Saferon syrup
Thuốc không kê đơn
Thương hiệu | Glenmark Pharmaceuticals, Glenmark Pharmaceuticals Ltd. |
Công ty đăng ký | Glenmark Pharmaceuticals Ltd. |
Số đăng ký | VN-19664-16 |
Dạng bào chế | Siro |
Quy cách đóng gói | Hộp 1 chai 100ml |
Hoạt chất | Sắt (III) hydroxide polymaltose |
Xuất xứ | Ấn Độ |
Mã sản phẩm | me1362 |
Chuyên mục | Vitamin Và Khoáng Chất |
Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi
Phản hồi thông tin
- Chi tiết sản phẩm
- Hỏi & Đáp 0
- Đánh giá 0
1 Thành phần
Thành phần có trong 5ml Saferon syrup chứa:
- Phức hợp sắt (III) hydroxid polymaltose tương đương sắt nguyên tố 50mg.
- Tá dược: methyl paraben, propyl paraben, Dung dịch Sorbitol 70%, hương liệu (Honey Dew Melon S3673, Passion fruit F1241, Creamy Milk Toffee), nước tinh khiết vừa đủ
Dạng bào chế: Siro
2 Tác dụng - Chỉ định của thuốc Saferon syrup
Saferon syrup có tác dụng điều trị bệnh thiếu máu do thiếu sắt, thiếu sắt rõ ràng hay tiềm ẩn.
Dự phòng thiếu sắt cho phụ nữ khi có thai và khi cho con bú.
Dự phòng thiếu sắt cho trẻ em thông qua việc bổ sung đầy đủ lượng sắt mỗi ngày.
==>> Xem thêm thuốc: Feromax Franse - Bổ sung sắt và vitamin: Cách dùng, giá bán
3 Liều dùng - Cách dùng thuốc Saferon syrup
3.1 Cách dùng
Liều dùng của Saferon thay đổi theo mức độ thiếu sắt của người dùng.
Có thể uống ngày 1 liều hoặc chia thành nhiều liều nhỏ.
Saferon syrup 100ml nên uống trong hoặc ngay sau khi ăn.
Nếu người dùng bị thiếu sắt nhiều, cần dùng Saferon điều trị trong 3-5 tháng cho đến khi kết quả haemoglobin đạt ngưỡng quy định. Sau đó nên uống thêm vài tuần (uống theo liều điều trị thiếu sắt tiềm ẩn).
3.2 Liều dùng
Trẻ nhỏ < 1 tuổi: thiếu sắt rõ rệt: 2,5 - 5 ml Saferon/ngày
Trẻ 1-12 tuổi:
- Thiếu sắt rõ rệt: 5-10 ml Saferon/ngày
- Thiếu sắt tiềm ẩn: 2,5 - 5 ml Saferon/ngày
Trẻ > 12 tuổi và người trưởng thành:
- Thiếu sắt rõ rệt: 10-20 ml Saferon/ngày
- Thiếu sắt tiềm ẩn: 5-10 ml Saferon/ngày
Bà bầu:
- Thiếu sắt rõ rệt: 20-30 ml Saferon/ngày
- Thiếu sắt tiềm ẩn: 10 ml Saferon/ngày
- Dự phòng: 5-10 ml Saferon/ngày [1]
4 Chống chỉ định
Không dùng thuốc Saferon 50mg/5ml cho người có bất cứ mẫn cảm nào với các thành phần của thuốc hoặc các trường hợp sau:
Tình trạng thiếu máu nhưng nguyên nhân không phải do thiếu sắt.
Đối tượng có vấn đề về dự trữ hoặc đồng hóa sắt.
Đối tượng có hội chứng thừa sắt.
==>> Bạn đọc có thể tham khảo thêm thuốc: Thuốc bổ sung sắt Fero Nano: Cách dùng - liều dùng, lưu ý khi sử dụng
5 Tác dụng phụ
Saferon syrup ít xảy ra tác dụng phụ, 1 vài tác dụng phụ hiếm gặp như buồn nôn hoặc tiêu chảy hoặc táo bón.
6 Tương tác
Saferon syrup chưa nhận được báo cáo tương tác nào
Phức hợp sắt thường không gây tương tác như ion sắt.
Saferon không làm răng bị đổi màu.
7 Lưu ý khi sử dụng và bảo quản
7.1 Lưu ý và thận trọng
Chú ý liều dùng Saferon syrup cho từng cá thể.
Thuốc Saferon thích hợp sử dụng cho cả trẻ em.
Các trường hợp thiếu máu không phải nguyên nhân thiếu sắt thì không nên dùng Saferon.
7.2 Lưu ý sử dụng trên phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú
Phụ nữ đang có thai chỉ dùng Saferon syrup sau tuần thứ 13 và cần hỏi ý kiến bác sĩ.Saferon không gây hại cho thai nhi.
Phụ nữ đang cho con bú có thể sử dụng Saferon nhưng nên hỏi ý kiến bác sĩ.
7.3 Lưu ý với người lái xe và vận hành máy móc
Không ảnh hưởng
7.4 Xử trí khi quá liều
Chưa có báo cáo
7.5 Bảo quản
Nên để Saferon syrup ở nơi khô ráo
Tránh để ánh sáng chiếu trực tiếp vào Saferon syrup
Nhiệt độ bảo quản Saferon syrup dưới 30 độ C
8 Sản phẩm thay thế
Seedcoms Viên uống Acid Folic & Sắt chứa sắt và các vitamin nhóm B, calci, dùng để hỗ bổ sung vitamin và khoáng chất, bổ sung sắt. Thuốc này được sản xuất tại F - Ryukyu Co., với quy cách đóng hộp gồm Túi 30 viên.
Thuốc Saferon (viên nhai) chứa phức hợp sắt, dùng để điều trị bệnh thiếu máu. Thuốc này được sản xuất tại Glenmark Pharmaceuticals Ltd, với quy cách đóng hộp gồm Hộp 3 vỉ x 10 viên, có giá 160.000 đồng.
9 Các dạng bào chế của Saferon
Hiện tại Saferon có 3 dạng bào chế là viên nhai, dạng nhỏ giọt Drop và dạng Siro.
10 Cơ chế tác dụng
10.1 Dược lực học
Phức hợp sắt (III) hydroxid polymaltose có khối lượng phân tử 50 kD, có đặc điểm bền vững và không giải phóng ion sắt, vì vậy ít tương tác với các thuốc khác hơn. Phức hợp sắt được hấp thu theo cơ chế chủ động như sau: trao đổi phối tử cạnh tranh -> protein trong dịch tiêu hóa và ở tế bào biểu mô liên kế với sắt (III). Sắt (III) sau khi hấp thu sẽ được dự trữ chủ yếu ở gan, và gắn với ferritin. Khi vào trong tủy xương, sắt được tích hợp với haemoglobin.
Do phức hợp sắt (III) hydroxid polymaltose không có đặc tính oxy hóa nên không làm thay đổi màu răng.
10.2 Dược động học
Nghiên cứu cho hấp thu sắt dưới dạng haemoglobin và liều dùng tỷ lệ nghịch với nhau. Sắt đã được chứng minh là hấp thu chủ yếu ở tá tràng và hỗng tràng. Sắt không hấp thu sẽ được thải trừ qua phân. Sắt có thể thải qua quá trình bong tróc của tế bào biểu mô Đường tiêu hóa, qua da, tuyến mồ hôi, mật, và nước tiểu. Mỗi ngày đào thải khoảng 1 mg sắt. [2].
11 Thuốc Saferon syrup giá bao nhiêu?
Thuốc Saferon syrup chính hãng hiện nay đang được bán ở nhà thuốc online Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy, giá sản phẩm có thể đã được cập nhật ở đầu trang. Hoặc để biết chi tiết về giá sản phẩm cùng các chương trình ưu đãi, bạn có thể liên hệ với nhân viên nhà thuốc qua số hotline để được tư vấn thêm.
12 Thuốc Saferon syrup mua ở đâu?
Thuốc Saferon syrup mua ở đâu chính hãng, uy tín nhất? Bạn có thể mua thuốc trực tiếp tại Nhà thuốc Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy tại địa chỉ: 85 Vũ Trọng Phụng, Thanh Xuân, Hà Nội. Hoặc liên hệ qua số hotline/ nhắn tin trên website để đặt thuốc cũng như được tư vấn sử dụng thuốc đúng cách.
13 Ưu điểm
- Saferon syrup điều trị thiếu máu do thiếu sắt, dự phòng thiếu sắt hiệu quả, đặc biệt là cho bà bầu và bà mẹ cho con bú.
- Saferon syrup ít gây tác dụng phụ hay tương tác thuốc.
- Thuốc chứa phức hợp sắt III không làm đổi màu răng.
14 Nhược điểm
- Saferon chỉ dùng cho trường hợp thiếu máu do thiếu sắt.
Tổng 12 hình ảnh
Tài liệu tham khảo
- ^ Hướng dẫn sử dụng do nhà sản xuất cung cấp TẠI ĐÂY
- ^ P Nielsen 1, E E Gabbe, R Fischer, H C Heinrich (đăng tháng 6 năm 1994), Bioavailability of iron from oral ferric polymaltose in humans, Pubmed. Truy cập ngày 22 tháng 10 năm 2024