SisMyodine
Thuốc kê đơn
Thuốc kê đơn quý khách vui lòng điền thông tin/ chat vào phần liên hệ này để dược sĩ tư vấn và đặt hàng
Thương hiệu | Vinphaco (Dược phẩm Vĩnh Phúc), Công ty Cổ phần Dược phẩm Vĩnh Phúc |
Công ty đăng ký | Công ty Cổ phần Dược phẩm Vĩnh Phúc |
Số đăng ký | VD-30602-18 |
Dạng bào chế | Viên nén bao đường |
Quy cách đóng gói | Hộp 10 vỉ x 10 viên |
Hoạt chất | Eperison hydrochlorid |
Xuất xứ | Việt Nam |
Mã sản phẩm | aa4534 |
Chuyên mục | Thuốc Cơ - Xương Khớp |
Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi tại đây
- Chi tiết sản phẩm
- Hỏi & Đáp 0
- Đánh giá 0
Thuốc SisMyodine được chỉ định để điều trị các trường hợp liệt cứng, cải thiện các triệu chứng tăng trương lực cơ liên quan đến các bệnh như viêm quanh khớp vai, hội chứng đốt sống cổ. Trong bài viết này, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) xin gửi đến bạn đọc cách sử dụng và các lưu ý khi dùng thuốc SisMyodine.
1 Thành phần
Thành phần cho một viên nén SisMyodine 50mg
Dược chất: Eperison hydroclorid 50mg.
Ngoài ra còn có thêm các tá dược: Lactose, PVP - K30, Tinh bột ngô, Talc, đường, magnesi stearat, titan dioxide, calci carbonat,.... vừa đủ 1 viên
Dạng bào chế: Viên nén bao đường.
2 Tác dụng - Chỉ định của thuốc SisMyodine
2.1 Dược lực học
Eperison hydroclorid tác động lên hệ thần kinh trung ương và trên cơ trơn của mạch máu do đó có tác dụng làm giãn cơ vân và giãn mạch. Thuốc có tác dụng cải thiện các triệu chứng có liên quan đến tăng trương lực cơ do có khả năng cắt đứt vòng xoắn bệnh lý của sự co thắt cơ vân.
Eperison hydroclorid tác động lên tủy sống từ đó làm giảm các phản xạ tủy và gây giãn cơ vân. Ngoài ra, nó còn có tác dụng làm tăng tuần hoàn máu do làm giãn mạch. Eperison hydroclorid làm cắt vòng xoắn bệnh lý bao gồm co cơ gây rối loạn tuần hoàn từ đó gây đay và làm tăng trương lực cơ.
Eperison hydroclorid đã được chứng minh có hiệu quả trong việc cải thiện các triệu chứng do tăng trương lực cơ như đau đốt sống cổ, nhức đầu, vai co cứng, chong mặt, co các đầu chi, đau thắt lưng, viêm quanh khớp vai.
2.2 Dược động học
Eperison hydroclorid sử dụng bằng đường uống với liều 150 mg một ngày và sử dụng trong 14 ngày liên tục. Khi đo nồng độ vào các ngày thứ nhất, 8, 14 thì thời gian trung bình để nồng độ đạt đỉnh là khoảng 1,6 - 1,9 giờ.
Thời gian bán thải của thuốc là 1,6 - 1,8 giờ.
2.3 Chỉ định thuốc SisMyodine
Công dụng của thuốc SisMyodine là gì? Thuốc SisMyodine có tác dụng cải thiện các triệu chứng tăng trương lực cơ liên quan đến các bệnh như viêm quanh khớp vai, hội chứng đốt sống cổ, đau cột sống thắt lưng.
Ngoài ra thuốc còn có tác dụng trong các trường hợp liệt cứng liên quan đến các bệnh như liệt cứng do tủy, bệnh mạch máu não, di chứng sau phẫu thuật (có bao gồm u não tủy), thoái hóa đốt sống cổ, di chứng sau chấn thương (chấn thương vùng đầu, chấn thương tủy), bại não, xơ cứng cột bên teo cơ, thoái hóa tủy, bệnh mạch máu tủy và một số bệnh lý não tủy khác.
==>> Bạn đọc có thể xem thêm thuốc: [CHÍNH HÃNG] Thuốc Davita Bone Plus - Cho xương chắc khỏe
3 Liều dùng - Cách dùng thuốc SisMyodine
3.1 Liều dùng thuốc SisMyodine
Người lớn: Liều thông thường là 50 mg/lần, uống 3 lần/ngày sau ăn.
Liều lượng của thuốc cần được điều chỉnh theo tuổi và mức độ trầm trọng của bệnh.
Trẻ em: Chưa có nghiên cứu trên đối tượng này do đó nhà sản xuất khuyến cáo không sử dụng thuốc này cho trẻ em.
Người lớn tuổi: 50 mg/lần x 3 lần/ngày. Tuy nhiên nếu bệnh nhân có cân nặng thấ[ hoặc đang trong quá trình giảm cân thì cần phải giảm liều.
Thận trọng khi sử dụng cho bệnh nhân suy giảm chức năng thận.
Với bệnh nhân suy giảm chức năng gan: cần giảm liều trên những bệnh nhân này.
3.2 Cách dùng thuốc SisMyodine hiệu quả
Không nghiền hoặc nhai thuốc, uống thuốc với một lượng nước vừa đủ.
Nên uống thuốc sau bữa ăn để đạt hiệu quả tối ưu.
4 Chống chỉ định
Không sử dụng thuốc với những bệnh nhân mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc SisMyodine.
==>> Bạn đọc có thể tham khảo thêm thuốc: [CHÍNH HÃNG] Thuốc Osbifin 20mg điều trị viêm khớp dạng thấp
5 Tác dụng phụ của thuốc SisMyodine
Trong quá trình sử dụng thuốc, có thể gặp một số tác dụng không mong muốn như
- Sốc phản vệ và một số triệu chứng đã được báo cáo khi sử dụng eperison hydroclorid như ngứa, mẩn đỏ, nổi mề đay, khó thở,...
- Hội chứng Steven - Johnson, hội chứng TEN (hội chứng hoại tử biểu bì nhiễm độc) đây là các phản ứng quá mẫn trên da ở mức độ nặng do đó cần phải theo dõi chặt chẽ khi sử dụng thuốc, các triệu chứng cần theo dõi như mụn nước, sốt, ngứa, mẩn đỏ,..
Một số tác dụng không mong muốn khác
- Hệ tiêu hóa: buồn nôn, nôn, đau bụng, táo bón, tiêu chảy, khô miệng, đầy bụng.
- Trên gan: AST, ALT, ALP tăng cao hơn mức bình thường.
- Trên thận: protein niệu tăng cao hơn mức bình thường.
- Hệ thần kinh: tê bì chân tay, nhức đầu, co cứng.
- Trên da: ban đỏ, ngứa, phát ban.
- Hệ tiết niệu: tiểu không tự chủ, bí tiểu, rối loạn hệ tiết niệu.
- Một số tác dụng phụ khác: Mệt mỏi, chóng mặt, đổ mồ hôi, đầu óc choáng váng, quay cuồng, thiếu máu,...
6 Tương tác
Tolperison hydroclorid là một hợp chất có cấu trúc tương tự Eperison hydroclorid. Khi sử dụng methcarbamol cùng với Tolperison hydroclorid xuất hiện tình trạng rối loạn điều tiết mắt.
7 Lưu ý khi sử dụng và bảo quản
7.1 Lưu ý và thận trọng
Không sử dụng thuốc khi thấy có các dấu hiệu bất thường như ẩm, mốc.
Chỉ sử dụng thuốc theo đơn của bác sĩ, tuyệt đối không được tự ý tăng hoặc giảm liều.
Thận trọng khi sử dụng cho người cao tuổi vì chức năng sinh lý bị suy giảm.
Cần giảm liều khi sử dụng cho bệnh nhân có cân nặng thấp hoặc người đang trong quá trình giảm cân.
Trong thành phần của thuốc có đường và lactose, với những bệnh nhân không dung nạp được Lactose do yếu tố di truyền, thiếu Lapp lactase hoặc kém hấp thu Glucose - galactose cần thận trọng.
Cần thận trọng khi sử dụng thuốc vì trong thành phần có chứa vàng tartrazin có thể gây các phản ứng quá mẫn cho bệnh nhân.
Eperison hydroclorid có thể gây buồn ngủ, mệt mỏi, nhức đầu trong quá trình sử dụng. Do đó, có thể ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy móc
7.2 Lưu ý sử dụng trên phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú
Phụ nữ có thai: Chưa có báo cáo về sự an toàn khi sử dụng Eperison hydroclorid với phụ nữ có thai. Chỉ sử dụng thuốc khi đánh giá được lợi ích lớn hơn nguy cơ có thể xảy ra đối với thai nhi.
Phụ nữ đang cho con bú: Nhà sản xuất khuyến cáo không nên sử dụng thuốc trên đối tượng này. Trường hợp cần thiết phải dùng thuốc, người mẹ phải ngừng cho con bú.
7.3 Xử trí khi gặp tác dụng phụ của thuốc
Trong quá trình sử dụng thuốc, bệnh nhân cần được theo dõi các chức năng gan, thận và được làm các xét nghiệm về huyết học.
Ngừng sử dụng thuốc khi thấy có các dấu hiệu bất thường và đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.
7.4 Bảo quản
Để xa thuốc khỏi tầm tay của trẻ em.
Bảo quản thuốc ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp, nhiệt độ dưới 30 độ C.
8 Nhà sản xuất
SĐK: VD-30602-18
Nhà sản xuất: Công ty cổ phần dược phẩm Vĩnh Phúc
Đóng gói: Hộp 10 vỉ x 10 viên.
9 Thuốc SisMyodine giá bao nhiêu?
Thuốc SisMyodine hiện nay đang được bán ở nhà thuốc online Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy, giá sản phẩm có thể đã được cập nhật ở đầu trang. Hoặc để biết chi tiết về giá sản phẩm cùng các chương trình ưu đãi, bạn có thể liên hệ với nhân viên nhà thuốc qua số hotline 1900 888 633 để được tư vấn thêm.
10 Thuốc SisMyodine mua ở đâu?
Giá thuốc SisMyodine 50mg là bao nhiêu? Thuốc SisMyodine mua ở đâu chính hãng, uy tín nhất? Bạn có thể mang đơn mà bác sĩ có kê thuốc SisMyodine để mua thuốc trực tiếp tại nhà thuốc Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy tại địa chỉ: Ngõ 116, Nhân Hòa, Thanh Xuân. Hoặc liên hệ qua số hotline/ nhắn tin trên website để được tư vấn sử dụng thuốc đúng cách.
11 Ưu nhược điểm của thuốc SisMyodine
11.1 Ưu điểm
- Là sản phẩm của công ty Cổ phần Dược phẩm Vĩnh Phúc có hơn 60 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất và phân phối thuốc. Nhà máy sản xuất đạt tiêu chuẩn GMP đảm bảo đem đến cho người tiêu dùng những sản phẩm chất lượng nhất.
- Sản phẩm được bào chế dưới dạng viên nén bao đường nên có vị ngọt, che dấu được mùi vị khó chịu của dược chất, giúp bệnh nhân dễ dàng sử dụng.
- Khi kết hợp Eperison hydroclorid cùng với Ibuprofen có khả năng làm giảm đau trong trường hợp đau lưng cấp tính không kèm theo co thắt cơ. [1].
- Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng Eperison hydroclorid có hiệu quả và được dung nạp tốt để điều trị bệnh nhân bị co thắt cơ xương cấp tính có kèm theo đau thắt lưng. [2].
11.2 Nhược điểm
- Thuốc phải sử dụng nhiều lần trong ngày do đó có thể dẫn đến tình trạng quên liều.
- Một số tác dụng không mong muốn có thể xảy ra trong quá trình sử dụng thuốc.
Tổng 11 hình ảnh
Tài liệu tham khảo
- ^ Tác giả Rizaldy Taslim Pinzon, Vincent Ongko Wijaya, Dessy Paramitha, Raymondus Rangga Bagaskara (Ngày đăng 16 tháng 11 năm 2020). Effects of Eperisone Hydrochloride and Non-Steroid Anti-Inflammatory Drugs (NSAIDs) for Acute Non-Specific Back Pain with Muscle Spasm: A Prospective, Open-Label Study, PubMed. Truy cập ngày 8 tháng 9 năm 2022
- ^ Tác giả Chandanwale, Chopra , Goregaonkar, B Medhi, V Shah, S Gaikwad, DG Langade, S Maroli, SC Mehta, Một Naikwadi, DR Pawar (Ngày đăng tháng 10 năm 2011). Evaluation of eperisone hydrochloride in the treatment of acute musculoskeletal spasm associated with low back pain: a randomized, double-blind, placebo-controlled trial, PubMed. Truy cập ngày 8 tháng 9 năm 2022