Prozalic
Thuốc kê đơn
Thuốc kê đơn quý khách vui lòng điền thông tin/ chat vào phần liên hệ này để dược sĩ tư vấn và đặt hàng
Thương hiệu | Gia Nguyễn Pharma, Công ty CPDP Gia Nguyễn |
Công ty đăng ký | Công ty CPDP Gia Nguyễn |
Số đăng ký | VD-23263-15 |
Dạng bào chế | Thuốc mỡ bôi da |
Quy cách đóng gói | Hộp 1 tuýp 15g |
Hoạt chất | Betamethason |
Xuất xứ | Việt Nam |
Mã sản phẩm | AA5219 |
Chuyên mục | Thuốc Da Liễu |
Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi tại đây
Biên soạn: Dược sĩ Nguyễn Trang
Dược sĩ lâm sàng - Đại học Dược Hà Nội
Ngày đăng
Cập nhật lần cuối:
Lượt xem: 7330 lần
- Chi tiết sản phẩm
- Hỏi & Đáp 0
- Đánh giá 0
Thuốc Prozalic được bác sĩ kê đơn và chỉ định trong điều trị các tình trạng trên da như tăng sừng, viêm da dị ứng mạnh tính, mày đày, á sừng... Trong bài viết này, Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy (trungtamthuoc.com) xin gửi đến bạn đọc cách sử dụng và các lưu ý khi dùng thuốc Prozalic.
1 Thành phần
Thành phần chính của thuốc Prozalic là Betamethason dipropionat hàm lượng 9,6 mg
Dạng bào chế: Thuốc mỡ bôi da.
2 Tác dụng - Chỉ định của thuốc Prozalic
2.1 Tác dụng của thuốc Prozalic
Thuốc Prozalic chứa hoạt chất Betamethason là thuốc gì?
2.1.1 Dược lực học
Betamethason dipropionat là một glucocorticoid tổng hợp. Thuốc có tác dụng chuyển hóa, ức chế miễn dịch và chống viêm [1].
Thuốc tác dụng bằng cách liên kết với các thụ thể glucocorticoid và ức chế các tín hiệu tiền viêm, đồng thời thúc đẩy các tín hiệu chống viêm.
Thuốc được sử dụng bôi trên da với tác dụng kiểm soát tình trạng viêm da như chàm da, vảy nến…. Betamethasone có hoạt tính glucocorticoid mạnh và hoạt tính mineralocorticoid không đáng kể.
2.1.2 Dược động học
Hấp thụ: Dạng thuốc mỡ được nghiên cứu có sinh khả dụng tốt và hiệu lực cao. Băng vết thương bôi thuốc có thể làm tăng đáng kể sinh khả dụng và có thể gây nên tác dụng không mong muốn.
Phân bố: Thuốc ít hấp thu và chủ yếu gây tác dụng trên da. Thể tích phân bố của thuốc khi dùng 1 liều tiêm bắp khoảng 100L [2].
Chuyển hóa: Thuốc ít hấp thu nên tỉ lệ chất chuyển hóa không đáng kể.
2.2 Chỉ định thuốc Prozalic
Thuốc Prozalic trị bệnh gì?
Thuốc Prozalic được chỉ định trong điều trị các vấn đề trên da bao gồm tăng sừng tróc vảy, hay bệnh lý da có đáp ứng với corticosteroid nhưn lichen phẳng, vẩy nến, a sừng, viêm da dị ứng mạn tính.
==>> Xem thêm thuốc có cùng hoạt chất: [CHÍNH HÃNG] Thuốc Beprosazone điều trị bệnh ngoài da
3 Liều dùng - Cách dùng thuốc Prozalic
3.1 Liều dùng thuốc Prozalic
Người lớn:
- Khởi đầu: Dùng 2 lần/ngày vào buổi sáng và tối tới khi cải thiện các triệu chứng.
- Duy trì: Dùng 1 lần/ngày, điều trị tới khi khỏi hoàn toàn
Trẻ em: Dùng 1 lần/ngày.
3.2 Cách dùng của thuốc Prozalic
Bôi thuốc trực tiếp lên vùng da bị bệnh và vùng xung quanh.
Vệ sinh vùng da và tay trước khi dùng thuốc.
Lấy một lượng nhỏ thuốc vừa đủ, khi thoa lên tạo thành 1 lớp mỏng trên da.
Xoa thuốc đều và nhẹ nhàng để thuốc thấm đều.
4 Chống chỉ định
Không sử dụng thuốc Prozalic cho đối tượng bị mẫn cảm với Betamethason hoặc bất cứ thành phần của thuốc.
Da bị nhiễm virus, vi khuẩn hay nhiễm nấm.
==>> Bạn đọc có thể tham khảo thêm thuốc: Thuốc bôi ngoài da Betamethason 0,064% Medipharco trị ngứa, dị ứng da
5 Tác dụng phụ
Trong quá trình sử dụng thuốc bôi Prozalic có thể gặp số tác dụng không mong muốn trên da bao gồm ngứa, kích ứng, nóng rát, viêm nang lông, khô da, rậm lông, mụn trứng cá, rôm sảy và nhiễm trùng thứ cấp.
6 Tương tác thuốc
Chưa ghi nhận về tương tác xảy ra của thuốc với thuốc, sản phẩm hay thực phẩm khác. Thuốc Prozalic với đường dùng ngoài và tác dụng tại chỗ trên da, do đó hiếm khi xảy ra tương tác với các thuốc khác đường dùng. Tuy nhiên, khi sử dụng thuốc khác cùng đường dùng thì nên tham khảo ý kiến bác sĩ để tránh tương tác xảy ra ảnh hưởng tới hiệu quả điều trị.
7 Lưu ý khi sử dụng và bảo quản
7.1 Lưu ý và thận trọng
Dùng thuốc theo sự kê đơn và chỉ định của bác sĩ.
Không để thuốc dính vào mắt, nếu chẳng may bị dính cần rửa sạch ngay với nước sạch.
Thận trọng khi dùng thuốc cho trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh.
Không nên băng kín sau bôi thuốc do có thể gây tăng hấp thu thuốc và tác dụng phụ như dùng đường toàn thân.
7.2 Phụ nữ có thai và bà mẹ cho con bú
7.2.1 Phụ nữ có thai
Thuốc Prozalic trị vảy nến và viêm dạ bị ngứa có dùng được cho bà bầu không?
Thận trọng khi sử dụng thuốc trên phụ nữ có thai. Việc sử dụng chỉ khi thật cần thiết và cần có sự kê đơn và chỉ dẫn của bác sĩ.
7.2.2 Mẹ đang cho con bú
Thuốc nếu hấp thu vào máu có thể bài tiết vào sữa mẹ và gây hại cho thai nhi. Việc sử dụng thuốc cho phụ nữ đang cho con bú nên thận trọng và có sự chỉ định của bác sĩ.
7.3 Khả năng lái xe và vận hành máy móc
Thuốc Prozalic không ảnh hưởng tới khả năng lái xe và vận hành máy móc.
7.4 Bảo quản
Bảo quản thuốc Prozalic nơi khô, thoáng mát.
Tránh để thuốc Prozalic nơi ẩm thấp, nhiệt độ cao.
Bảo quản thuốc Prozalic ở nhiệt độ dưới 30 độ C.
8 Nhà sản xuất
SĐK: VD-23263-15.
Nhà sản xuất: Công ty CPDP Gia Nguyễn.
Đóng gói: Hộp 1 tuýp 15 gam.
9 Thuốc Prozalic giá bao nhiêu?
Thuốc Prozalic hiện nay đang được bán tại nhà thuốc online Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy. Giá của sản phẩm có thể đã được cập nhật ở đầu trang. Hoặc để biết chi tiết về giá sản phẩm cùng các chương trình ưu đãi, bạn có thể liên hệ với nhân viên nhà thuốc qua số hotline 1900 888 633 để được tư vấn thêm.
10 Thuốc Prozalic mua ở đâu?
11 Ưu điểm
- Thuốc Prozalic mua ở đâu chính hãng, uy tín nhất? Bạn có thể mua thuốc trực tiếp tại nhà thuốc Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy tại địa chỉ: Ngõ 116, Nhân Hòa, Thanh Xuân. Hoặc liên hệ qua số hotline/ nhắn tin trên website để được tư vấn sử dụng thuốc đúng cách.
- Betamethasone dipropionate đã được sử dụng để điều trị tại chỗ bệnh vẩy nến ở nhiều dạng bào chế, được đánh giá hiệu quả của một loại steroid có hiệu lực cao hơn nhưng lại có hồ sơ an toàn của một loại steroid có hiệu lực trung bình dựa trên các xét nghiệm VCA [3].
- Trong các nghiên cứu về bệnh vẩy nến tại Hoa Kỳ và Đức cho thấy, /betamethasone dipropionate đã được chứng minh là phù hợp để điều trị ngắt quãng dài hạn cho bệnh vẩy nến từ nhẹ đến trung bình [4].
- Trong nghiên cứu so sánh về tác dụng trên để điều trị lichen phẳng, các nhà khoa học đã chỉ ra betamethasone thuyên giảm nhanh chóng và cải thiện cơn đau tốt hơn rapamycin, có vẻ như corticosteroid tại chỗ siêu mạnh vẫn nên là phương pháp điều trị đầu tay cho bệnh liken phẳng ăn mòn ở miệng (OELP) [5].
- Dạng thuốc mỡ bôi da được đánh giá có sinh khả dụng tốt hơn các dạng bào chế khác như gel hay kem.
- Đường dùng ngoài da và tác dụng tại chỗ nên hạn chế các tác dụng phụ so với đường dùng toàn thân.
12 Nhược điểm
- Không đảm bảo an toàn và cần thận trọng khi sử dụng cho phụ nữ có thai, cho con bú và trẻ sơ sinh.
- Gây nên một số tác dụng phụ không mong muốn.
Tổng 4 hình ảnh
Tài liệu tham khảo
- ^ Chuyên gia PubChem. Betamethasone dipropionate, PubChem. Truy cập ngày 4 tháng 12 năm 2022
- ^ Chuyên gia Drugbank (Đăng ngày 13 tháng 6 năm 2005). Betamethasone, Drugbank. Truy cập ngày 4 tháng 12 năm 2022
- ^ Tác giả Paul Yamauchi (Đăng ngày tháng 2 năm 2017). DFD-01: a novel topical formulation of betamethasone dipropionate for the treatment of extensive psoriasis, Pubmed. Truy cập ngày 4 tháng 12 năm 2022
- ^ Tác giả G Murphy, K Reich (Đăng ngày tháng 6 năm 2011). In touch with psoriasis: topical treatments and current guidelines, Pubmed. Truy cập ngày 4 tháng 12 năm 2022
- ^ Tác giả M Samimi và cộng sự (Đăng ngày tháng 10 năm 2020). Topical rapamycin versus betamethasone dipropionate ointment for treating oral erosive lichen planus: a randomized, double-blind, controlled study, Pubmed. Truy cập ngày 5 tháng 12 năm 2022