Robmelox 7.5mg
Thuốc kê đơn
Thương hiệu | US PHARMA USA, Công ty cổ phần Dược phẩm Cần Giờ |
Công ty đăng ký | Công ty cổ phần Dược phẩm Cần Giờ |
Số đăng ký | VD-10129-10 |
Dạng bào chế | Viên nén |
Quy cách đóng gói | Hộp 3 vỉ x 10 viên |
Hoạt chất | Meloxicam |
Xuất xứ | Việt Nam |
Mã sản phẩm | am3005 |
Chuyên mục | Thuốc Kháng Viêm |
- Chi tiết sản phẩm
- Hỏi & Đáp 0
- Đánh giá 0
Thuốc Robmelox 7.5mg ngày càng được sử dụng nhiều trong đơn kê điều trị các vấn đề đau, viêm nhất là trong bệnh xương khớp. Sau đây, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) xin gửi đến quý bạn đọc những thông tin cần thiết về cách sử dụng thuốc Robmelox 7.5mg hiệu quả.
1 Thành phần
Thành phần:
Trong mỗi viên Robmelox 7.5mg có chứa:
Meloxicam hàm lượng 7,5mg
Tá dược vừa đủ 1 viên.
Dạng bào chế: Viên nén.
2 Tác dụng - Chỉ định của thuốc Robmelox 7.5mg
2.1 Tác dụng của thuốc Robmelox 7.5mg
2.1.1 Dược lực học
Thuốc chống viêm Robmelox 7.5mg có chứa thành phần là Meloxicam là thuốc có tác dụng giảm đau, chống viêm, nằm trong nhóm thuốc NSAIDs được sử dụng nhiều. Cơ chế tác dụng của thuốc không có sự khác biệt so với các thuốc nhóm NSAIDs. Meloxicam sau khi được hấp thu vào cơ thể sẽ ức chế enzym cyclooxygenase (COX) làm giảm tổng hợp prostaglandin, xuất hiện các tác dụng giảm đau, chống viêm, hạ sốt. Thuốc có tác dụng tập trung trên COX-2 cao hơn 10 lần COX-1 nên được xếp vào nhóm tác dụng ức chế ưu tiên trên COX-2. [1]
2.1.2 Dược động học
Meloxicam là thuốc có Sinh khả dụng đường uống tương đối tốt (89% - với sinh khả dụng này thường bệnh nhân sẽ được kê đơn dùng đường uống). Thuốc liên kết chủ yếu với Albumin và phân bố được vào trong các dịch khớp. Meloxicam bị chuyển hóa gần như hoàn toàn ở gan nhờ CYP2C9. Thuốc được thải trừ chủ yếu qua thận trong khoảng 2 giờ sau khi uống thuốc.
2.2 Chỉ định thuốc Robmelox 7.5mg
Thuốc Robmelox 7.5mg được chỉ định dùng làm thuốc giảm đau chống viêm trong các bệnh về thoái hóa khớp, viêm cột sống dính khớp, các bệnh khớp mạn tính khác và viêm khớp. Thuốc thường được chỉ định với ccas tình trạng bệnh cấp hoặc sử dụng ngắn ngày.
==>> Xem thêm thuốc có cùng hoạt chất: [CHÍNH HÃNG] Thuốc Melic 7.5mg điều trị viêm khớp hiệu quả
3 Liều dùng - Cách dùng thuốc Robmelox 7.5mg
Liều dùng của Robmelox 7.5mg cho người lớn được khuyến cáo tùy thuộc vào từng chỉ định, liều dùng tham khảo như sau:
- Trường hợp viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp uống 2 viên/ngày. Nếu đáp ứng điều trị có thể giảm xuống 1 viên/ngày
- Trường hợp mắc viêm đau xương khớp uống 1 viên/ngày. Nếu vẫn không đỡ đau thì cần tăng liều lên 2 viên/ngày. Khuyến cáo khởi đầu điều trị với liều 1 viên / ngày.
- Trường hợp bệnh nhân suy thận nặng phải chạy thận nhân tạo dùng không quá 1 viên/ngày.
Để đạt hiệu quả, nên dùng Robmelox 7.5mg đều đặn đúng theo đơn của bác sĩ, không tự ý tăng giảm liều thuốc và uống thuốc trong hoặc ngay sau bữa ăn. Người dùng nên uống nguyên cả viên thuốc với lượng nước lớn.
4 Chống chỉ định
Không sử dụng thuốc trong các trường hợp sau:
- Bệnh nhân dị ứng hay mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc.
- Bệnh nhân dị ứng, có tiền sử mẫn cảm với bất kỳ thuốc nào thuộc nhóm NSAIDs
- Bệnh nhân mắc hoặc có tiền sử hen, polyp mũi.
- Bệnh nhân có bệnh loét dạ dày-tá tràng giai đoạn tiến triển.
- Bệnh nhân suy gan hay suy thận nặng.
- Phụ nữ đang trong thời kỳ mang thai và cho con bú.
- Trẻ em nhỏ hơn 15 tuổi.
==>> Bạn đọc có thể tham khảo thêm Thuốc Effer-Paralmax Extra 650mg - Điều trị hạ sốt, giảm đau
5 Tác dụng phụ
Do thuốc dùng đường uống, hấp thu vào vòng tuần hoàn chung nên trong thời gian điều trị, người dùng có thể gặp một số tác dụng không mong muốn toàn thân như sau:
- Tác dụng phụ thường gặp nhất của thuốc là các vấn đề liên quan đến rối loạn tiêu hóa, buồn nôn, táo bón, tiêu chảy, nhiễm khuẩn đường hô hấp trên, đau cơ, phát ban.
- Một số tác dụng ít gặp hơn có thể kể tới như tăng transaminase nhẹ, loét dạ dày-tá tràng, chảy máu, giảm tiểu cầu, bạch cầu, tăng bilirubin.
- Hiếm gặp hơn thì người dùng có thể bị tăng nhạy cảm của da với ánh sáng, ban hồng đa dạng, hội chứng Stevens-Johnson, hội chứng lyell, cơn hen phế quản.
Nếu các triệu chứng bất thường diễn ra với tần suất thường xuyên và mức độ tăng lên thì người bệnh cần ngưng dùng thuốc và báo ngay với bác sĩ để có hướng điều trị kịp thời.
6 Tương tác
Lưu ý khi sử dụng chung Robmelox 7.5mg với các thuốc sau do đã có báo cáo về các tương tác bất lợi có thể xảy ra:
- Các NSAIDs khác: tăng nguy cơ xuất huyết tiêu hoá (dạ dày) do tác động hiệp lực.
- Các thuốc chống đông: làm tăng nguy cơ chảy máu.
- Lithi: làm tăng nồng độ Lithi trong huyết tương, tăng nguy cơ độc tính của thuốc.
- Methotrexat: dùng chung làm tăng độc tính của methotrexat đối với hệ tạo máu.
- Dụng cụ ngừa thai: NSAIDs có khả năng làm giảm hiệu quả của những dụng cụ ngừa thai đặt trong tử cung.
- Thuốc lợi tiểu: làm tăng nguy cơ gây suy thận cấp.
- Thuốc hạ huyết áp: giảm tác dụng của thuốc huyết áp.
- Cholestyramin: làm tăng thải trừ Meloxicam.
- Ciclosporin: tăng độc tính trên thận của Ciclosporin.
7 Lưu ý khi sử dụng và bảo quản
7.1 Lưu ý và thận trọng
Robmelox 7.5mg không thể dùng để thay thế corticoid trong điều trị các bệnh liên quan đến hormon.
Thận trọng khi dùng thuốc với bệnh nhân suy thận, huyết áp cao, suy tim, bệnh nhân có mất nước.
Bệnh nhân có tiền sử bệnh tim mạch cũng cần thận trọng do Meloxicam có thể làm tăng nguy cơ xuất hiện biến cố huyết khối tim mạch, bao gồm cả nhồi máu cơ tim và đột quỵ, có thể dẫn đến tử vong.
Thuốc vẫn có khả năng cao gây viêm loét đường tiêu hóa.
7.2 Lưu ý sử dụng trên phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú
Robmelox 7.5mg chống chỉ định sử dụng cho các đối tượng này do lo ngại về khả năng ảnh hưởng của thuốc tới thai nhi và trẻ sơ sinh.
7.3 Ảnh hưởng lên khả năng lái xe và vận hành máy móc
Thuốc không gây ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy móc của người bệnh.
7.4 Xử trí khi quá liều
Nếu xuất hiện các triệu chứng ngộ độc, dùng quá liều thuốc thì cần đưa người bệnh tới cơ sở y tế gần nhất để được loại bỏ thuốc ra khỏi cơ thể và có những biện pháp xử trí triệu chứng kịp thời.
7.5 Bảo quản
Thuốc Robmelox 7.5mg cần được bảo quản ở môi trường thoáng mát, khô ráo, tránh ánh sáng trực tiếp, nhiệt độ dưới 25 độ C.
8 Sản phẩm thay thế
Trong trường hợp thuốc Robmelox 7.5mg hết hàng, bạn đọc có thể tham khảo một số thuốc có cùng hoạt chất:
Mobic 7,5mg của Boehringer Ingelheim International GmbH là biệt dược có chứa 7,5mg Meloxicam, thuốc tương đối thông dụng tại thị trường Việt Nam với giá bán khoảng 190.000 đồng/ hộp 20 viên.
Globic 7,5mg của Công ty Cổ phần Dược phẩm Glomed - Việt Nam cũng chứa 7,5mg Meloxicam với giá bán trên thị trường tiết kiệm hơn, chỉ khoảng 65.000 đồng/hộp 30 viên.
9 Nhà sản xuất
SĐK: VD-10129-10
Nhà sản xuất: Công ty cổ phần Dược phẩm Cần Giờ - Việt Nam.
Đóng gói: Hộp 3 vỉ x 10 viên
10 Thuốc Robmelox 7.5mg giá bao nhiêu?
Thuốc Robmelox 7.5mg hiện nay đang được bán ở nhà thuốc online Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy, giá sản phẩm có thể đã được cập nhật ở đầu trang. Hoặc để biết chi tiết về giá sản phẩm cùng các chương trình ưu đãi, bạn có thể liên hệ với nhân viên nhà thuốc qua số hotline 1900 888 633 để được tư vấn thêm.
11 Thuốc Robmelox 7.5mg mua ở đâu?
Thuốc Robmelox 7.5mg mua ở đâu chính hãng, uy tín nhất? Bạn có thể mang đơn mà bác sĩ có kê thuốc Robmelox 7.5mg để mua thuốc trực tiếp tại nhà thuốc Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy tại địa chỉ: 85 Vũ Trọng Phụng, Thanh Xuân. Hoặc liên hệ qua số hotline/ nhắn tin trên website để được tư vấn sử dụng thuốc đúng cách.
12 Ưu điểm
- Meloxicam là thuốc hiệu quả trong việc giảm đau và chống viêm nhất là đối với viêm xương khớp cấp và mạn tính. Thuốc cũng được sử dụng rộng rãi và phổ biến trong điều trị lâm sàng. [2]
- Thuốc được bào chế dưới dạng viên nén nhỏ gọn, dễ uống, có sinh khả dụng tốt.
- Thuốc được sản xuất tại Việt Nam theo dây chuyền đạt chuẩn GMP-WHO nên có giá thành tiết kiệm mà chất lượng vẫn đảm bảo như các thuốc ngoại nhập.
13 Nhược điểm
- Thuốc vẫn có nhiều tác dụng phụ toàn thân nhất là đau đầu đau cơ, rối loạn tiêu hóa,...
- Thuốc không dùng đc cho trẻ em và phụ nữ có thai, đang cho con bú.
- Thuốc vẫn có thể gây viêm loét hoặc tăng tình trạng viêm loét dạ dày.
Tổng 5 hình ảnh
Tài liệu tham khảo
- ^ Tác giả Nasr Y Khalil 1, Khalid F Aldosari (Ngày đăng năm 2020). Meloxicam, Pubmed. Truy cập ngày 29 tháng 1 năm 2024.
- ^ Tác giả OA Shavlovskaya, IA Bokova, NI Shavlovskiy (Ngày đăng năm 2022). [Meloxicam clinical effects], Pubmed. Truy cập ngày 29 tháng 1 năm 2024.