Raciper 20mg
Thuốc kê đơn
Thương hiệu | Sun Pharma, Công ty Sun Pharmaceutical Industries Ltd |
Công ty đăng ký | Công ty Sun Pharmaceutical Industries Ltd |
Số đăng ký | VN-16032-12 |
Dạng bào chế | Viên nén bao phim kháng acid dạ dày |
Quy cách đóng gói | Hộp 4 vỉ x 7 viên |
Hoạt chất | Esomeprazole |
Xuất xứ | Ấn Độ |
Mã sản phẩm | mk409 |
Chuyên mục | Thuốc Điều Trị Viêm Loét Dạ Dày - Tá Tràng |
Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi
Phản hồi thông tin
- Chi tiết sản phẩm
- Hỏi & Đáp 0
- Đánh giá 0
Thuốc Raciper 20mg được sử dụng trong điều trị các vấn đề về tăng tiết acid dạ dày. Vậy, thuốc có liều dùng như thế nào? Cần những lưu ý gì khi sử dụng? Hãy cùng Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) tìm hiểu những thông tin về thuốc Raciper 20mg trong bài viết sau đây.
1 Thành phần
Thành phần:
Trong 1 viên thuốc Raciper 20mg có chứa:
Esomeprazole …………… 20mg
Tá dược vừa đủ 1 viên
Dạng bào chế: Viên nén bao phim kháng acid dạ dày
2 Tác dụng - Chỉ định của thuốc Raciper 20mg
2.1 Thuốc Raciper 20mg là thuốc gì?
2.1.1 Dược lực học
Thuốc Raciper Esomeprazole 20mg có chứa Esomeprazole là một hoạt chất thuộc nhóm thuốc ức chế bơm proton (PPIs). Esomeprazole bản chất là đồng phân S của omeprazol, sau khi vào cơ thể sẽ chuyển thành dạng có hoạt tính và tạo liên kết hóa trị bền vững, không hồi phục với H*/K*/ATPase, làm ức chế khả năng tiết proton H* vào trong lòng dạ dày của enzyme này.
Esomeprazole gắn và ức chế không phục hồi vào bơm proton nên tác dụng có thể kéo dài lên tới 24 giờ. Và bởi tác động trực tiếp vào tác nhân bơm proton nên thuốc có thể giảm tiết acid do mọi nguyên nhân, bao gồm cả giảm tiết acid dạ dày kích thích và cơ bản. [1]
2.1.2 Dược động học
Esomeprazole dễ bị phân hủy trong môi trường acid dạ dày, cần có dạng bào chế đặc biệt để thuốc tan ở ruột. Thuốc hấp thu nhanh qua đường uống, Sinh khả dụng tương đối cao và tăng dần theo liều dùng. Thuốc gắn vào huyết tương nhiều (khoảng 97%). Thuốc được chuyển hóa tại gan và thải trừ chủ yếu qua nước tiểu, phần còn lại có thể được thải ra ngoài qua phân.
2.2 Chỉ định thuốc Raciper 20mg
Raciper 20mg được chỉ định sử dụng cho các trường hợp:
- Bệnh nhân mắc loét dạ dày - tá tràng.
- Phòng và điều trị loét dạ dày - tá tràng cho người đang dùng thuốc chống viêm không steroid.
- Bệnh nhân mắc chứng trào ngược dạ dày - thực quản.
- Người mắc hội chứng Zollinger-Ellison.
==>> Xem thêm thuốc có cùng hoạt chất: Thuốc Emerazol (Esomeprazol 20mg): Cách dùng - Chỉ định, Liều dùng
3 Liều dùng - Cách dùng thuốc Raciper 20mg
Raciper 20mg được sử dụng với liều dùng khuyến cáo như sau:
- Người lớn: dùng từ 1-2 viên mỗi ngày, liều lượng và thời gian điều trị phụ thuộc vào từng chỉ định và tình trạng sức khỏe.
- Trẻ em trên 20kg, đã nuốt được toàn bộ viên uống 1 viên/lần/ngày.
Để đạt được hiệu quả tốt nhất, thuốc Raciper 20mg cần dùng theo đường uống. Người dùng cần uống nguyên viên với một lượng nước vừa đủ và uống trước khi ăn từ 30 phút - 1 tiếng. Tùy thuộc vào từng chỉ định và mức độ bệnh mà mỗi người có thời gian điều trị khác nhau, thông thường mỗi đợt bệnh nhân sẽ cần điều trị từ 7-14 ngày.
4 Chống chỉ định
Không sử dụng thuốc nếu người bệnh là một trong những đối tượng sau:
- Người có tiền sử dị ứng, mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc.
- Bệnh nhân có tiền sử dị ứng với các thuốc cùng nhóm PPIs.
==>> Bạn đọc có thể tham khảo thêm Thuốc Vespratab kit - Tích hợp phác đồ điều trị viêm dạ dày do H.P
5 Tác dụng phụ
Trong quá trình sử dụng thuốc, người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng không mong muốn:
- Thường gặp: đau đầu, buồn nôn, chóng mặt, nôn, tiêu chảy, táo bón, đầy hơi, khô miệng.
- Ít gặp: mệt mỏi, mất ngủ, rối loạn thị giác, buồn ngủ, phát ban, ngứa.
- Hiếm gặp: sốt, mẫn cảm ánh sáng, rụng tóc, sốc phản vệ, kích động, lú lẫn, trầm cảm, nhiễm khuẩn hô hấp, rối loạn bạch cầu, giảm tiểu cầu, tăng enzym gan, vàng da, viêm gan, viêm miệng, rối loạn vị giác, hạ magie, natri máu, đau cơ, loãng xương,...
6 Tương tác
Thận trọng khi dùng Raciper chung với các thuốc sau do có khả năng xuất hiện các phản ứng bất lợi:
- Ketoconazol, muối Sắt, digoxin: ảnh hưởng sinh khả dụng của thuốc.
- Cilostazol: tăng nồng độ Cilostazol trong máu, có thể làm tăng tác dụng phụ của thuốc.
- Voriconazole: tăng nồng độ esomeprazole, cần giảm liều nếu dùng liều cao.
- Thuốc lợi tiểu quai, thiazid: tăng nguy cơ hạ Magie máu.
- Atazanavir: giảm tác dụng kháng virus.
- Clopidogrel: giảm tác dụng của thuốc chống kết tập tiểu cầu.
- Sucralfat: giảm tác dụng của esomeprazole
- Warfarin: tăng INR, tăng nguy cơ xuất huyết.
7 Lưu ý khi sử dụng và bảo quản
7.1 Lưu ý và thận trọng
Thuốc dùng đường uống, có thể dùng cho trẻ em nhưng chỉ nên dùng với trẻ đã nuốt được viên.
Bệnh nhân cần được loại trừ ung thư dạ dày trước khi dùng thuốc vì thuốc có thể làm mờ dấu hiệu triệu chứng của ung thư dạ dày.
Bệnh nhân mắc bệnh gan, phụ nữ có thai và cho con bú cần thận trọng khi dùng thuốc.
Sử dụng thuốc lâu dài có thể gây viêm teo dạ dày hoặc tăng nguy cơ nhiễm khuẩn (như viêm phổi mắc phải tại cộng đồng), tăng nguy cơ tiêu chảy do Clostridium difficile.
Sử dụng liều cao kéo dài trong hơn 1 năm có thể tăng nguy cơ loãng xương, gãy xương.
Bệnh nhân dùng kéo dài hơn 3 tháng cần được cảnh báo về nguy cơ gây hạ magie huyết.
7.2 Lưu ý sử dụng trên phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú
Các nghiên cứu trên động vật không ghi nhận trường hợp quái thai do esomeprazole gây ra. Tuy nhiên vẫn không có khuyến khích sử dụng thuốc cho đối tượng phụ nữ có thai và cho con bú. Người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ và bác sĩ cần cân nhắc các yếu tố lợi ích/nguy cơ trước khi kê đơn cho các đối tượng này.
7.3 Xử trí khi quá liều
Hiện chưa có thuốc giải độc đặc hiệu dành cho Raciper 20mg. Nếu người bệnh có dấu hiệu ngộ độc thuốc, cần đưa đến cơ sở y tế gần nhất để được loại bỏ thuốc ra khỏi cơ thể và có những điều trị triệu chứng hợp lý.
7.4 Bảo quản
Thuốc Raciper 20mg cần được bảo quản ở môi trường thoáng mát, khô ráo, tránh ánh sáng trực tiếp, nhiệt độ dưới 25 độ C.
8 Sản phẩm thay thế
Trong trường hợp thuốc Raciper 20mg hết hàng, bạn đọc có thể tham khảo một số thuốc có cùng hoạt chất, hàm lượng:
Nexium Mups 20mg của AstraZeneca AB là biệt dược gốc có chứa 20mg Esomeprazole, được bán tại thị trường Việt Nam với giá 350.000 đồng / hộp 14 viên.
Nemeum 20mg cũng chứa 20mg Esomeprazole nhưng được sản xuất tại Việt Nam bởi Công ty TNHH US Pharma USA nên có giá thành tiết kiệm hơn, chỉ 75.000 đồng / hộp 14 viên.
9 Nhà sản xuất
SĐK: VN-16032-12
Nhà sản xuất: Công ty Sun Pharmaceutical Industries Ltd - Ấn Độ
Đóng gói: Hộp 4 vỉ x 7 viên
10 Thuốc Raciper 20mg giá bao nhiêu?
Thuốc Raciper 20mg hiện nay đang được bán ở nhà thuốc online Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy, giá sản phẩm có thể đã được cập nhật ở đầu trang. Hoặc để biết chi tiết về giá sản phẩm cùng các chương trình ưu đãi, bạn có thể liên hệ với nhân viên nhà thuốc qua số hotline 1900 888 633 để được tư vấn thêm.
11 Thuốc Raciper 20mg mua ở đâu?
Thuốc Raciper 20mg mua ở đâu chính hãng, uy tín nhất? Bạn có thể cầm theo đơn bác sĩ có kê Abcd đến mua thuốc trực tiếp tại Nhà thuốc Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy tại địa chỉ: 85 Vũ Trọng Phụng, Thanh Xuân, Hà Nội. Hoặc liên hệ qua số hotline/ nhắn tin trên website để đặt thuốc cũng như được tư vấn sử dụng thuốc đúng cách.
12 Ưu điểm
- Esomeprazole là hoạt chất được nghiên cứu có hiệu quả ức chế bơm proton hiệu quả và có lợi với hội chứng GERD hơn so với Omeprazole. [2]
- Thuốc có tác dụng kéo dài lên tới 24 tiếng, ngày chỉ cần dùng 1-2 lần, tiện lợi cho người dùng.
- Raciper 20mg được sản xuất tại Ấn Độ - đất nước với công nghệ sản xuất thuốc generic cao nên thuốc sản xuất tại Ấn có chất lượng tốt mà giá thành phải chăng.
13 Nhược điểm
- Thuốc bào chế dạng viên, khó dùng cho trẻ nhỏ.
Tổng 3 hình ảnh
Tài liệu tham khảo
- ^ Tác giả Ravi Vachhani, Gregory Olds, Vic Velanovich (Ngày đăng tháng 2 năm 2009). Esomeprazole: a proton pump inhibitor, Pubmed. Truy cập ngày 24 tháng 4 năm 2024.
- ^ Tác giả Qian Qi, Rugang Wang, Lin Liu, Feng Zhao, Sheng Wang (Ngày đăng tháng 10 năm 2015). Comparative effectiveness and tolerability of esomeprazole and omeprazole in gastro-esophageal reflux disease: A systematic review and meta-analysis, Pubmed. Truy cập ngày 24 tháng 4 năm 2024.