Ranistad 50mg
Thuốc kê đơn
Thuốc kê đơn quý khách vui lòng điền thông tin/ chat vào phần liên hệ này để dược sĩ tư vấn và đặt hàng
Thương hiệu | Pymepharco, Công ty cổ phần Pymepharco |
Công ty đăng ký | Công ty cổ phần Pymepharco |
Số đăng ký | VD-23855-15 |
Dạng bào chế | Dung dịch tiêm |
Quy cách đóng gói | Hộp 5 ống x 2ml |
Hoạt chất | Ranitidine |
Xuất xứ | Việt Nam |
Mã sản phẩm | ak2134 |
Chuyên mục | Thuốc Điều Trị Viêm Loét Dạ Dày - Tá Tràng |
Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi tại đây
- Chi tiết sản phẩm
- Hỏi & Đáp 0
- Đánh giá 0
1 Thành phần
Ranitidin (dưới dạng Ranitidin HCl): 50mg/2ml
Tá dược vừa đủ
Dạng bào chế: Dung dịch tiêm [1]

2 Thuốc Ranistad 50mg có tác dụng gì?
Thuốc Ranistad 50mg chỉ định cho bệnh nhân không thể uống thuốc trong các trường hợp sau: loét dạ dày, tá tràng, loét sau phẫu thuật, trào ngược dạ dày-thực quản, hội chứng Zollinger-Ellison. Ngoài ra, Thuốc Ranistad 50mg dùng để dự phòng xuất huyết tiêu hóa do stress hoặc loét có nguy cơ tái phát, phòng hít dịch vị trước gây mê (đặc biệt khi chuyển dạ), và trong điều trị cho bệnh nhân ghép thận.
Dị ứng cấp: Điều trị trong sốc phản vệ (kết hợp adrenalin), hen cấp tính hoặc các tình trạng dị ứng nặng.
==>> Xem thêm sản phẩm khác: [CHÍNH HÃNG] Thuốc Zantac Tablets 150mg điều trị loét dạ dày tá tràng
3 Cách dùng Thuốc Ranistad 50mg
3.1 Liều dùng
Người lớn:
- Tiêm bắp 50 mg mỗi 6-8 giờ.
- Tiêm tĩnh mạch chậm 50 mg trong ít nhất 2 phút sau khi pha loãng thành 20 ml, mỗi 6-8 giờ.
- Truyền tĩnh mạch gián đoạn: 25 mg/giờ, lặp lại sau 6-8 giờ nếu cần.
- Dự phòng chảy máu do stress: tiêm tĩnh mạch chậm 50 mg, sau đó truyền liên tục 125-250 µg/kg/giờ. Khi bệnh nhân ăn lại được thì chuyển sang uống ranitidin 150 mg x 2 lần/ngày.
- Phòng hít acid dịch vị: tiêm bắp hoặc tĩnh mạch chậm 50 mg trước gây mê 45-60 phút.
Trẻ em: chưa xác định liều dùng Thuốc Ranistad 50mg
3.2 Cách dùng
Thuốc Ranistad 50mg dùng đường tiêm.
4 Chống chỉ định
Không dùng Thuốc Ranistad 50mg cho người quá mẫn với thành phần thuốc, phụ nữ mang thai và cho con bú nếu không thật cần thiết.
==>> Bạn đọc có thể tham khảo thêm: [CHÍNH HÃNG] Thuốc Ranitidin-150 điều trị viêm loét dạ dày, tá tràng
5 Tác dụng phụ
Phổ biến: nhức đầu, chóng mặt, mệt, tiêu chảy, phát ban.
Ít gặp: giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu, tăng men gan, đau tại vị trí tiêm.
Hiếm gặp: phản vệ, co thắt phế quản, viêm tụy, viêm gan (có thể vàng da), rối loạn thị lực, nhịp tim chậm, tụt huyết áp, to vú ở nam giới, đau cơ, đau khớp.
6 Tương tác thuốc
Ranitidin ít ảnh hưởng đến enzyme gan, mức ức chế cytochrom P450 chỉ bằng khoảng 10% cimetidin.
So với cimetidin, ranitidin ít làm tăng nồng độ các thuốc như theophylin, Diazepam, Propranolol, hoặc thuốc chống đông.
Thuốc Ranistad 50mg có thể làm giảm hấp thu ketoconazol, itraconazol, fluconazol do giảm độ acid dịch vị.
Dùng Thuốc Ranistad 50mg cùng Clarithromycin làm tăng nồng độ ranitidin.
Propanthelin làm tăng Sinh khả dụng do làm chậm vận chuyển thuốc qua dạ dày.
7 Lưu ý khi dùng thuốc và bảo quản
7.1 Lưu ý và thận trọng
Giảm liều Thuốc Ranistad 50mg với bệnh nhân suy thận nặng.
Thuốc Ranistad 50mg thận trọng ở người rối loạn chuyển hóa porphyrin cấp, suy gan nặng hoặc có bệnh tim dẫn đến chậm nhịp.
Trước khi dùng Thuốc Ranistad 50mg để điều trị loét dạ dày, cần loại trừ khả năng ung thư.
Người suy thận nên dùng Thuốc Ranistad 50mg liều thấp hơn như 25 mg hoặc uống 1 liều 500 mg vào buổi tối trong 4-8 tuần.
Thuốc Ranistad 50mg tiêm nhanh có thể gây nhịp chậm ở người có yếu tố nguy cơ tim mạch.
7.2 Lưu ý khi dùng cho phụ nữ mang thai và cho con bú
Thai kỳ: Ranitidin qua nhau thai, nhưng chưa ghi nhận ảnh hưởng xấu khi dùng liều điều trị.
Cho con bú: Ranitidin tiết vào sữa mẹ, chỉ dùng Thuốc Ranistad 50mg khi thật cần thiết.
7.3 Bảo quản
Thuốc Ranistad 50mg nên được bảo quản nơi khô ráo, tránh ánh sáng trực tiếp từ mặt trời, nhiệt độ < 30oC.
7.4 Xử trí khi quá liều
Không có thuốc giải độc đặc hiệu, chủ yếu điều trị hỗ trợ:
- Co giật: dùng diazepam.
- Nhịp tim chậm: dùng atropin.
- Loạn nhịp thất: dùng lidocain.
- Thẩm tách máu có thể giúp loại thuốc khỏi huyết tương khi cần thiết.
8 Sản phẩm thay thế
Nếu Thuốc Ranistad 50mg hết hàng, quý khách hàng vui lòng tham khảo
Thuốc Ranitidin 50mg/2ml do Công ty cổ phần Dược DANAPHA sản xuất, chứa Ranitidine, bào chế dạng Dung dịch tiêm, được chỉ định điều trị loét tá tràng, loét dạ dày lành tính,...
Hoặc Thuốc Arnetine 50mg/2ml, bào chế dạng Dung dịch tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch, là sản phẩm đến từ thương hiệu Medochemie, chứa Ranitidine, được chỉ định điều trị điều trị bệnh viêm loét dạ dày,...
9 Cơ chế tác dụng
9.1 Dược lực học
Ranitidin là thuốc đối kháng thụ thể H₂ của histamin trên tế bào viền dạ dày, làm giảm bài tiết acid dịch vị cả ngày lẫn đêm, kể cả khi bị kích thích bởi thức ăn, Insulin, acid amin, histamin hoặc pentagastrin. Hiệu lực ức chế acid của ranitidin mạnh hơn cimetidin từ 3 đến 13 lần.
9.2 Dược động học
Ranitidin có sinh khả dụng khoảng 50% khi uống, đạt nồng độ huyết tương tối đa sau 2-3 giờ. Hấp thu Ranitidin không bị ảnh hưởng đáng kể bởi thức ăn hay thuốc kháng acid. Ranitidin thải trừ chủ yếu qua thận với thời gian bán hủy 2-3 giờ; 60-70% liều uống và 93% liều tiêm được đào thải qua nước tiểu. Khoảng 35% liều Ranitidin uống và 70% liều tiêm tĩnh mạch thải trừ nguyên dạng trong 24 giờ đầu. Ranitidin tiêm bắp giúp đạt nồng độ tối đa sau khoảng 15 phút.
10 Thuốc Ranistad 50mg giá bao nhiêu giá bao nhiêu?
Thuốc Ranistad 50mg hiện nay đang được bán ở nhà thuốc online Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy, giá sản phẩm có thể đã được cập nhật ở đầu trang. Hoặc để biết chi tiết về giá sản phẩm cùng các chương trình ưu đãi, bạn có thể liên hệ với nhân viên nhà thuốc qua số hotline để được tư vấn thêm.
11 Thuốc Ranistad 50mg mua ở đâu chính hãng, uy tín nhất?
Bạn có thể mua Thuốc Ranistad 50mg trực tiếp tại nhà thuốc Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy tại địa chỉ: 85 Vũ Trọng Phụng, Thanh Xuân. Hoặc liên hệ qua số hotline/ nhắn tin trên website để được tư vấn sử dụng Dung cách.
12 Ưu điểm
- Thuốc Ranistad 50mg chứa ranitidin, giúp giảm tiết dịch vị nhanh chóng và bền vững, có lợi trong điều trị các tình trạng tăng acid như loét dạ dày, trào ngược thực quản
- Thuốc có dạng ống tiêm Ranistad 50mg phù hợp khi người bệnh không thể uống thuốc
13 Nhược điểm
- Thuốc Ranistad có thể gây chóng mặt, mệt mỏi, rối loạn tiêu hóa hoặc rối loạn về máu (giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu).
Tổng 5 hình ảnh




