1 / 7
thuoc savizentac 150mg 1 K4085

SaViZentac 150mg

File PDF hướng dẫn sử dụng: Xem

Thuốc kê đơn

Thuốc kê đơn quý khách vui lòng điền thông tin/ chat vào phần liên hệ này để dược sĩ tư vấn và đặt hàng

Thương hiệuCông ty cổ phần Dược phẩm SaVi - Savipharm, Công ty cổ phần dược phẩm Sa Vi. (Savipharm J.S.C)
Công ty đăng kýCông ty cổ phần dược phẩm Sa Vi. (Savipharm J.S.C)
Số đăng kýVD-18348-13
Dạng bào chếViên nén dài bao phim
Quy cách đóng góiHộp 3 vỉ x 10 viên
Hoạt chấtRanitidine
Xuất xứViệt Nam
Mã sản phẩmvt1020
Chuyên mục Thuốc Điều Trị Viêm Loét Dạ Dày - Tá Tràng

Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi tại đây

Dược sĩ Thu Hiền Biên soạn: Dược sĩ Thu Hiền
Dược sĩ lâm sàng

Ngày đăng

Cập nhật lần cuối:

1 Thành phần

Mỗi viên thuốc SaViZentac 150mg, chứa:

  • Ranitidine (dạng HCl): 150mg
  • Tá dược vừa đủ 1 viên

Dạng bào chế: Viên nén dài bao phim.

2 Tác dụng - Chỉ định của thuốc SaViZentac 150mg

Thuốc SaViZentac 150mg chứa Ranitidine được sử dụng để điều trị các bệnh như loét tá tràng, loét dạ dày lành tính, loét sau phẫu thuật, trào ngược thực quản và hội chứng Zollinger-Ellison [1]. Thuốc còn giúp giảm tiết dịch vị và acid dạ dày trong các trường hợp cần thiết. SaViZentac cũng được dùng để phòng ngừa chảy máu dạ dày-ruột do loét stress ở bệnh nhân nặng, ngăn ngừa tái phát chảy máu ở người bị loét dạ dày-tá tràng có xuất huyết, và dự phòng hít phải acid dạ dày trong quá trình gây mê toàn thân, đặc biệt với phụ nữ mang thai đang chuyển dạ. Ngoài ra, Ranitidine còn hỗ trợ giảm các triệu chứng khó tiêu.

Thuốc SaViZentac 150mg điều trị loét tá tràng, loét dạ dày lành tính
Thuốc SaViZentac 150mg điều trị loét tá tràng, loét dạ dày lành tính

==>> Xem thêm thuốc có cùng hoạt chất: Thuốc Ranitidin 150mg Khapharco điều trị loét dạ dày, tá tràng, trào ngược dạ dày

3 Liều dùng - Cách dùng thuốc SaViZentac 150mg

3.1 Liều dùng

Chỉ địnhLiều dùng
Người lớn

1 viên x 2 lần/ngày hoặc 1 viên x 1 lần/ngày.

Loét dạ dày tá tràng: 4-8 tuần, loét do NSAID 8 tuần, viêm dạ dày mãn tính đến 6 tuần.

Liều duy trì: 1 viên/ngày vào buổi tối.

Trẻ em

      2-4 mg/kg/ngày, chia 2 lần, tối đa 2 viên/ngày.   

Điều trị loét dạ dày tá tràng có vi khuẩn Helicobacter pylori  

Kết hợp Amoxicillin + metronidazol + ranitidine trong 2 tuần, sau đó ranitidine thêm 2 tuần 

Phòng loét do NSAID 

1 viên x 2 lần/ngày. 

Trào ngược dạ dày thực quản

1 viên x 2 lần/ngày hoặc 2 viê n 1 lần/ngày, 8-12 tuần, sau đó duy trì liều thấp. 

Hội chứng Zollinger-Ellison 

1 viên x 3 lần/ngày, có thể tăng liều. 

Phòng hít acid trong chuyển dạ, phẫu thuật 

Khi chuyển dạ: uống 1 viên ngay, sau đó mỗi 6 giờ uống 1 lần.

Trước phẫu thuật: tiêm bắp hoặc tĩnh mạch chậm 50 mg (pha loãng 20 ml, tiêm trong ít nhất 2 phút) khoảng 45-60 phút trước gây mê; hoặc uống 1 viên 2 giờ trước gây mê, có thể uống thêm 1 viên tối trước đó.

3.2 Cách dùng

Dùng thuốc trực tiếp bằng đường uống.

4 Chống chỉ định

Người có phản ứng dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc SaViZentac 150mg.

Người mắc bệnh rối loạn chuyển hóa porphyrin.

==>> Bạn đọc có thể tham khảo thêm: Thuốc Kantacid 150 được sử dụng để điều trị viêm loét dạ dày tá tràng

5 Tác dụng phụ

5.1 Thường gặp

Buồn nôn, nôn, đau dạ dày, tiêu chảy hoặc táo bón [2].

5.2 Nghiêm trọng 

Đau dạ dày, mất ngon ăn.

Nước tiểu màu tối, vàng da hoặc vàng mắt.

Sốt, ớn lạnh, ho có đờm, đau ngực, khó thở.

Nhịp tim bất thường (nhanh hoặc chậm).

Dễ bầm tím hoặc chảy máu.

Vấn đề về da hoặc tóc.

6 Tương tác

Ranitidine có ảnh hưởng rất nhẹ đến quá trình chuyển hóa thuốc ở gan như các thuốc chống đông cumarin, theophylin, DiazepamPropranolol do ái lực với men CYP450 thấp, chỉ khoảng 10% so với cimetidin, và mức độ ức chế men gan cũng nhẹ hơn 2–4 lần. 

Khi dùng chung với glipizid hoặc cimetidin có thể làm tăng tác dụng hạ đường huyết, nhưng hiếm gặp.

Phần lớn kháng sinh nhóm quinolon không bị ảnh hưởng khi dùng cùng ranitidine, riêng enoxacin có thể giảm Sinh khả dụng nhẹ nhưng không ảnh hưởng lâm sàng. 

Các thuốc chống nấm như ketoconazol, fluconazol và itraconazol bị giảm hấp thu khi phối hợp với ranitidine do làm giảm độ acid trong dạ dày.

Khi dùng theophylin chung với cimetidin, nồng độ thuốc và độc tính có thể tăng, nhưng với ranitidine thì ít gặp. 

Dùng ranitidine cùng Clarithromycin có thể làm tăng nồng độ ranitidine trong máu lên khoảng 57%. 

Propanthelin bromid làm tăng nồng độ đỉnh và kéo dài thời gian hấp thu ranitidine, sinh khả dụng tăng khoảng 23%.

Dùng ranitidine cùng thức ăn hoặc với liều thấp thuốc kháng acid (trung hòa khoảng 10–15 mEq HCl) không ảnh hưởng đến hấp thu hoặc nồng độ đỉnh trong máu.

7 Lưu ý khi sử dụng và bảo quản

7.1 Lưu ý và thận trọng 

Bệnh nhân suy thận cần điều chỉnh giảm liều vì thuốc được thải trừ qua thận và có thể tích tụ trong cơ thể.

Bệnh nhân suy gan nặng hoặc đang có rối loạn chuyển hóa porphyrin cấp tính có nguy cơ gặp tác dụng phụ nghiêm trọng và quá liều.

Những người có bệnh tim mạch có thể bị rối loạn nhịp tim khi dùng thuốc.

Thuốc có thể che lấp các dấu hiệu ung thư dạ dày, do đó cần loại trừ ung thư trước khi điều trị.

Với bệnh nhân suy thận, chỉ nên dùng liều thấp như tiêm 25 mg hoặc uống 450 mg mỗi tối xen kẽ, trong 4–8 tuần.

==>> Xem thêm thuốc có cùng hoạt chất: Thuốc Ranipin 150mg - Điều trị loét dạ dày, trào ngược dạ dày-thực quản

7.2 Lưu ý sử dụng trên phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú

Thuốc SaViZentac 150mg có thể đi qua nhau thai nhưng ở liều điều trị không ghi nhận ảnh hưởng bất lợi đến thai nhi, mẹ bầu hoặc quá trình sinh nở.

Thuốc SaViZentac 150mg cũng được bài tiết qua sữa mẹ, do đó chỉ nên sử dụng trong thời kỳ cho con bú khi thật sự cần thiết.

7.3 Xử trí khi quá liều

SaViZentac 150mg khi dùng quá liều hiếm khi gây ra vấn đề nghiêm trọng. Hiện chưa có thuốc giải độc đặc hiệu, do đó chủ yếu điều trị theo triệu chứng và hỗ trợ.

Trong trường hợp xảy ra co giật, có thể dùng diazepam tiêm tĩnh mạch. Nếu xuất hiện chậm nhịp tim, xử lý bằng atropin. Loạn nhịp thất được điều trị bằng lidocain. Cần theo dõi sát và kiểm soát các phản ứng bất lợi nếu có. Trường hợp nặng có thể cân nhắc lọc máu để loại bỏ thuốc khỏi máu.

7.4 Bảo quản 

Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát, ở nhiệt độ thường.

Tránh ánh sáng trực tiếp chiếu vào.

Để xa tầm với của trẻ nhỏ.

8 Sản phẩm thay thế 

Nếu thuốc SaViZentac 150mg hết hàng, quý khách hàng vui lòng tham khảo các thuốc thay thế sau: 

  • Thuốc Dudine 150mg của Công ty cổ phần công nghệ sinh học dược phẩm ICA sản xuất, với thành phần là Ranitidin, được chỉ định trong trường hợp điều trị loét dạ dày lành tính và loét tá tràng, loét dạ dày sau phẫu thuật, viêm thực quản do trào ngược dạ dày
  • Thuốc Ratylno-150 của Công ty Micro Labs Limited sản xuất, với thành phần là Ranitidin, được chỉ định trong các trường hợp điều trị và phòng ngừa tái phát loét dạ dày, tá tràng, trào ngược dạ dày - thực quản, viêm thực quản ăn mòn.

9 Cơ chế tác dụng 

9.1 Dược lực học

Ranitidine là thuốc ức chế thụ thể H2 của histamin, thuộc nhóm kháng thụ thể H bao gồm Cimetidine, Famotidine và nizatidine. Thuốc giảm tới 90% lượng acid dịch vị tiết ra sau một liều, giúp làm lành nhanh vết loét dạ dày - tá tràng và ngăn ngừa tái phát. Ngoài ra, ranitidine còn hỗ trợ kiểm soát hội chứng Zollinger-Ellison và các tình trạng tăng tiết acid dịch vị.

Ranitidine cạnh tranh với histamin tại thụ thể H2 trên tế bào thành dạ dày, giảm tiết acid liên tục cả ngày lẫn đêm, ngay cả khi có kích thích từ thức ăn, Insulin, Amino acid, histamin hoặc pentagastrin. So với cimetidine, ranitidine có khả năng ức chế acid mạnh hơn từ 3 đến 13 lần và ít gây tác dụng phụ hơn.

Loét dạ dày - tá tràng thường liên quan đến vi khuẩn Helicobacter pylori, do đó điều trị cần diệt vi khuẩn này. Ranitidine thường được kết hợp với một hoặc hai loại kháng sinh trong phác đồ 2 hoặc 3 thuốc để tăng hiệu quả điều trị.

9.2 Dược động học

9.2.1 Hấp thu

Ranitidine khi uống có sinh khả dụng khoảng 50%. Sau 2-3 giờ, nồng độ thuốc trong máu đạt đỉnh. Việc hấp thu ít bị ảnh hưởng bởi thức ăn hoặc thuốc kháng acid. Khi tiêm bắp, thuốc đạt nồng độ tối đa trong máu nhanh hơn, khoảng 15 phút sau tiêm.

9.2.2 Phân bố

Thuốc có Thể tích phân bố khoảng 1,4 L/kg, lớn hơn thể tích dịch cơ thể, cho thấy ranitidine phân bố rộng trong cơ thể. Thuốc tập trung nhiều trong sữa mẹ nhưng rất hạn chế thấm vào dịch não tủy. Khoảng 15% thuốc liên kết với protein huyết tương [3].

9.2.3 Chuyển hóa

Ranitidine ít bị chuyển hóa ở gan, hầu hết tồn tại dưới dạng nguyên vẹn trong máu, nên ít gây tương tác thuốc hơn so với cimetidine.

9.2.4 Thải trừ

Ranitidine được thải chủ yếu qua thận qua nước tiểu với thời gian bán hủy từ 2 đến 3 giờ. Khoảng 60-70% liều uống và 93% liều tiêm tĩnh mạch được bài tiết qua nước tiểu, phần còn lại được thải qua phân. Trong 24 giờ đầu, 35% liều uống và 70% liều tiêm tĩnh mạch được bài tiết dưới dạng thuốc chưa chuyển hóa.

10 Thuốc SaViZentac 150mg giá bao nhiêu?

Thuốc SaViZentac 150mg hiện nay đang được bán ở nhà thuốc online Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy, giá sản phẩm có thể đã được cập nhật ở đầu trang. Hoặc để biết chi tiết về giá sản phẩm cùng các chương trình ưu đãi, bạn có thể liên hệ với dược sĩ đại học của nhà thuốc qua số hotline hoặc nhắn tin trên zalo, facebook.

11 Thuốc SaViZentac 150mg mua ở đâu?

Bạn có thể mang đơn mà bác sĩ có kê thuốc SaViZentac 150mg để mua thuốc trực tiếp tại nhà thuốc Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy tại địa chỉ: 85 Vũ Trọng Phụng, Thanh Xuân. Hoặc liên hệ qua số hotline/ nhắn tin trên website để được tư vấn sử dụng thuốc đúng cách. 

12 Ưu điểm 

  • SaViZentac 150mg giúp giảm tiết acid dạ dày, làm nhanh lành vết loét và ngăn ngừa tái phát bệnh.
  • Thuốc tác dụng kéo dài cả ngày lẫn đêm, kiểm soát tốt acid dù có kích thích từ thức ăn hay yếu tố khác.
  • Thuốc ít gây tác dụng phụ hơn so với thuốc cùng nhóm như cimetidine.
  • Dạng viên dễ sử dụng, hấp thu tốt, ổn định nồng độ thuốc trong máu.

13 Nhược điểm

  • Cần thận trọng khi dùng SaViZentac 150mg cho người suy thận, suy gan nặng hoặc có tiền sử rối loạn chuyển hóa porphyrin.

Tổng 7 hình ảnh

thuoc savizentac 150mg 1 K4085
thuoc savizentac 150mg 1 K4085
thuoc savizentac 150mg 2 J3007
thuoc savizentac 150mg 2 J3007
thuoc savizentac 150mg 3 B0358
thuoc savizentac 150mg 3 B0358
thuoc savizentac 150mg 4 E1447
thuoc savizentac 150mg 4 E1447
thuoc savizentac 150mg 5 T7708
thuoc savizentac 150mg 5 T7708
thuoc savizentac 150mg 6 L4150
thuoc savizentac 150mg 6 L4150
thuoc savizentac 150mg 7 A0863
thuoc savizentac 150mg 7 A0863

Tài liệu tham khảo

  1. ^ Hướng dẫn sử dụng thuốc do cục quản lý dược phê duyệt, tại đây.
  2. ^ Sanjai Sinha, MD (Đăng ngày 26 tháng 8 năm 2024). Ranitidine, Drugs.com. Truy cập ngày 18 tháng 06 năm 2025.
  3. ^ Chuyên gia Drugbank (Đăng ngày 13 tháng 6 năm 2005). Ranitidine, Drugbank.com. Truy cập ngày 18 tháng 06 năm 2025.
* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
  • 1 Thích

    Thuốc SaViZentac 150mg giá bao nhiêu?

    Bởi: Ngọc vào


    Thích (1) Trả lời 1
    • Chào Ngọc. Thuốc SaViZentac 150mg hiện nay đang được bán ở nhà thuốc online Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy, giá sản phẩm có thể đã được cập nhật ở đầu trang. Hoặc để biết chi tiết về giá sản phẩm cùng các chương trình ưu đãi, bạn có thể liên hệ với dược sĩ đại học của nhà thuốc qua số hotline hoặc nhắn tin trên zalo, facebook.

      Quản trị viên: Dược sĩ Thu Hiền vào


      Thích (1) Trả lời
(Quy định duyệt bình luận)
SaViZentac 150mg 5/ 5 1
5
100%
4
0%
3
0%
2
0%
1
0%
Chia sẻ nhận xét
Đánh giá và nhận xét
  • SaViZentac 150mg
    N
    Điểm đánh giá: 5/5

    Thuốc chính hãng, giao hàng đúng loại

    Trả lời Cảm ơn (1)

SO SÁNH VỚI SẢN PHẨM TƯƠNG TỰ

vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
0927.42.6789