1 / 15
thuoc pufam 1 1 J3054

Pufam-1

File PDF hướng dẫn sử dụng: Xem

Thuốc kê đơn

Thuốc kê đơn quý khách vui lòng điền thông tin/ chat vào phần liên hệ này để dược sĩ tư vấn và đặt hàng

Thương hiệuEmcure Pharmaceuticals, Emcure Pharmaceuticals Limited
Công ty đăng kýEmcure Pharmaceuticals Limited
Số đăng kýVN-21415-18
Dạng bào chếViên nang cứng
Quy cách đóng góiHộp 1 vỉ x10 viên
Hoạt chấtTacrolimus
Xuất xứẤn Độ
Mã sản phẩmnn623
Chuyên mục Thuốc ức chế miễn dịch

Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi tại đây

Dược sĩ Hoàng Bích Biên soạn: Dược sĩ Hoàng Bích
Dược sĩ lâm sàng

Ngày đăng

Cập nhật lần cuối:

1 Thành phần

Thành phần trong mỗi viên thuốc Pufam-1 chứa:

  • Tacrolimus hàm lượng 1mg.
  • Tá dược vừa đủ 1 viên.

Dạng bào chế: Viên nang cứng.

2 Tác dụng - Chỉ định của thuốc Pufam-1

Thuốc Pufam-1 được sử dụng để ngăn ngừa hiện tượng đào thải cơ quan sau ghép gan hoặc ghép thận dạng dị ghép. Thuốc nên được phối hợp với các liệu pháp ức chế miễn dịch khác nhằm tối ưu hóa hiệu quả điều trị.[1]

==>> Xem thêm thuốc: [CHÍNH HÃNG] Thuốc Tacropic 0.03% - điều trị chàm thể tạng

Thuốc Pufam-1 - Dự phòng đào thải cơ quan ghép ở bệnh nhân ghép tạng

3 Liều dùng - Cách dùng thuốc Pufam-1

3.1 Liều dùng

Thuốc Pufam-1 chỉ được sử dụng dưới sự chỉ định và theo dõi chặt chẽ của bác sĩ chuyên khoa ghép tạng.

Ghép gan:

  • Người lớn: Khởi đầu uống 0,10–0,15 mg/kg/ngày chia 2 lần.
  • Trẻ em: Khởi đầu uống 0,30 mg/kg/ngày chia 2 lần.

Ghép thận:

  • Người lớn: Khởi đầu uống 0,20 mg/kg/ngày chia 2 lần.
  • Trẻ em: Khởi đầu uống 0,30 mg/kg/ngày chia 2 lần.

3.2 Cách dùng

Thuốc Pufam-1 được dùng bằng đường uống khi bụng đói (ít nhất 1 giờ trước hoặc 2–3 giờ sau bữa ăn).

Viên nang nên nuốt nguyên vẹn với nước ngay sau khi lấy ra khỏi vỉ.

4 Chống chỉ định

Người quá mẫn với bất kỳ thành phần nào của thuốc Pufam-1 hoặc hoặc các macrolid khác.

==>> Bạn đọc có thể tham khảo thêm thuốc: Thuốc Atilimus 0,1% điều trị chàm thể tạng ngắn hạn, dài hạn

5 Tác dụng phụ

Một số tác dụng phụ có thể gặp khi dùng thuốc Pufam-1:

  • Thiếu máu, giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu
  • Tăng hoặc giảm đường huyết
  • Đái tháo đường sau ghép
  • Tăng kali, hạ natri, hạ magnesi, hạ calci, rối loạn điện giải
  • Tăng cholesterol, tăng triglycerid, tăng acid uric
  • Giảm cảm giác ngon miệng, ăn kém
  • Run tay, đau đầu, chóng mặt
  • Mất ngủ, lo âu, trầm cảm, rối loạn tâm thần nhẹ
  • Tiêu chảy, buồn nôn, nôn, đầy bụng, khó tiêu
  • Tăng huyết áp, đánh trống ngực
  • Suy giảm chức năng thận, thiểu niệu
  • Tăng men gan, vàng da nhẹ
  • Ngứa, phát ban, rụng tóc
  • Đau khớp, đau cơ
  • Phù nề, mệt mỏi, tăng cân nhẹ
  • Tăng nguy cơ nhiễm trùng cơ hội…

Thông báo cho bác sĩ nếu gặp các tác dụng không mong muốn khi dùng thuốc Pufam-1.

6 Tương tác

Ketoconazol, Fluconazol, Itraconazol, Voriconazol, Erythromycin, thuốc ức chế protease HIV (ritonavir), Clotrimazol, Josamycin, Clarithromycin, Nicardipin, Nifedipin, Verapamil, Diltiazem, Danazol, Ethinylestradiol, Omeprazol, Nefazodon: Ức chế CYP3A4, làm tăng nồng độ tacrolimus.

Bromocriptin, Cortison, Dapson, Ergotamin, Gestoden, Lidocain, Midazolam, Mephenytoin, Miconazol, Nilvadipin, Norethindron, Quinidin, Tamoxifen, Troleandomycin: Có tiềm năng ức chế CYP3A4, làm tăng tacrolimus.

Nước bưởi: Ức chế chuyển hóa thuốc, tăng nồng độ tacrolimus – nên tránh dùng.

Phenytoin, Rifampicin, Carbamazepin, Phenobarbital, Metamizol, Isoniazid, St. John’s Wort: Cảm ứng CYP3A4, giảm nồng độ tacrolimus.

Corticosteroid liều duy trì: Cảm ứng chuyển hóa, gây giảm nồng độ tacrolimus.

Prednisolon hoặc Methylprednisolon liều cao: Có thể tăng hoặc giảm bất thường nồng độ tacrolimus.

Cyclosporin: Ức chế chuyển hóa qua cạnh tranh CYP3A4, tăng độc tính thận – nên tránh phối hợp.

Phenytoin: Tacrolimus làm tăng nồng độ Phenytoin trong máu.

Thuốc tránh thai chứa steroid: Tacrolimus giảm Độ thanh thải, gây tăng nồng độ hormon tránh thai – cần theo dõi.

Pentobarbital, Antipyrin: Tacrolimus giảm thanh thải và kéo dài thời gian bán thải của các thuốc này.

Aminoglycosid, Vancomycin, Cotrimoxazol, NSAID, Aciclovir, Ganciclovir, Amphotericin B, Ibuprofen: Có thể tăng độc tính thận hoặc thần kinh khi dùng chung.

Amilorid, Triamteren, Spironolacton hoặc bổ sung kali: Có thể gây tăng Kali máu; nên tránh đồng thời.

Vaccin sống giảm độc lực: Hiệu quả tiêm chủng giảm do ức chế miễn dịch; không khuyến khích trong thời gian dùng tacrolimus.

NSAID, thuốc kháng đông uống, thuốc trị đái tháo đường uống: Cạnh tranh gắn kết protein huyết tương, có thể ảnh hưởng dược động học tacrolimus.

7 Lưu ý khi sử dụng và bảo quản

7.1 Lưu ý và thận trọng 

Thuốc Pufam-1 có thể gây rối loạn thị giác, không nên lái xe, vận hành máy móc khi đang điều trị.

Không dùng khi thuốc Pufam-1 đã hết hạn hoặc có dấu hiệu hư hỏng.

Thông báo cho bác sĩ những dấu hiệu bất thường trong quá trình sử dụng thuốc Pufam-1.

Thuốc Pufam-1 chỉ được kê đơn bởi bác sĩ có kinh nghiệm và bệnh nhân cần được theo dõi chặt chẽ.

Người dùng tacrolimus có nguy cơ phát triển ung thư hạch và các khối u ác tính, đặc biệt là ung thư da. Bệnh nhân nên hạn chế tiếp xúc với ánh sáng mặt trời và sử dụng kem chống nắng bảo vệ.

Thuốc Pufam-1 có thể gây độc tính trên thận, cả cấp và mạn tính, cần theo dõi chức năng thận thường xuyên.

Phì đại cơ tim có thể xuất hiện khi nồng độ tacrolimus cao, cần xét nghiệm tim định kỳ.

Tránh dùng vắc xin sống trong quá trình điều trị bằng thuốc Pufam-1.

Chứng bất sản hồng cầu (PRCA) có thể xảy ra và cần ngừng thuốc Pufam-1 nếu được chẩn đoán.

Thuốc Pufam-1 có thể kéo dài khoảng QT, cần thận trọng với bệnh nhân có nguy cơ rối loạn nhịp tim.

Thuốc Pufam-1 chứa lactose, không dùng cho bệnh nhân không dung nạp galactose hoặc thiếu hụt lactase.

7.2 Lưu ý sử dụng trên phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú

Thuốc Pufam-1 có thể đi qua hàng rào nhau thai nhưng chưa có bằng chứng gây hại và bài tiết vào sữa mẹ. Vì vậy chỉ dùng cho phụ nữ mang thai khi thật sự cần thiết và không dùng cho bà mẹ cho con bú.

7.3 Xử trí khi quá liều

Triệu chứng: nổi mề đay, nhức đầu, nôn, ngủ lịm,...

Khi sử dụng quá liều thuốc Pufam-1 đường uống, có thể rửa dạ dày và/hoặc sử dụng các chất hấp phụ để điều trị cho bệnh nhân.

7.4 Bảo quản 

Nơi khô ráo, thoáng mát.

Tránh ánh sáng trực tiếp.

Nhiệt độ dưới 30 độ C.

8 Sản phẩm thay thế 

Nếu thuốc Pufam-1 hết hàng, quý khách hàng vui lòng tham khảo các thuốc thay thế sau đây:

  • Thuốc Prograf 1mg chứa hoạt chất với hàm lượng tương tự, do Astellas Ireland Co.,Ltd. sản xuất.
  • Thuốc Advagraf 1mg chứa hoạt chất với hàm lượng tương tự, do Astellas Ireland Co.,Ltd. sản xuất.

9 Cơ chế tác dụng 

9.1 Dược lực học

Tacrolimus hoạt động bằng cách liên kết với protein nội bào FKBP12, tạo thành phức hợp đặc hiệu. Phức hợp này cạnh tranh và ức chế enzyme calcineurin, làm gián đoạn tín hiệu phụ thuộc Canxi trong tế bào T và ngăn chặn biểu hiện gen lymphokin.

Nhiều nghiên cứu in vitro và in vivo đã xác nhận tacrolimus là chất ức chế miễn dịch mạnh, ngăn chặn sự phát triển của các tế bào lympho gây độc tế bào – yếu tố chính dẫn đến thải ghép.

9.2 Dược động học

9.2.1 Hấp thu

Sinh khả dụng của tacrolimus đạt cao nhất khi dùng lúc đói.

Thức ăn béo làm giảm tốc độ và mức độ hấp thu của tacrolimus.

9.2.2 Phân bố

Tacrolimus phân bố rộng rãi trong cơ thể.

Tỷ lệ liên kết với protein huyết tương của tacrolimus rất cao (> 98,8%), chủ yếu liên kết với Albumin huyết thanh và α1-acid glycoprotein.

9.2.3 Chuyển hóa

Tacrolimus được chuyển hóa chủ yếu ở gan bởi cytochrom P450-3A4.

Một phần lớn tacrolimus cũng được chuyển hóa ở thành ruột.

9.2.4 Thải trừ

Phần lớn tacrolimus được đào thải qua phân, khoảng 2% được bài tiết qua đường nước tiểu. Mật là con đường thải trừ chính của tacrolimus.

Tacrolimus có nửa đời bán thải dài và biến đổi.

10 Thuốc Pufam-1 giá bao nhiêu?

Thuốc Pufam-1 hiện nay đang được bán ở nhà thuốc online Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy, giá sản phẩm có thể đã được cập nhật ở đầu trang. Hoặc để biết chi tiết về giá sản phẩm cùng các chương trình ưu đãi, bạn có thể liên hệ với dược sĩ đại học của nhà thuốc qua số hotline hoặc nhắn tin trên zalo, facebook.

11 Thuốc Pufam-1 mua ở đâu?

Bạn có thể mang đơn thuốc của bác sĩ kê đơn thuốc Pufam-1 để mua thuốc trực tiếp tại nhà thuốc Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy tại địa chỉ: 85 Vũ Trọng Phụng, Thanh Xuân. Hoặc liên hệ qua số hotline/ nhắn tin trên website để được tư vấn sử dụng thuốc đúng cách. 

12 Ưu điểm

  • Tacrolimus, một chất ức chế calcineurin được sử dụng rộng rãi trong ghép thận từ những năm 1990, cải thiện tỷ lệ sống và giảm thải ghép.[2]
  • Thuốc Pufam-1 được sản xuất bởi Emcure Pharmaceuticals Ltd, một công ty dược hàng đầu có quy trình sản xuất nghiêm ngặt và kiểm soát chất lượng chặt chẽ.
  • Thuốc Pufam-1 giúp giảm nguy cơ biến chứng liên quan đến đào thải ghép, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh.
  • Thuốc Pufam-1 được bào chế dưới dạng viên nang cứng tiện lợi cho việc sử dụng và bảo quản.

13 Nhược điểm

  • Thuốc Pufam-1 có thể gây tác dụng phụ nghiêm trọng nếu sử dụng không đúng chỉ dẫn.

Tổng 15 hình ảnh

thuoc pufam 1 1 J3054
thuoc pufam 1 1 J3054
thuoc pufam 1 2 G2471
thuoc pufam 1 2 G2471
thuoc pufam 1 3 M5117
thuoc pufam 1 3 M5117
thuoc pufam 1 4 T8744
thuoc pufam 1 4 T8744
thuoc pufam 1 5 S7767
thuoc pufam 1 5 S7767
thuoc pufam 1 6 D1404
thuoc pufam 1 6 D1404
thuoc pufam 1 7 J3141
thuoc pufam 1 7 J3141
thuoc pufam 1 8 Q6877
thuoc pufam 1 8 Q6877
thuoc pufam 1 9 I3238
thuoc pufam 1 9 I3238
thuoc pufam 1 10 P6865
thuoc pufam 1 10 P6865
thuoc pufam 1 11 S7054
thuoc pufam 1 11 S7054
thuoc pufam 1 12 L4315
thuoc pufam 1 12 L4315
thuoc pufam 1 13 R7052
thuoc pufam 1 13 R7052
thuoc pufam 1 14 C1688
thuoc pufam 1 14 C1688
thuoc pufam 1 15 F2777
thuoc pufam 1 15 F2777

Tài liệu tham khảo

  1. ^ Hướng dẫn sử dụng do Cục quản lý Dược phê duyệt, tại đây.
  2. ^ Bentata Y, (Ngày đăng: Tháng 2 năm 2020), Tacrolimus: 20 years of use in adult kidney transplantation. What we should know about its nephrotoxicity, Pubmed. Truy cập ngày 11 tháng 7 năm 2025
* SĐT của bạn luôn được bảo mật
* Nhập nếu bạn muốn nhận thông báo phẩn hồi email
Gửi câu hỏi
Hủy
  • 0 Thích

    Thuốc này uống lúc no hay đói

    Bởi: Như vào


    Thích (0) Trả lời 1
    • Chào bạn, thuốc Pufam-1 nên dùng khi đói, ít nhất 1 giờ trước hoặc 2–3 giờ sau bữa ăn

      Quản trị viên: Dược sĩ Hoàng Bích vào


      Thích (0) Trả lời
(Quy định duyệt bình luận)
Pufam-1 5/ 5 1
5
100%
4
0%
3
0%
2
0%
1
0%
Chia sẻ nhận xét
Đánh giá và nhận xét
  • Pufam-1
    T
    Điểm đánh giá: 5/5

    Dịch vụ rất chuyên nghiệp, mình đặt thuốc online và được giao đúng hẹn. Có cả kiểm tra hàng trước khi nhận

    Trả lời Cảm ơn (0)

SO SÁNH VỚI SẢN PHẨM TƯƠNG TỰ

vui lòng chờ tin đang tải lên

Vui lòng đợi xử lý......

0 SẢN PHẨM
ĐANG MUA
hotline
0927.42.6789