1 / 17
ramlepsa 375 325 D1215

Ramlepsa 37.5mg/325mg

File PDF hướng dẫn sử dụng: Xem

Thuốc kê đơn

275.000
Đã bán: 184 Còn hàng
Thương hiệuDược phẩm Krka, KRKA; D.D.; Novo Mesto, Slovenia
Công ty đăng kýTenamyd
Số đăng kýVN-22238-19
Dạng bào chếViên nén bao phim
Quy cách đóng góiHộp 3 vỉ x 10 viên
Hoạt chấtTramadol hydrochloride, Paracetamol (Acetaminophen)
Mã sản phẩmat253
Chuyên mục Thuốc Hạ Sốt Giảm Đau

Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi

Phản hồi thông tin

Dược sĩ Kim Viên Biên soạn: Dược sĩ Kim Viên
Dược sĩ lâm sàng

Ngày đăng

Cập nhật lần cuối:

Lượt xem: 14412 lần

Thuốc Ramlepsa 37.5mg/325mg được chỉ định để điều trị các chứng đau từ vừa đến nặng. Trong bài viết này, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) xin gửi đến bạn đọc cách sử dụng và các lưu ý khi dùng thuốc Ramlepsa 37.5mg/325mg 

1 Thành phần

Thành phần: 

Trong một viên Ramlepsa 325mg có chứa:

 Tramadol HCl với hàm lượng 37.5mg. 

Paracetamol với hàm lượng 325mg.

Tá dược vừa đủ 1 viên.

Dạng bào chế:

2 Tác dụng - Chỉ định của thuốc Ramlepsa 37.5mg/325mg 

2.1 Ramlepsa là thuốc gì, có tác dụng gì?

2.1.1 Dược lực học

  • Paracetamol (Acetaminophen hay N-acetyl-p-aminophenol) là thuốc giảm đau, hạ sốt hữu hiệu có thể thay thế Aspirin; Paracetamol không có hiệu quả điều trị viêm. Với liều ngang nhau tính theo gam, thuốc có tác dụng giảm đau và hạ sốt tương tự như Aspirin. Paracetamol làm giảm thân nhiệt ở người bệnh sốt, nhưng gần như không làm giảm thân nhiệt ở người bình thường. Thuốc tác động lên vùng dưới đồi gây hạ nhiệt, tỏa nhiệt tăng do giãn mạch và tăng lưu lượng máu ngoại biên. Với liều điều trị, paracetamol ít tác động đến hệ tim mạch và hô hấp, không làm thay đổi cân bằng acid-base, không gây kích ứng, loét hoặc chảy máu dạ dày. Tuy nhiên, ở liều gây độc, paracetamol có thể gây suy tuần hoàn. [1]
  • Tramadol hydroclorid là một thuốc giảm đau tổng hợp có tác động tới thần kinh trung ương. Thuốc có tác dụng giống thuốc phiện, do có hoạt tính chọn lọc trên các thụ thể . Ngoài hoạt tính giống thuốc phiện, Tramadol còn ức chế sự tái hấp thu một số Monoamine (Norepinephrine, Serotonin), tăng  tác dụng giảm đau của Tramadol. Trong thực nghiệm trên động vật, chất chuyển hóa Mỹ có tác dụng giảm đau mạnh gấp 6 lần và gắn với thụ thể u mạnh gấp 200 lần so với thuốc gốc. Tác dụng giảm đau của Tramadol chỉ bị đối kháng một phần bởi Naloxon ở người khỏe mạnh. Tramadol cũng có thể gây nghiện, nhưng khả năng này thấp. Tramadol cũng có nhiều tác dụng dược lý và ADR giống thuốc phiện. Tác dụng gây suy giảm hô hấp của thuốc yếu hơn so với Morphin và thường không quan trọng về lâm sàng với các liều thường dùng. 

2.1.2 Dược động học

  • Paracetamol được hấp thu nhanh và hầu như hoàn toàn qua Đường tiêu hóa. Thức ăn có thể làm chậm hấp thu khi sử dụng viên nén paracetamol giải phóng kéo dài. Paracetamol phân bố nhanh và đồng đều trong phần lớn các mô của cơ thể, thuốc qua được nhau thai và vào được sữa mẹ với lượng nhỏ. Paracetamol được chuyển hóa chủ yếu ở gan, chuyển hóa thành N-acetyl-p-benzoquinonimin (NAPQI), một chất chuyển hóa có độc tính cao. NAPQI được khử độc bằng Glutathione và đào thải vào nước tiểu và/hoặc mật. Khi chất chuyển hóa không được liên hợp với glutathion sẽ gây độc cho các tế bào gan và gây hoại tử tế bào. Paracetamol thường an toàn khi dùng với liều điều trị, vì lượng NAPQI được tạo thành tương đối ít và glutathion tạo thành trong tế bào gan đủ liên hợp với NAPQI. Tuy nhiên, khi quá liều hoặc đôi khi với liều thường dùng ở một số người nhạy cảm (như suy dinh dưỡng, hoặc tương tác thuốc, nghiện rượu, cơ địa di truyền), nồng độ NAPQI có thể tích lũy gây độc cho gan. Thuốc chủ yếu thải trừ qua nước tiểu, bệnh nhân suy thận có thể gặp trường hợp tích lũy thuốc.
  • Tramadol được hấp thu dễ dàng sau khi uống nhưng một phần nhỏ bị chuyển hóa qua vòng tuần hoàn. Sinh khả dụng đường uống khoảng 70-75%. Tramadol được phân bố rộng rãi, đi qua nhau thai nhưng rất ít vào sữa mẹ (chỉ khoảng 0,1% liều dùng ở người mẹ). Tramadol được chuyển hóa ở gan thành O-desmethyltramadol (M,) có hoạt tính dược lý.  Tramadol được bài tiết chủ yếu qua nước tiểu dưới dạng chất chuyển hóa. Nửa đời thải trừ khoảng 6 giờ. [2]. Các thông số dược động học ở người cao tuổi cũng giống như ở người trẻ tuổi. 

Thuốc Ramlepsa 37.5mg có chứa 37.5mg Tramadol và 325mg Paracetamol đã được chứng minh là một lựa chọn điều trị hữu ích để giảm đau đa phương thức ở những bệnh nhân bị đau từ trung bình đến nặng. [3]

2.2 Chỉ định thuốc Ramlepsa 37.5mg/325mg

Thuốc Ramlepsa được chỉ định trong những trường hợp cơn đau trung bình hoặc nặng.

==>> Xem thêm thuốc có cùng hoạt chất: Thuốc Utrahealth điều trị giảm các cơn đau từ trung bình đến nặng 

3 Liều dùng - Cách dùng thuốc Ramlepsa 37.5mg/325mg  

3.1 Liều dùng thuốc Ramlepsa 37.5mg/325mg

  • Liều dùng dành cho người lớn và trẻ em từ 15 tuổi trở lên: Mỗi lần dùng 1 - 2 viên, mỗi ngày uống tối đa 8 viên, mỗi lần uống cách nhau 4 - 6 giờ.
  • Cần giảm liều và giãn khoảng cách dùng thuốc cho bệnh nhân suy thận (không quá 2 viên trong 12 giờ)[4]

3.2 Cách dùng thuốc Ramlepsa 37.5mg/325mg hiệu quả

Ramlepsa 37.5mg/325mg dùng đường uống, người dùng có thể uống với một lượng nước vừa đủ. Lưu ý không bẻ viên thuốc, uống nguyên cả viên để mang lại tác dụng hiệu quả nhất.

4 Chống chỉ định

Không sử dụng thuốc Ramlepsa cho các đối tượng sau:

  • Người có tiền sử dị ứng với bất kì thành phần nào có trong thuốc.
  • Phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú vì có thể gây ảnh hưởng xấu đến thai nhi/ trẻ.
  • Ngộ độc cấp do rượu, thuốc giảm đau trung ương, ma túy, thuốc hướng thần.
  • Bệnh nhân suy giảm chức năng gan - thận nặng.
  • Trẻ em dưới 15 tuổi.

==>> Bạn đọc có thể tham khảo thêm thuốc  [CHÍNH HÃNG] Thuốc Agirofen 400 - hạ sốt, giảm đau 

5 Tác dụng phụ

Trong quá trình sử dụng thuốc, người dùng có thể gặp một số tác dụng không mong muốn như:

Thường gặpNhức nhói khó chịu, tụt huyết áp, da nổi ban, bí tiểu, đái dắt, buồn ngủ, chóng mặt, buồn nôn, nhịp tim nhanh.
Ít gặpSuy nhược, mệt mỏi, kích động. Bụng đau, rối loạn đường tiêu hóa. Nhầm lẫn, kích thích, bồn chồn, không muốn ăn, da ngứa và đổ nhiều mồ hôi.
Hiếm gặpĐau nhói ngực, hội chứng cai thuốc, rét run. Co, căng cơ, nửa đầu đau, dị cảm, ngẩn cơ. Không nuốt được, phù lưỡi, phân có màu đen. Rối loạn nhịp đập, huyết áp. Thiếu máu, thở khó khăn, rối loạn tiểu tiện, xuất huyết tiêu hóa, miệng, gan viêm.

Hãy liên hệ với bác sĩ nếu triệu chứng xảy ra trầm trọng hơn.

Tương tác

Lưu ý khi sử dụng thuốc chung với các thuốc sau, hãy báo cho bác sĩ về tiền sử dùng thuốc của bạn:

ThuốcTương tác bất lợi
Thuốc ức chế MAO và quá trình tái hấp thu serotonin  Tăng nguy cơ có các phản ứng không mong muốn
Carbamazepin  Tăng chuyển hóa thuốc Tramadol và làm giảm hiệu quả giảm đau
Quinidin    Tăng hàm lượng tramadol, nguy cơ quá liều, tăng tác dụng không mong muốn
Thuốc chống đông warfarin    Tăng nguy cơ xuất huyết ở một số bệnh nhân
Chất ức chế CYP2D6    Hạn chế chuyển hóa tramadol, gây tích lũy, tăng độc tính, tác dung phụ.

6 Lưu ý khi sử dụng và bảo quản

6.1 Lưu ý khi sử dụng thuốc Ramlepsa 37.5mg/325mg

  • Không sử dụng thuốc chung với các thuốc có gây tương tác bất lợi.
  • Nguy cơ gây ra suy hô hấp khi dùng cho những người có nguy cơ cao. Hay dùng liều cao tramadol cũng thuốc mê, tê và rượu.
  • Bệnh nhân bị chấn thương vùng đầu và bị tăng áp lực nội sọ cần phải thận trọng và được theo dõi khi dùng thuốc,
  • Các bệnh nhân nghiện thuốc phiện có thể tái nghiện khi dùng thuốc này.
  • Thận trọng ở người bị nghiện rượu mãn tính hoặc có nguy cơ bị độc gan.
  • Việc sử dụng naloxon để xử trí quá liều tramadol có thể làm tăng nguy cơ co giật.
  • Những người bệnh có bệnh suy gan nặng không nên dùng quá 2 viên trong vòng 12 tiếng.
  • Thận trọng ở bệnh nhân bị suy gan, thận.
  • Không được dùng cùng thuốc khác có chứa paracetamol hoặc tramadol.

6.2 Lưu ý sử dụng trên phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú

Chưa có các nghiên cứu chứng minh độ an toàn/ hiệu quả khi sử dụng thuốc cho đối tượng này, đã ghi nhận trường hợp Tramadol gây độc thai nhi ở động vật. Không nên sử dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú.

6.3 Ảnh hưởng lên khả năng vận hàng máy móc hoặc lái xe

Không sử dụng thuốc trước khi lái xe hay vận hành máy móc vì thuốc có thể gây ảnh hưởng đến độ tỉnh táo của người dùng.

6.4 Xử trí khi quá liều

Không tự ý sử dụng nhiều hơn liều khuyến cáo. Trong trường hợp bệnh nhân quá liều cần được đưa tới cơ sở y tế để cho sử dụng thuốc giải độc và điều trị triệu chứng.

6.5 Bảo quản 

Thuốc cần được đảm bảo chất lượng ở môi trường thoáng mát, khô ráo, tránh ánh sáng trực tiếp và có nhiệt độ dưới 30 độ C

7 Sản phẩm thay thế 

Trong trường hợp Ramlepsa 37.5mg/325mg hết hàng, người dùng có thể tham khảo một số thuốc sau có cùng hoạt chất, hàm lượng:

Ultracet Tab. có giá 340.000 đồng/hộp 30 viên, thuốc có thành phần hàm lượng giống Ramlepsa, thuốc được sản xuất bởi Công ty Janssen Korea., Ltd, Hàn Quốc. Ultracet là thuốc tương đối quen thuộc trên thị trường Việt nam, dễ tìm mua nếu bạn có đơn bác sĩ.

Yuraf Tab có giá 700.000 đồng/ hộp 100 viên, thuốc có thành phần Tramadol và Paracetamol với hàm lượng giống Ramlepsa, thuốc có xuất xứ Hàn Quốc. Giá thành tính theo viên của Yuraf Tab tương đối tiết kiệm so với thuốc nhập khẩu.

Nhà sản xuất

SĐK: VN-22238-19

Nhà sản xuất: KRKA; D.D.; Novo Mesto, Slovenia

Đóng gói: Hộp 3 vỉ x 10 viên

8 Giá thuốc Ramlepsa 37.5mg/325mg bao nhiêu?

Thuốc Ramlepsa 37.5mg/325mg hiện nay đang được bán ở nhà thuốc online Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy, giá sản phẩm có thể đã được cập nhật ở đầu trang. Hoặc để biết chi tiết về giá sản phẩm cùng các chương trình ưu đãi, bạn có thể liên hệ với nhân viên nhà thuốc qua số hotline 1900 888 633 để được tư vấn thêm.

9 Thuốc Ramlepsa 37.5mg/325mg mua ở đâu?

Thuốc Ramlepsa 37.5mg/325mg mua ở đâu chính hãng, uy tín nhất? Bạn có thể mang đơn mà bác sĩ có kê thuốc Ramlepsa 37.5mg/325mg để mua thuốc trực tiếp tại nhà thuốc Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy tại địa chỉ: 85 Vũ Trọng Phụng, Thanh Xuân. Hoặc liên hệ qua số hotline/ nhắn tin trên website để được tư vấn sử dụng thuốc đúng cách. 

10 Ưu điểm

  • Sự kết hợp giữa Paracetamol và Tramadol mang lại tác dụng giảm đau tương đối tốt trên các cơn đau từ trung bình tới nặng, Tramadol tuy là thuốc Opioid nhưng khả năng gây nghiện thấp hơn các thuốc khác cùng nhóm.
  • Dạng thuốc kết hợp 2 hoạt chất với hàm lượng được tính toán sao cho đạt nồng độ thấp nhất có hiệu quả, giúp mang lại hiệu quả cao, hạn chế các tác dụng không mong muốn.
  • Thuốc Ramlepsa 37.5mg/325mg được sản xuất trong nhà máy hiện đại, quy trình đạt chuẩn GMP-WHO của Công ty KRKA; D.D.; Novo Mesto, Slovenia.
  • Tuy là thuốc nhập khẩu nhưng có giá thành tương đối vừa phải, không quá cao.

11 Nhược điểm

  • Tramadol có thể gây ra hội chứng Serotonin (hội chứng từ nhẹ đến có khả năng đe dọa tính mạng liên quan đến hoạt động tiết serotonin quá mức trong hệ thần kinh trung ương). Vì vậy chỉ sử dụng thuốc khi có chỉ định từ bác sĩ, người dùng không nên tự ý mua sử dụng để điều trị các chứng đau thông thường. [5]

Tổng 17 hình ảnh

ramlepsa 375 325 D1215
ramlepsa 375 325 D1215
ramlepsa 5 D1673
ramlepsa 5 D1673
ramlepsa 1 U8626
ramlepsa 1 U8626
ramlepsa 9 J3147
ramlepsa 9 J3147
ramlepsa 4 T7542
ramlepsa 4 T7542
ramlepsa 14 P6016
ramlepsa 14 P6016
ramlepsa 3 U8135
ramlepsa 3 U8135
ramlepsa 8 E1070
ramlepsa 8 E1070
ramlepsa 10 E1488
ramlepsa 10 E1488
ramlepsa 2 L4410
ramlepsa 2 L4410
ramlepsa 7 T8848
ramlepsa 7 T8848
ramlepsa 18 V8081
ramlepsa 18 V8081
ramlepsa 12 L4522
ramlepsa 12 L4522
ramlepsa 11 R7271
ramlepsa 11 R7271
ramlepsa 13 K4038
ramlepsa 13 K4038
ramlepsa 16 S7074
ramlepsa 16 S7074
ramlepsa 17 R7481
ramlepsa 17 R7481

Tài liệu tham khảo

  1. ^ Tác giả Marta Jóźwiak-Bebenista, Jerzy Z Nowak (Ngày đăng tháng 1-2 năm 2014). Paracetamol: mechanism of action, applications and safety concern, Pubmed. Truy cập ngày 25 tháng 8 năm 2023
  2. ^ Tác giả Karen Miotto, Arthur K Cho, Mohamed A Khalil, Kirsten Blanco, Jun D Sasaki, Richard Rawson (Ngày đăng tháng 1 năm 2017). Trends in Tramadol: Pharmacology, Metabolism, and Misuse, Pubmed. Truy cập ngày 25 tháng 8 năm 2023
  3. ^ Tác giả Sohita Dhillon (Ngày đăng năm 2010). Tramadol/paracetamol fixed-dose combination: a review of its use in the management of moderate to severe pain, Pubmed. Truy cập ngày 25 tháng 8 năm 2023
  4. ^ Tờ hướng dẫn sử dụng do nhà sản xuất công bố, xem và tải bản PDF tại đây
  5. ^ Tác giả Burton D Beakley , Adam M Kaye, Alan D Kaye (Ngày đăng tháng 7-8 năm 2015). Tramadol, Pharmacology, Side Effects, and Serotonin Syndrome: A Review, Pubmed. Truy cập ngày 25 tháng 8 năm 2023
* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
  • 0 Thích

    đau răng có dùng được không?

    Bởi: Sơn vào


    Thích (0) Trả lời 1
    • chào bạn, đau răng có thể dùng tuy nhiên nếu bạn không đau quá nghiêm trọng thì có thể sử dụng đơn độc paracetamol hoặc dung paracetamol kết hợp ibuprofen. Nếu muốn sử dụng Ramlepsa, bạn cần có chỉ định của bác sĩ

      Quản trị viên: Dược sĩ Kim Viên vào


      Thích (1) Trả lời
(Quy định duyệt bình luận)
Ramlepsa 37.5mg/325mg 5/ 5 1
5
100%
4
0%
3
0%
2
0%
1
0%
Chia sẻ nhận xét
Đánh giá và nhận xét
  • Ramlepsa 37.5mg/325mg
    T
    Điểm đánh giá: 5/5

    Thuốc tốt lắm

    Trả lời Cảm ơn (0)

SO SÁNH VỚI SẢN PHẨM TƯƠNG TỰ

vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
1900 888 633