Sacendol E
Thuốc không kê đơn
Thương hiệu | Vacopharm, Công ty cổ phần dược Vacopharm |
Công ty đăng ký | Công ty cổ phần dược Vacopharm |
Số đăng ký | VD-23748-15 |
Dạng bào chế | Thuốc cốm |
Quy cách đóng gói | Hộp 10 gói, 20 gói, 30 gói, 50 gói, 100 gói, 200 gói, 300 gói, 500 gói x 1 gam |
Hạn sử dụng | 36 tháng |
Hoạt chất | Paracetamol (Acetaminophen) |
Xuất xứ | Việt Nam |
Mã sản phẩm | mk1712 |
Chuyên mục | Thuốc Hạ Sốt Giảm Đau |
Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi tại đây
- Chi tiết sản phẩm
- Hỏi & Đáp 0
- Đánh giá 0
Thuốc Sacendol E có thành phần chính là Paracetamol, được chỉ định để giảm các cơn đau trên cơ thể và giúp hạ các đợt nóng sốt hiệu quả cho trẻ nhỏ. Để hiểu rõ hơn về cách dùng, công dụng cũng như những điều cần lưu ý khi dùng thuốc, bạn đọc có thể tham khảo các thông tin qua bài viết bên dưới của Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com).
1 Thành phần
Trong mỗi gói Sacendol E có chứa:
- Paracetamol: 80mg
- Tá dược: vừa đủ.
Dạng bào chế: Thuốc cốm.
2 Thuốc Sacendol E có tác dụng gì?
Thuốc Sacendol E chứa thành phần chính là Paracetamol nên thường được dùng để chỉ định làm giảm các cơn đau, giảm nóng sốt do bị cảm cúm ở đối tượng trẻ nhỏ. [1]
3 Liều lượng và cách dùng thuốc Sacendol E
- Hòa gói thuốc cốm Sacendol E với nước để uống.
- Duy trì mỗi ngày uống thuốc từ 3-4 lần.
- Trẻ < 3 tháng: uống ½ gói/lần.
- Trẻ 4-11 tháng: lần uống 1 gói, ngày 1 lần.
- Trẻ từ 1-2 tuổi: lần uống 1.5 gói, ngày 1 lần.
- Trẻ từ 2-3 tuổi: lần uống 2 gói, ngày 1 lần
==>> Quý bạn đọc có thể tham khảo thuốc: Thuốc Acemol 500mg hộp 10 vỉ x 10 viên giảm đau và hạ sốt hiệu quả
4 Chống chỉ định
Thuốc cốm Sacendol E không được khuyến khích sử dụng cho những người bệnh có dấu hiệu dị ứng, mẫn cảm với hoạt chất Paracetamol, tá dược trong thuốc và người bị thiếu G6PD.
5 Tác dụng phụ
- Thỉnh thoảng gặp: nổi đỏ ban da, mề đay, có thể bị tổn thương vùng niêm mạc hay sốt. Các triệu chứng có thể nặng hơn tùy trường hợp.
- Ít gặp: rối loạn hệ tạo máu với các biểu hiện (thiếu máu, giảm số lượng bạch cầu, V huyết cầu giảm,...), nôn mửa, nổi ban, bệnh trên thận,...
- Hiếm gặp: người bệnh bị quá mẫn thuốc.
==>> Tham khảo thêm thuốc có cùng tác dụng: Thuốc Efferalgan Suppo.80mg điều trị các chứng đau đầu, sốt
6 Tương tác
- Sử dụng paracetamol trong thời gian dài và ở liều lượng cao có thể ảnh hưởng đến hiệu quả chống đông của coumarin và indandion.
- Người bệnh dùng đồng thời phenothiazin và thuốc giảm sốt cần phải cảnh giác với nguy cơ hạ sốt nghiêm trọng có thể xảy ra.
- Tương tác giữa thuốc và rượu có thể tạo ra hậu quả độc hại cho gan.
- Nguy cơ gây tổn thương gan có thể tăng lên khi sử dụng Paracetamol cùng lúc với barbiturat, Phenytoin, isoniazid, carbamazepin.
- Sử dụng Probenecid đồng thời với Paracetamol có thể làm giảm quá trình đào thải Paracetamol và kéo dài thời gian tác dụng của thuốc này.
- Sử dụng Paracetamol đồng thời với các thuốc chống lao và Isoniazid có thể làm tăng nguy cơ gây hại cho gan.
7 Lưu ý khi sử dụng
7.1 Lưu ý và thận trọng
- Đối tượng người dùng cần thận trọng hơn khi dùng các thuốc chứa Paracetamol: người nghiện rượu, người có gan, thận suy yếu.
- Hạn chế rượu bia khi dùng thuốc cốm Sacendol E để giảm nguy cơ nhiễm độc và gây hại cho gan.
- Có thể gặp một số tác dụng phụ khi uống thuốc cốm Sacendol E này, người bệnh cần báo lại với bác sĩ và điều trị khi cần thiết.
- Cần cảnh báo đến người dùng về nguy cơ chuyển hóa của aspartam (có trong các thuốc chứa Paracetamol) thành phenylalanin, đặc biệt là người mắc bệnh phenylceton - niệu, người cần hạn chế lượng phenylalanin dung nạp vào cơ thể hay những người bị thiếu gen có khả năng kiểm soát lượng phenylalanin.
- Một số dấu hiệu ở da mà người dùng thuốc cần lưu ý: hội chứng TEN, AGEP, hội chứng lyell, hội chứng SJS.
7.2 Lưu ý sử dụng trên phụ nữ mang thai và phụ nữ đang trong giai đoạn cho con bú
Chỉ dùng khi thuốc mang đến hiệu quả tốt hơn là mặt nguy cơ gây hại.
7.3 Lưu ý khi dùng thuốc cho người lái xe hay vận hành máy móc
Dùng được mà không gây buồn ngủ hay đau đầu, thiếu tỉnh táo.
7.4 Xử trí khi dùng quá liều
Khoảng 2-3 tiếng sau khi người dùng uống liều quá nhiều gây độc (liều 7,5-10g/ngày và dùng 1-2 ngày) thì có thể thấy các triệu chứng đau bụng, muốn nôn xuất hiện. Khi ngộ độc trở nặng thì còn có các dấu hiệu: hạ thân nhiệt, mê sảng, kích động, mạch nhanh, giảm huyết áp,...Gan tổn thương thấy rõ nhất là sau khoảng 2-4 ngày dùng liều độc. Báo cho bác sĩ ngay lập tức và đến cơ sở y tế để được điều trị kịp thời.
7.5 Bảo quản
Để thuốc luôn giữ được chất lượng tốt và hiệu quả điều trị, cần đặt thuốc Sacendol E ở nơi có nền nhiệt < 30 độ C, khô thoáng và tránh nắng.
8 Sản phẩm thay thế
Một số loại thuốc khác có hiệu quả giảm đau, hạ sốt người bệnh có thể cân nhắc khi dùng thay cho Sacendol E như sau:
- Mexcold 250: là thuốc được bào chế dưới dạng bột pha hỗn dịch dùng đường uống. Công ty Dược phẩm Imexpharm là đơn vị sản xuất thuốc và được cấp lưu hành với SĐK là VD-27902-17. Thuốc có chứa Paracetamol và được đóng trong các gói 2g.
- Maxibumol 100mg/250mg: do Công ty cổ phần dược phẩm Vian sản xuất, SĐK là VD-30599-18. Dạng cốm uống này phù hợp để dùng cho nhiều đối tượng cần điều trị giảm các cơn đau từ nhẹ đến vừa và giảm sốt hiệu quả.
9 Cơ chế tác dụng
9.1 Dược lực học
Sacendol E có chứa hoạt chất Paracetamol tạo thành từ tiền chất phenacetin. Thành phần này thường được sử dụng để giảm các cơn đau gây ra do cảm cúm, cảm lạnh hay giảm đau trong một số bệnh cụ thể, tên gọi khác được biết đến là Acetaminophen. Tuy cũng có hiệu quả sử dụng tương tự như Aspirin nhưng thuốc này lại không mang đến công dụng giảm viêm.
Paracetamol có khả năng làm giãn các mạch trong cơ thể, giúp tăng lưu lượng và dòng máu vùng ngoại biên do tác động đến khu vực vùng dưới đồi. Nhờ đó, thuốc có thể được sử dụng để ngăn ngừa sốt co giật, hạ sốt an toàn và nhanh chóng.
Hoạt chất này có thể ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của enzyme COX-2 nhưng cho đến nay vẫn chưa có thông tin chính thức, đầy đủ về khả năng này. Với liều dùng thuốc ngày 1g thì khả năng ức chế enzyme COX-2 cũng có ghi nhận nhưng khá yếu.
9.2 Dược động học
- Hấp thu: Paracetamol cho thấy khả năng hấp thu nhanh trên tiêu hóa và đạt nồng độ Cmax sau 0.5-1 giờ uống.
- Phân bố: thuốc găn với protein trong máu đạt tỷ lệ 25% và phân bố đến khắp các mô cơ thể.
- Chuyển hóa: ở gan.
- Thải trừ: sau thời gian sử dụng liều điều trị, ở ngày đầu tiên của liệu trình tiếp theo cho thấy có đến 90-100% lượng thuốc dạng liên hợp với acid glucuronic có trong nước tiểu. Ở trẻ nhỏ, khả năng thuốc liên hợp với glucuronic hạn chế hơn so với người lớn.
10 Thuốc Sacendol E giá bao nhiêu?
Thuốc Sacendol E hiện nay đang được bán ở nhà thuốc online Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy, giá sản phẩm có thể đã được cập nhật ở đầu trang. Hoặc để biết chi tiết về giá sản phẩm cùng các chương trình ưu đãi, bạn có thể liên hệ với nhân viên nhà thuốc qua số hotline 1900 888 633 để được tư vấn thêm.
11 Thuốc Sacendol E mua ở đâu?
Thuốc Sacendol E mua ở đâu chính hãng, uy tín nhất? Bạn có thể mua thuốc trực tiếp tại Nhà thuốc Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy tại địa chỉ: 85 Vũ Trọng Phụng, Thanh Xuân, Hà Nội. Hoặc liên hệ qua số hotline/ nhắn tin trên website để đặt thuốc cũng như được tư vấn sử dụng thuốc đúng cách.
12 Ưu điểm
- Thuốc được sản xuất bởi Công ty cổ phần dược Vacopharm - một trong các cơ sở đạt đủ các tiêu chuẩn GMP và được Cục Dược cho phép lưu hành các thuốc trên thị trường Việt Nam.
- Dạng thuốc cốm phù hợp với trẻ nhỏ.
- So với một số loại thuốc giảm đau khác, Sacendol E ít có khả năng gây buồn ngủ. Vì vậy thuốc không gây ảnh hưởng đến hoạt động của người bệnh sau khi dùng thuốc.
- Theo các nghiên cứu chỉ ra, paracetamol thường không gây nên kích ứng, tổn thương đến bộ phận tiêu hóa (đường ruột, dạ dày,...) hơn so với các thuốc chứa Ibuprofen hoặc aspirin.
- Các tác dụng phụ khi uống thuốc cốm Sacendol E thường khá nhẹ và có thể tự biến mất nếu người dùng tuân thủ đúng liều và cách dùng thuốc.[2]
13 Nhược điểm
Trẻ nhỏ không tự uống thuốc Sacendol E được, cần có giám sát từ người thân khi dùng.
Tổng 12 hình ảnh
Tài liệu tham khảo
- ^ Xem chi tiết Hướng dẫn sử dụng do nhà sản xuất cung cấp Tại đây
- ^ Đăng tháng 6, năm 2018, What dose of paracetamol for older people, Pubmed. Truy cập ngày 22 tháng 5 năm 2024