Siloxogene
Thuốc kê đơn
Thuốc kê đơn quý khách vui lòng điền thông tin/ chat vào phần liên hệ này để dược sĩ tư vấn và đặt hàng
Thương hiệu | RPG Lifesciences, RPG Life Sciences |
Công ty đăng ký | RPG Life Sciences |
Số đăng ký | VN-9364-09 |
Dạng bào chế | Viên nén |
Quy cách đóng gói | Hộp 10 vỉ x 10 viên |
Hoạt chất | Simethicone, Magnesium Hydroxide, Nhôm Hydroxit (Aluminium hydroxide) |
Xuất xứ | Ấn Độ |
Mã sản phẩm | pk1473 |
Chuyên mục | Thuốc Điều Trị Viêm Loét Dạ Dày - Tá Tràng |
Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi tại đây
- Chi tiết sản phẩm
- Hỏi & Đáp 0
- Đánh giá 0
1 Siloxogene là thuốc gì?
Mỗi viên nén Siloxogene chứa:
- Aluminium Hydroxide: 300 mg
- Magnesi Hydroxide: 150 mg
- Simethicone: 40 mg.
- Tá dược: Vừa đủ
Dạng bào chế: Viên nén
![Thuốc Siloxogene - Điều trị các triệu chứng tăng tiết acid dạ dày, ợ nóng, ợ chua](/images/item/Siloxogene-1.jpg)
2 Tác dụng - Chỉ định của Siloxogene
Thuốc Siloxogene được chỉ định trong điều trị viêm loét Đường tiêu hóa, các triệu chứng tăng tiết acid dạ dày với các biểu hiện như ợ nóng, ợ chua, rối loạn tiêu hóa, đầy hơi.
Ngoài ra, Siloxogene còn được sử dụng để điều trị tình trạng không dung nạp quá mức đối với thức ăn và đồ uống.
==>> Xem thêm thuốc: Thuốc Lampar 5mg điều trị triệu chứng nóng ruột, buồn nôn do viêm dạ dày, trào ngược thực quản.
3 Liều dùng - Cách dùng thuốc Siloxogene
Nhai thật kỹ viên nén Siloxogene trước khi nuốt
Đối với người trưởng thành: Nhai 1- 2 viên Siloxogene/ lần, 3-4 lần/ ngày, dùng sau bữa ăn
Đối với trẻ em > 6 tuổi: 1/2 liều của người trưởng thành.
4 Chống chỉ định
Người bị quá mẫn với các thành phần trong thuốc Siloxogene
Trẻ em dưới 6 tuổi.
Bệnh nhân bị thiếu hoặc giảm acid dịch vị, người bị bệnh viêm ruột thừa, hẹp môn vị.
5 Tác dụng phụ
Các tác dụng phụ có thể gặp khi dùng Siloxogene bao gồm: táo bón nhẹ, tiêu chảy, đau dạ dày, buồn nôn/ nôn, phân có tình trạng nhạt màu hoặc các vết lốm đốm
Thông báo ngay với bác sĩ nếu thấy xuất hiện bất kỳ trạng thái bất thường nào sau khi dùng thuốc Siloxogene
6 Tương tác
Siloxogene có thể gây tương tác và làm giảm khả năng hấp thu của các thuốc như Acetaminophen, Alendronate, Cefpodoxime, Tetracycline, các anticholinergic, Indomethacin, Digoxin, Vitamin A,... vì vậy cần tránh sử dụng đồng thời.
==>> Xem thêm thuốc: Thuốc Phalu-Gel - Đau dạ dày, tá tràng không còn là nỗi lo
7 Lưu ý khi sử dụng và bảo quản thuốc Siloxogene
7.1 Lưu ý và thận trọng
Thận trọng khi dùng thuốc Siloxogene cho đối tượng là bệnh nhân bị suy thận, người có chế độ ăn không cung cấp đủ lượng phospho cần thiết
Sử dụng đúng liều Siloxogene đã khuyến cáo, thông báo với bác sĩ trước khi ngừng dùng thuốc.
Kiểm tra hạn dùng thuốc Siloxogene trước khi uống, không dùng khi thuốc hết hạn và đã bị hỏng.
Không dùng thuốc Siloxogene khi xuất hiện các dấu hiệu viêm ruột, viêm ruột thừa.
7.2 Lưu ý sử dụng trên phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú
Tham khảo ý kiến của chuyên gia y tế trước khi dùng Siloxogene cho đối tượng là phụ nữ có thai và cho con bú.
7.3 Xử trí khi quá liều
Khi phát hiện sử dụng quá liều thuốc Siloxogene, cần đưa ngay bệnh nhân đến bệnh viện để tiến hành điều trị các triệu chứng.
7.4 Bảo quản
Siloxogene nên được bảo quản ở nơi khô ráo, nhiệt độ bảo quản dưới 30 độ C.
8 Sản phẩm thay thế
Trong trường hợp thuốc Siloxogene hết hàng, quý khách có thể tham khảo các thuốc sau:
- Thuốc Aluminium Phosphat gel Stada do Công ty liên doanh TNHH Stada Việt Nam nghiên cứu và sản xuất, thuốc được bào chế ở dạng hỗn dịch uống và có quy cách là 20 gói.
- Thuốc Bosphagel B do Công ty Cổ phần Dược phẩm Boston nghiên cứu và sản xuất, thuốc có quy cách đóng gói là 30 gói x 20g
9 Cơ chế tác dụng
9.1 Dược lực học
Aluminium Hydroxide giúp trung hòa axit nhờ phản ứng với acid hydrochloric trong dạ dày, từ đó làm dịu các triệu chứng của bệnh lý dạ dày như trào ngược axit, loét dạ dày, hoặc viêm loét tá tràng. Bên cạnh đó, aluminium hydroxide cũng có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày, giảm sự kích thích và viêm do acid gây ra
Magnesium Hydroxide điều trị các vấn đề liên quan đến dạ dày như loét dạ dày, trào ngược axit, và táo bón cũng nhờ vào cơ chế trung hòa axit dạ dày. Khi vào cơ thể, magnesium hydroxide phản ứng với axit hydrochloric, giúp giảm độ axit trong dạ dày, từ đó làm dịu các triệu chứng khó chịu như ợ nóng và đau dạ dày đồng thời magnesium hydroxide còn có tác dụng nhuận tràng nhẹ, giúp điều trị táo bón.
Simethicone có khả năng phá vỡ các bọt khí trong đường tiêu hóa, hoạt động như một chất làm giảm bề mặt căng của bọt khí. Simethicone giúp các bong bóng khí nhỏ kết lại với nhau thành những bong bóng lớn hơn, dễ dàng thoát ra khỏi cơ thể qua việc ợ hoặc đi ngoài, giảm cảm giác đầy bụng, khó tiêu và đau bụng do khí. [1]
9.2 Dược động học
Các hoạt chất trong thuốc Siloxogene đều không hấp thu vào cơ thể mà chỉ hoạt động tại chỗ trong đường tiêu hóa, sau đó được đào thải ra bên ngoài qua phân.
10 Thuốc Siloxogene giá bao nhiêu?
Thuốc Siloxogene hiện nay đang được bán ở nhà thuốc online Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy, giá sản phẩm có thể đã được cập nhật ở đầu trang. Hoặc để biết chi tiết về giá sản phẩm cùng các chương trình ưu đãi, bạn có thể liên hệ với dược sĩ đại học của nhà thuốc qua số hotline hoặc nhắn tin trên zalo, facebook.
11 Thuốc Siloxogene mua ở đâu?
Thuốc Siloxogene mua ở đâu chính hãng, uy tín nhất? Bạn có thể mang đơn mà bác sĩ có kê thuốc Siloxogene để mua thuốc trực tiếp tại nhà thuốc Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy tại địa chỉ: 85 Vũ Trọng Phụng, Thanh Xuân. Hoặc liên hệ qua số hotline/ nhắn tin trên website để được tư vấn sử dụng thuốc đúng cách.
12 Ưu điểm
- Thuốc Siloxogene được sản xuất trên dây chuyền hiện đại của RPG Life Sciences, đảm bảo an toàn về chất lượng
- Siloxogene có dạng viên nén, đóng thành từng vỉ nên rất tiện lợi khi sử dụng.
13 Nhược điểm
- Thuốc Siloxogene có thể gây ra các tác dụng phụ như táo bón nhẹ, tiêu chảy, đau dạ dày, buồn nôn/ nôn,...
Tổng 5 hình ảnh
![siloxogene 2 J3262 siloxogene 2 J3262](https://trungtamthuoc.com/images/products/siloxogene-2-j3262.jpg)
![siloxogene 3 U8040 siloxogene 3 U8040](https://trungtamthuoc.com/images/products/siloxogene-3-u8040.jpg)
![siloxogene 4 G2261 siloxogene 4 G2261](https://trungtamthuoc.com/images/products/siloxogene-4-g2261.jpg)
![siloxogene 5 A0214 siloxogene 5 A0214](https://trungtamthuoc.com/images/products/siloxogene-5-a0214.jpg)
![siloxogene 6 E1886 siloxogene 6 E1886](https://trungtamthuoc.com/images/products/siloxogene-6-e1886.jpg)
Tài liệu tham khảo
- ^ Tác giả Drugbank (Ngày đăng 13/6/2005), Simethicone. Drugbank. Truy cập ngày 14 tháng 2 năm 2025