Sifrol 0,375mg
Thuốc kê đơn
Thuốc kê đơn quý khách vui lòng điền thông tin/ chat vào phần liên hệ này để dược sĩ tư vấn và đặt hàng
Thương hiệu | Boehringer Ingelheim, Boehringer Ingelheim |
Công ty đăng ký | Boehringer Ingelheim |
Số đăng ký | VN-15736-12 |
Dạng bào chế | Viên nén |
Quy cách đóng gói | Hộp 3 vỉ x 10 viên |
Hoạt chất | Pramipexole |
Xuất xứ | Đức |
Mã sản phẩm | aa3003 |
Chuyên mục | Thuốc Thần Kinh |
Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi tại đây
Biên soạn: Dược sĩ Khánh Linh
Dược sĩ Đại học Y Dược - Đại học Quốc gia Hà Nội
Ngày đăng
Cập nhật lần cuối:
Lượt xem: 1617 lần
- Chi tiết sản phẩm
- Hỏi & Đáp 0
- Đánh giá 0
Thuốc Sifrol được chỉ định để điều trị các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh Parkinson vô căn. Trong bài viết này, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) xin gửi đến bạn đọc cách sử dụng và các lưu ý khi dùng thuốc Siflol
1 Thành phần của thuốc Sifrol 0,375mg
Thành phần
Thành phần hoạt chất: Pramipexole dihydrochloride monohydrate 0.375 mg tương đương với pramipexole 0.26mg.
Tá dược vừa đủ một viên.
Dạng bào chế: Viên nén.
2 Tác dụng - Chỉ định của thuốc Sifrol 0,375mg
2.1 Tác dụng của thuốc Sifrol 0,375mg
Thuốc Sifrol có thể được dùng đơn trị liệu hoặc kết hợp với Levodopa để điều trị các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh Parkinson vô căn.
Dược lực học:
Hoạt chất pramipexole có khả năng làm giảm bớt các khiếm khuyết vận động của bệnh nhân Parkinson bằng cách kích thích các thụ thể dopamin trong thể vân của cơ thể. Pramipẽol là chất đồng vận dopamin gắn kết đặc hiệu và chọn lọc với thụ thể D3 và có hoạt tính nội tại hoàn toàn.
Dược động học
- Hấp thu: Sinh khả dụng của thuốc Sifrol lớn hơn 90%, thuốc được hấp thu nhanh và hoàn toàn sau khi uống, nồng độ đỉnh trong huyết tương đạt được sau khoảng 6 tiếng tính từ khi bắt đầu sử dụng thuốc.
- Chuyển hóa: pramipexole chỉ được chuyển hóa với một mức độ nhỏ.
- Thải trừ: thuốc được thải trừ chủ yếu qua thận dưới dạng không chuyển hóa.
- Phân bố: Khoảng 15% pramipexole liên kết với protein huyết tương.
Khi sử dụng thuốc cùng với thức ăn thì sinh khả dụng của thuốc ít bị ảnh hưởng.
2.2 Chỉ định thuốc Sifrol 0,375mg
Sifrol là thuốc gì?
Thuốc Sifrol được chỉ định để điều trị các triệu chứng hoặc dấu hiệu ở bệnh nhân Parkinson vô căn (có thể đơn trị liệu hoặc phối hợp cùng với levodopa).
==>> Xem thêm thuốc có cùng hoạt chất: [CHÍNH HÃNG] Vitabella Green Living Brain - Tăng tuần hoàn máu não
3 Liều dùng - Cách dùng thuốc Sifrol 0,375mg
3.1 Liều dùng thuốc Sifrol 0,375mg
Được bào chế dưới dạng viên nén phóng thích chậm nên Sifrol được dùng duy nhất một lần trong ngày.
Khởi đầu: 0,375mg tương đương 1 viên mỗi ngày, sau đó nếu bệnh nhân không bị gặp các tác dụng phụ quá khó chịu thì có thể tăng liều sau 5-7 ngày điều trị để đạt được liều có tác dụng điều trị tối đa.
Duy trì: Liều dùng trong khoảng 0,375mg dạng muối đến tối đa 4,5mg dạng muối tùy thuộc vào từng bệnh nhân.
Khi ngừng điều trị: cần giảm liều từ từ vì nếu dừng đột ngột có thể xuất hiện các hội chứng ác tính do thuốc chống loạn thần. Nên giảm liều pramipexole ở mức 0,75mg dạng muối mỗi ngày cho đến khi liều hàng ngày còn 0,75mg dạng muối. Tiếp đó, mỗi ngày nên giảm liều bớt 0,375mg dạng muối.
3.2 Sử dụng thuốc Sifrol 0,375mg như thế nào để đạt hiệu quả tối ưu?
Nên uống thuốc với một lượng nước thích hợp. Nên nuốt cả viên thuốc, không được nhai, nghiền nát.
Nên dùng thuốc tại một thời điểm nhất định trong ngày.
Thuốc Sifrol có thể sử dụng được cả lúc đói và lúc no.
4 Chống chỉ định
Không sử dụng thuốc Sifrol cho bệnh nhân quá mẫn với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
==>> Bạn đọc có thể tham khảo thêm thuốc: [CHÍNH HÃNG] Thuốc Ginkgo Biloba 2000 Healthy Care - Cải thiện trí óc
5 Tác dụng phụ của thuốc Sifrol 0,375mg
Một số tác dụng không mong muốn có thể xảy ra khi dùng thuốc Sifrol:
Ảo giác, rối loạn vận động có thể xảy ra khi phối hợp Sifrol với levodopa.
Suy tim, hạ huyết áp, hay quên.
Mệt mỏi, chóng mặt, tăng động, cơn mê sảng.
Ăn nhiều, mất ngủ, giảm cảm giác ngon miệng, giảm ham muốn tình dục.
Rối loạn thị lực, nhìn mờ, nhìn đôi.
Bạn cần thông báo ngay cho bác sĩ điều trị khi gặp bất kì tác dụng bất thường nào để có hướng xử trí kịp thời.
6 Tương tác thuốc
Pramipexole có thể làm giảm độ thanh thải của cimetidin và amantadin. Do đó, cần giảm liều thuốc này khi dùng cùng với pramipexole.
Các thuốc chống loạn thần: nên tránh việc sử dụng pramipexole với các thuốc chống loạn thần vì có thể làm tăng nguy cơ xuất hiện tác dụng phụ trên người bệnh.
7 Lưu ý khi sử dụng và bảo quản
7.1 Lưu ý và thận trọng
Đối với bệnh nhân suy thận: Cần điều chỉnh liều cho phù hợp.
Tác dụng phụ của thuốc là gây buồn ngủ do đó điều này có thể ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy móc, do đó cần thông báo cho bệnh nhân biết.
Bệnh nhân nên được kiểm tra định kỳ để có thể phát hiện cơn hưng cảm khởi phát và mê sảng trên bệnh nhân.
Thuốc Sifrol chỉ nên sử dụng cho bệnh nhân có rối loạn tâm thần nếu như lợi ích thu được lớn hơn nguy cơ.
Tránh việc sử dụng đồng thời các thuốc loạn thần cùng với pramipexole.
Nếu có bất thường về thị lực, cần kiểm tra sớm.
Thận trọng khi sử dụng pramipexole với bệnh nhân có bệnh tim mạch nặng vì nguy cơ gây hạ huyết áp tư thế đứng.
7.2 Lưu ý sử dụng trên phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú
Tốt nhất không nên dùng Sifrol trong thai kỳ trừ khi lợi ích lớn hơn tác dụng không mong muốn có thể xảy ra.
7.3 Làm gì khi quá liều thuốc Sifrol?
Các biến cố bất lợi có thể gặp là: buồn nôn, nôn, hạ huyết áp, ảo giác, tăng động. Cần đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế nếu gặp bất kỳ dấu hiệu nào.
7.4 Bảo quản
Bảo quản ở nơi thoáng mát, dưới 30 độ C.
Để xa tầm tay của trẻ em.
8 Nhà sản xuất
SĐK: VN-15736-12
Nhà sản xuất: Boehringer Ingelheim pharma
Đóng gói: Hộp 3 vỉ x 10 viên.
9 Thuốc Sifrol 0,375mg có giá như thế nào?
Sifrol giá bao nhiêu? Thuốc Sifrol hiện nay đang được bán ở nhà thuốc online Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy, giá sản phẩm có thể đã được cập nhật ở đầu trang. Hoặc để biết chi tiết về giá sản phẩm cùng các chương trình ưu đãi, bạn có thể liên hệ với nhân viên nhà thuốc qua số hotline 1900 888 633 để được tư vấn thêm.
10 Thuốc Sifrol 0,375mg mua ở đâu?
Thuốc Sifrol mua ở đâu chính hãng, uy tín nhất? Bạn có thể mang đơn mà bác sĩ có kê thuốc Sifrol để mua thuốc trực tiếp tại nhà thuốc Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy tại địa chỉ: Ngõ 116, Nhân Hòa, Thanh Xuân. Hoặc liên hệ qua số hotline/ nhắn tin trên website để được tư vấn sử dụng thuốc đúng cách.
11 Ưu nhược điểm của thuốc Sifrol 0,375mg
11.1 Ưu điểm
- Thuốc Sifrol được bào chế dưới dạng viên nén phóng thích chậm do đó chỉ cần dùng một lần duy nhất trong ngày. Giảm tình trạng quên liều khi sử dụng thuốc.
- Được sản xuất tại công ty Boehringer Ingelheim- là một trong những công ty hàng đầu thế giới về các sản phẩm chăm sóc sức khỏe.
- Pramiexole có thể được sử dụng để điều trị hội chứng chân không yên ở người lớn. [1]
- Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng pramipexole có hiệu quả trong điều trị trầm cảm lưỡng cực và trầm cảm kháng trị. [2]
- Pramipexole có thể làm giảm khả năng dung nạp Morphin và rút ngắn thời gian của các triệu chứng cai nghiện. [3]
11.2 Nhược điểm
- Theo nhà sản xuất, không có thuốc giải độc khi bạn sử dụng quá liều pramipexole.
- Giá thành cao.
- Có thể có trường hợp buồn ngủ đột xuất mà không có dấu hiệu báo trước. [4].
- Có thể xuất hiện các hội chứng ác tính khi ngừng thuốc đột ngột.
Tổng 12 hình ảnh
Tài liệu tham khảo
- ^ Tác giả Paul L McCormack, M Asif A Siddiqui (Ngày đăng năm 2007). Pramipexole: in restless legs syndrome, PubMed. Truy cập ngày 22 tháng 8 năm 2022
- ^ Tác giả Rémi Moirand, Filipe Galvao, Clément Dondé (Ngày tháng 11 năm 2019). Pramipexole and Selegiline Combination Therapy in a Case of Treatment-Resistant Depression, PubMed. Truy cập ngày 22 tháng 8 năm 2022
- ^ Tác giả Helen M Rodgers, Szu-Aun Lim, Jacob Yow, Mai-Lynne Dinkins, Ryan Patton, Stefan Clemens, Kori L Brewer (Ngày đăng tháng 7 năm 2020). Dopamine D 1 or D 3 receptor modulators prevent morphine tolerance and reduce opioid withdrawal symptoms, PubMed. Truy cập ngày 22 tháng 8 năm 2022
- ^ Tác giả Dirk Deleu, Margaret G Northway , Yolande Hanssens (Ngày đăng năm 2002). Clinical pharmacokinetic and pharmacodynamic properties of drugs used in the treatment of Parkinson's disease, PubMed. Truy cập ngày 22 tháng 8 năm 2022