Raterel 20mg
Thuốc kê đơn
Thuốc kê đơn quý khách vui lòng điền thông tin/ chat vào phần liên hệ này để dược sĩ tư vấn và đặt hàng
Thương hiệu | Thephaco (Dược – Vật tư y tế Thanh Hóa), Công ty cổ phần dược-vật tư y tế Thanh Hoá |
Công ty đăng ký | Công ty cổ phần dược-vật tư y tế Thanh Hoá |
Số đăng ký | VD-28247-17 |
Dạng bào chế | Viên nén bao phim |
Quy cách đóng gói | Hộp 2 vỉ x 30 viên |
Hoạt chất | Trimetazidine |
Xuất xứ | Việt Nam |
Mã sản phẩm | nn913 |
Chuyên mục | Thuốc Tim Mạch |
Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi tại đây
- Chi tiết sản phẩm
- Hỏi & Đáp 0
- Đánh giá 0
1 Thành phần
Mỗi viên Raterel 20mg chứa:
- Trimetazidin dihydroclorid: 20mg
- Tá dược: Vừa đủ
Dạng bào chế: Viên nén bao phim

2 Tác dụng - Chỉ định của Raterel 20mg
Thuốc Raterel 20mg được chỉ định điều trị bổ trợ với phương pháp trị liệu hiện có để điều trị triệu chứng cho các đối tượng sau:
- Người trưởng thành bị đau thắt ngực ổn định không được kiểm soát đầy đủ
- Người bệnh trưởng thành không đáp ứng với các phương pháp điều trị đau thắt ngực khác.
==>> Xem thêm thuốc: Thuốc Glotaren 20 - Điều trị bệnh đau thắt ngực ổn định
3 Liều dùng - Cách dùng thuốc Raterel 20mg
3.1 Cách dùng
Thuốc Raterel 20mg được sử dụng bằng đường uống, uống trong bữa ăn.
3.2 Liều dùng
Liều thường dùng: 1 viên Raterel 20mg/ lần, 3 lần/ ngày.
Đối với bệnh nhân suy thận trung bình: Uống 1 viên Raterel 20mg/ lần, 2 lần/ ngày
Đối với người cao tuổi: Tính toán liều dùng phù hợp cho tình trạng của từng người.
Đối với trẻ dưới 18 tuổi: Không sử dụng thuốc Raterel 20mg
4 Chống chỉ định
Không dùng cho các đối tượng bị mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc Raterel 20mg
Trẻ dưới 18 tuổi, bệnh nhân suy thận nặng
Bệnh nhân mắc Parkinson hoặc có dấu hiệu mắc Parkinson, hội chứng chân không nghỉ, run hoặc bất kỳ rối loạn vận động liên quan khác.
5 Tác dụng phụ
Tác dụng phụ thường gặp khi dùng Raterel 20mg bao gồm: chóng mặt, đau đầu, đau bụng, buồn nôn, khó tiêu, tiêu chảy, suy nhược, mẩn ngứa, nổi mày đay.
Tác dụng phụ hiếm gặp khi dùng Raterel 20mg bao gồm: đánh trống ngực, hồi hộp, tim đập nhanh, hạ huyết áp động mạch, khó chịu.
Tác dụng phụ chưa xác định tần suất: rối loạn giấc ngủ, triệu chứng parkinson, đi đứng không vững, táo bón, mất bạch cầu hạt, giảm tiểu cầu,...
6 Tương tác
Hiện nay chưa có báo cáo về tương tác của thuốc Raterel 20mg với các thuốc khác, tuy nhiên cần thận trọng khi sử dụng phối hợp và khuyến cáo nên tham khảo ý kiến của nhân viên y tế.
==>> Xem thêm thuốc: Thuốc Savi Trimetazidine 35MR-Điều trị cơn đau thắt ngực
7 Lưu ý khi sử dụng và bảo quản thuốc Raterel 20mg
7.1 Lưu ý và thận trọng
Thận trọng khi dùng thuốc Raterel 20mg do thuốc có thể gây ra hoặc làm trầm trọng thêm triệu chứng Parkinson. Vì vậy khi xuất hiện các dấu hiệu nghi ngờ Parkinson, bệnh nhân cần ngừng ngay thuốc Raterel 20mg và tới gặp ngay bác sĩ để thăm khám.
Bệnh nhân đang sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp khi phối hợp với Raterel có thể xuất hiện các biểu hiện như đi không vững, ngã, tụt huyết áp,...
Bệnh nhân suy thận trung bình, trên 75 tuổi hoặc không dung nạp galactose cần thận trọng khi dùng thuốc Raterel 20mg
Không nên dùng Raterel cho các đối tượng cần phải làm việc với máy móc và xe cộ do thuốc có thể gây chóng mặt và buồn ngủ.
7.2 Lưu ý sử dụng trên phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú
Không sử dụng thuốc Raterel 20mg cho phụ nữ có thai và cho con bú.
7.3 Xử trí khi quá liều
Chưa có thông tin về việc dùng quá liều thuốc Raterel 20mg, vì vậy cần chuyển bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để điều trị triệu chứng.
7.4 Bảo quản
Raterel 20mg nên được bảo quản ở nơi thoáng mát, nhiệt độ dưới 30 độ C.
8 Sản phẩm thay thế
Trong trường hợp thuốc Raterel hết hàng, quý khách có thể tham khảo các thuốc sau:
- Thuốc Vaspycar 20mg với thành phần chính là Trimetazidine 2HCl 20mg được sử dụng cho người lớn như một liệu pháp bổ sung hoặc hỗ trợ điều trị triệu chứng của đau thắt ngực ổn định không được kiểm soát đầy đủ. Thuốc được sản xuất bởi Công ty Cổ phần Pymepharco dưới dạng viên nén bao phim
- Thuốc Vastec 35 MR dạng viên nén bao phim giải phóng biến đổi do Công ty TNHH MTV Dược phẩm DHG sản xuất. Thuốc có chứa hoạt chất Trimetazidin dihydroclorid hàm lượng 35mg được dùng để điều trị đau thắt ngực ổn định không được kiểm soát đầy đủ hoặc không dung nạp với các liệu pháp điều trị đau thắt ngực khác
9 Cơ chế tác dụng
9.1 Dược lực học
Trimetazidine ức chế enzym 3-ketoacyl-CoA thiolase (thiolase chuỗi dài), một enzym quan trọng trong quá trình β-oxy hóa acid béo trong ty thể, làm giảm sự phụ thuộc của tế bào cơ tim vào chuyển hóa acid béo, từ đó thúc đẩy quá trình oxy hóa Glucose. Nhờ đó, Trimetazidine giúp duy trì năng lượng tế bào tim, cải thiện chức năng cơ tim và hạn chế tổn thương do thiếu máu cục bộ mà không ảnh hưởng đến huyết áp hay nhịp tim. [1]
9.2 Dược động học
Trimetazidine đạt nồng độ đỉnh sau khi uống 2 giờ, khoảng 55ng/ml khi uống một liều 20mg. Trimetazidine có nửa đời thải trừ là 6 giờ và đào thải chủ yếu qua nước tiểu dưới dạng hoạt chât chưa chuyển hóa
10 Thuốc Raterel 20mg giá bao nhiêu?
Thuốc Raterel 20mg hiện nay đang được bán ở nhà thuốc online Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy, giá sản phẩm có thể đã được cập nhật ở đầu trang. Hoặc để biết chi tiết về giá sản phẩm cùng các chương trình ưu đãi, bạn có thể liên hệ với dược sĩ đại học của nhà thuốc qua số hotline hoặc nhắn tin trên zalo, facebook.
11 Thuốc Raterel 20mg mua ở đâu?
Thuốc Raterel 20mg mua ở đâu chính hãng, uy tín nhất? Bạn có thể mang đơn mà bác sĩ có kê thuốc Raterel 20mg để mua thuốc trực tiếp tại nhà thuốc Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy tại địa chỉ: 85 Vũ Trọng Phụng, Thanh Xuân. Hoặc liên hệ qua số hotline/ nhắn tin trên website để được tư vấn sử dụng thuốc đúng cách.
12 Ưu điểm
- Thuốc Raterel 20mg chứa hoạt chất Trimetazidine, dùng đường uống với liều dùng dễ nhớ giúp bệnh nhân tuân thủ phác đồ điều trị.
- Raterel 20mg có dạng viên nén bao phim, là sản phẩm của Công ty cổ phần dược-vật tư y tế Thanh Hoá.
13 Nhược điểm
- Raterel 20mg có thể gây ra một số tác dụng phụ trong quá trình sử dụng như: chóng mặt, đau đầu, đau bụng, buồn nôn, khó tiêu, tiêu chảy, suy nhược, mẩn ngứa,...
Tổng 9 hình ảnh









Tài liệu tham khảo
- ^ Tác giả Yongting Pan, Li Mai và cộng sự (Đăng ngày 23 tháng 7 năm 2024), Trimetazidine improves angiogenesis and tissue perfusion in ischemic rat skeletal muscle, Pubmed. Truy cập ngày 19 tháng 5 năm 2025