 50/1000 để mua thuốc trực tiếp tại nhà thuốc Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy tại địa chỉ: 85 Vũ Trọng Phụng, Thanh Xuân. Hoặc liên hệ qua số hotline/ nhắn tin trên website để được tư vấn sử dụng thuốc đúng cách.
13 Ưu điểm
- Viên uống tiện sử dụng và khi uống rất dễ dàng.
- Được đầy đủ chứng nhận, có nhà máy uy tín sản xuất, được nghiên cứu chất lượng cẩn thận, hiệu quả.
- Dùng đúng chỉ định thì thuốc mang đến hiệu quả tốt để giúp làm giảm đường huyết sau khi chế độ ăn và luyện tập đều đặn không kiểm soát được ở người đái tháo đường tuýp 2.
- So với Glimepiride, Sitagliptin cùng với Metformin như một phương pháp điều trị ban đầu đã dẫn đến những cải thiện lớn hơn đáng kể trong việc kiểm soát đường huyết và thay đổi trọng lượng cơ thể, với tỷ lệ hạ đường huyết thấp hơn trong hơn 30 tuần.[1]
- Ngoài việc cải thiện việc kiểm soát đường huyết, Sitagliptin+Metformin còn cải thiện chức năng tế bào β tốt hơn metformin đơn thuần.[2]
14 Nhược điểm
- Tiềm ẩn nhiều nguy cơ gặp tác dụng phụ.
- Chi phí dùng khá cao.
Tổng 4 hình ảnh
Tài liệu tham khảo
- ^ Tác giả Sang Soo Kim, In Joo Kim, Kwang Jae Lee, Jeong Hyun Park, Young Il Kim, Young Sil Lee, Sung Chang Chung, Sang Jin Lee (Ngày đăng 8 tháng 8 năm 2016). Efficacy and safety of sitagliptin/metformin fixed-dose combination compared with glimepiride in patients with type 2 diabetes: A multicenter randomized double-blind study, Pubmed. Truy cập ngày 21 tháng 12 năm 2023
- ^ Tác giả Giuseppe Derosa, Anna Carbone, Ivano Franzetti, Fabrizio Querci, Elena Fogari, Lucio Bianchi, Aldo Bonaventura, Davide Romano, Arrigo F G Cicero, Pamela Maffioli (Ngày đăng 9 tháng 6 năm 2012). Effects of a combination of sitagliptin plus metformin vs metformin monotherapy on glycemic control, β-cell function and insulin resistance in type 2 diabetic patients, Pubmed. Truy cập ngày 21 tháng 12 năm 2023