Proxacin 1%
Thuốc kê đơn
Thuốc kê đơn quý khách vui lòng điền thông tin/ chat vào phần liên hệ này để dược sĩ tư vấn và đặt hàng
Thương hiệu | Polfa Warszawa, Warsaw Pharmaceutical Works Polfa S.A. |
Công ty đăng ký | Warszawskie Zaklady Farmaceutyczne Polfa Spolka Akcyjna |
Số đăng ký | VN-15653-12 |
Dạng bào chế | Dung dịch đậm đặc để pha dung dịch tiêm truyền |
Quy cách đóng gói | Hộp 10 lọ 20ml |
Hoạt chất | Ciprofloxacin, Acid Lactic |
Tá dược | Nước tinh khiết (Purified Water), Acid Hydrocloric |
Xuất xứ | Ba Lan |
Mã sản phẩm | pk715 |
Chuyên mục | Thuốc Kháng Sinh |
Nếu phát hiện nội dung không chính xác, vui lòng phản hồi thông tin cho chúng tôi tại đây
- Chi tiết sản phẩm
- Hỏi & Đáp 0
- Đánh giá 0
1 Thành phần
1ml dung dịch đậm đặc Proxacin 1%, chứa:
- Ciprofloxacin: 10mg.
- Tá được: Acid Lactic, acid hydrochloric 10%, nước cất pha tiêm.
Dạng bào chế: Dung dịch đậm đặc để pha dung dịch tiêm truyền
2 Tác dụng - Chỉ định của thuốc Proxacin 1%
Thuốc Proxacin 1% được dùng để điều trị nhiễm khuẩn do tác nhân nhạy cảm với ciprofloxacin, bao gồm:
- Viêm tai giữa, nhiễm khuẩn mắt, sinh dục, ổ bụng, da, xương, khớp, máu, thận, và đường niệu dưới.
- Nhiễm khuẩn hô hấp như viêm phổi và viêm xoang.
- Dự phòng nhiễm khuẩn ở bệnh nhân suy giảm miễn dịch.
- Khử nhiễm ruột cho bệnh nhân suy giảm miễn dịch và điều trị bệnh than.
- Ở trẻ em, thuốc chỉ dùng trong cơn kịch phát suy hô hấp do Pseudomonas aeruginosa và bệnh than. Không khuyến cáo sử dụng cho các chỉ định khác.
==>> Xem thêm thuốc có cùng hoạt chất: Thuốc Nafloxin 400mg/200ml điều trị các trường hợp nhiễm khuẩn nặng do vi khuẩn nhạy cảm với Ciprofloxacin
3 Liều dùng - Cách dùng thuốc Proxacin 1%
3.1 Liều dùng
3.1.1 Người lớn
Bệnh lậu: 100 mg, 2 lần/ngày (ngoại trừ cơ quan sinh dục) hoặc liều đơn 100 mg cho bệnh cấp không biến chứng.
Bệnh than: 400 mg, 2 lần/ngày (sau phơi nhiễm).
Nhiễm khuẩn khác: 200-400 mg, 2 lần/ngày.
Nhiễm khuẩn nặng: 400 mg, 3 lần/ngày.
Nhiễm khuẩn đường niệu: 100 mg, 2 lần/ngày (cấp không biến chứng), 200 mg cho biến chứng.
Nhiễm khuẩn hô hấp: 200-400 mg, 2 lần/ngày.
3.1.2 Trẻ em
Cơn kịch phát suy hô hấp: 10 mg/kg, 3 lần/ngày (tối đa 1200 mg/ngày).
Bệnh than: 10 mg/kg, 2 lần/ngày (tối đa 400 mg/lần).
3.1.3 Bệnh nhân suy thận
Liều tùy thuộc vào độ thanh thải creatinin, tối đa 800 mg/ngày.
3.1.4 Bệnh nhân suy gan
Không cần điều chỉnh liều.
3.1.5 Bệnh nhân suy cả gan và thận
Phân liều tuỳ theo mức độ suy thận.
3.1.6 Thời gian điều trị
Bệnh lậu, viêm bàng quang: 1 ngày.
Nhiễm khuẩn xương: Lên tới 2 tháng.
Bệnh than: 60 ngày.
Nhiễm khuẩn khác: 7-14 ngày.
3.2 Cách dùng
Tiêm tĩnh mạch, sau khi pha loãng trước dung dịch đậm đặc.
Thuốc đậm đặc dùng để tiêm truyền cần được pha loãng với dung dịch NaCl 0,9% hoặc Glucose 5%.
Mỗi 10ml thuốc phải được pha với ít nhất 50ml dung dịch, nồng độ không dưới 1mg/ml.
Dung dịch phải được sử dụng ngay sau khi pha trong vòng 60 phút qua tiêm truyền tĩnh mạch chậm.
Tiếp xúc với ánh sáng có thể giảm hiệu quả thuốc, do đó chỉ lấy thuốc ra khi sử dụng và tránh bảo quản trong tủ lạnh vì thuốc có thể kết tủa.
4 Chống chỉ định
Bệnh nhân dị ứng với ciprofloxacin, các kháng sinh nhóm quinolone, hoặc bất kỳ thành phần nào của thuốc Proxacin 1%.
Phụ nữ mang thai và cho con bú.
Tránh dùng chung với tizanidine vì có thể làm tăng nồng độ tizanidine trong máu, gây ra các phản ứng phụ nghiêm trọng như hạ huyết áp động mạch và ngủ gà.
==>> Bạn đọc có thể tham khảo thêm thuốc: Savi Cipro điều trị nhiễm khuẩn hô hấp, thận, tiết niệu, tiêu hóa, xương khớp, máu, não và mắt
5 Tác dụng phụ
5.1 Rối loạn dạ dày ruột
Thường gặp: Buồn nôn, tiêu chảy.
Ít gặp: Tăng aminotransferases, khó tiêu, trướng bụng.
Hiếm gặp: Nấm miệng, vàng da, viêm đại tràng giả mạc.
Rất hiếm: Viêm gan, hoại tử gan, viêm đại tràng nặng, nhiễm nấm dạ dày ruột.
5.2 Rối loạn hệ thần kinh
Ít gặp: Đau đầu, chóng mặt, mất ngủ.
Hiếm gặp: Ảo giác, lo âu, trầm cảm, co giật.
Rất hiếm: Rối loạn thần kinh, co giật cơ, tăng huyết áp nội sọ.
5.3 Rối loạn tim mạch
Ít gặp: Viêm tĩnh mạch, nhịp tim nhanh.
Hiếm gặp: Giãn mạch, giảm huyết áp, ngất.
Rất hiếm: Viêm mạch ngoại biên, đỏ bừng.
5.4 Rối loạn máu và bạch huyết
Ít gặp: Tăng bạch cầu ưa eosin, giảm bạch cầu.
Hiếm gặp: Thiểu máu, giảm tiểu cầu.
Rất hiếm: Thiếu máu tan huyết, suy tủy xương.
5.5 Rối loạn cơ xương
Ít gặp: Đau khớp.
Hiếm gặp: Đau cơ, sưng khớp.
Rất hiếm: Viêm gân Achilles, thoát vị gân.
5.6 Rối loạn da
Thường gặp: Ban da.
Ít gặp: Ngứa, mày đay.
Hiếm gặp: Nhạy cảm ánh sáng.
Rất hiếm: Hội chứng Stevens-Johnson, hoại tử da.
5.7 Rối loạn giác quan
Ít gặp: Rối loạn vị giác.
Hiếm gặp: ù tai, mất thính giác thoáng qua.
Rất hiếm: Mất khứu giác, ảo giác.
5.8 Quá mẫn
Hiếm gặp: Phản ứng dị ứng, sốt thuốc.
Rất hiếm: Sốc phản vệ, phản ứng huyết thanh.
5.9 Rối loạn chuyển hóa
Ít gặp: Tăng creatinin huyết, tăng ure huyết.
Hiếm gặp: Phù, tăng đường huyết.
Rất hiếm: Tăng Amylase, Lipase.
5.10 Rối loạn hô hấp
Hiếm gặp: khó thở, phù thanh quản.
5.11 Rối loạn hệ sinh dục-niệu
Hiếm gặp: suy thận cấp, nấm âm đạo, huyết niệu.
5.12 Các triệu chứng chung
Ít gặp: Đau bụng, mệt mỏi.
Hiếm gặp: Đau tay chân, đau ngực.
5.13 Phản ứng khi dùng tiêm tĩnh mạch
Thường gặp: Buồn nôn, tăng transaminases.
Ít gặp: Mất phương hướng, nhịp tim nhanh, giãn mạch, suy thận.
Hiếm gặp: Sốc phản vệ, sốt thuốc, viêm thận, đứt gân.
6 Tương tác
Sử dụng đồng thời Omeprazole và ciprofloxacin có thể giảm nhẹ Cmax và AUC của ciprofloxacin.
Ciprofloxacin ức chế chuyển hoá Theophylline, có thể làm tăng nồng độ theophylline, dẫn đến nguy cơ phản ứng có hại nghiêm trọng như ngừng tim, co giật. Nếu cần dùng chung, cần theo dõi nồng độ theophylline.
Kết hợp ciprofloxacin với thuốc kháng viêm không steroid có thể gây cơn thần kinh (chưa xác nhận ở người). Ciprofloxacin và cyclosporin có thể làm tăng nồng độ creatinin, cần theo dõi thường xuyên.
Ciprofloxacin làm tăng tác dụng chống đông của warfarin và có thể giảm đường huyết khi dùng với Glibenclamide [1]
Probenecid làm tăng nồng độ ciprofloxacin trong huyết thanh. Metoclopramide tăng tốc độ hấp thu ciprofloxacin nhưng không ảnh hưởng Sinh khả dụng.
Kết hợp ciprofloxacin và mexiletine có thể tăng nồng độ mexiletine. Ciprofloxacin cũng có thể thay đổi nồng độ Phenytoin trong máu.
Ciprofloxacin và Diazepam có thể làm chậm chuyển hoá diazepam, cần theo dõi khi dùng chung.
Ciprofloxacin và Methotrexate có thể tăng nồng độ methotrexate trong huyết thanh, cần theo dõi chặt chẽ.
Kết hợp ciprofloxacin và tizanidine có thể làm tăng nồng độ tizanidine, gây giảm huyết áp và ngủ gà, không nên dùng chung.
Ciprofloxacin có thể làm tăng Cmax và AUC của duloxetine khi dùng với thuốc ức chế CYP450 1A2.
7 Tương kỵ
Khi cần thiết phải sử dụng ciprofloxacin qua đường truyền cùng với các thuốc khác, các thuốc này phải được sử dụng riêng biệt, với liều lượng và đường dùng theo chỉ định cho từng loại thuốc.
Ciprofloxacin không tương thích với các dung dịch của những thuốc có độ ổn định lý hóa ở pH từ 3,9 đến 4,5 (ví dụ: penicillin, Heparin).
8 Lưu ý khi sử dụng và bảo quản
8.1 Lưu ý và thận trọng
Ciprofloxacin có thể gây các phản ứng nghiêm trọng, bao gồm viêm gân, đứt gân, bệnh lý thần kinh ngoại biên, và tác dụng phụ trên thần kinh trung ương như lo âu, trầm cảm, và ảo giác. Các phản ứng này có thể không hồi phục và xảy ra trong vài giờ đến vài tuần. Ngừng thuốc ngay khi có dấu hiệu đầu tiên của phản ứng nghiêm trọng.
Ciprofloxacin có thể gây viêm đại tràng giả mạc, tác động lên gan và hệ thần kinh, đặc biệt ở bệnh nhân có tiền sử rối loạn thần kinh.
Thuốc có thể gây dị ứng nghiêm trọng, bao gồm sốc phản vệ và các phản ứng tại vị trí tiêm.
Các bệnh về gân, đặc biệt gân Achille, cũng đã được ghi nhận.
Bệnh nhân nên tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời và kiểm tra thị giác nếu gặp vấn đề về mắt.
Không sử dụng Thuốc Proxacin 1% nếu đã hết hạn hoặc nghi ngờ về chất lượng.
Chỉ sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ và không chia sẻ thuốc với người khác.
Để biết thêm thông tin, tham khảo bác sĩ hoặc dược sĩ.
Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.
==>> Xem thêm thuốc có cùng hoạt chất: Thuốc Hadipro (Hộp 30 viên) điều trị các bệnh về nhiễm trùng nặng, nhiễm trùng ở bệnh viện
8.2 Lưu ý sử dụng trên người lái xe và vận hành máy móc
Ngay cả khi sử dụng đúng cách, Ciprofloxacin có thể làm giảm khả năng lái xe và vận hành máy móc, tác dụng này tăng khi dùng chung với rượu.
8.3 Lưu ý sử dụng trên phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú
Ciprofloxacin không được khuyến cáo sử dụng cho phụ nữ mang thai do thiếu nghiên cứu về tính an toàn và khả năng ảnh hưởng đến sụn khớp của bào thai, mặc dù không có bằng chứng về tác dụng gây quái thai.
Thuốc cũng không nên sử dụng cho phụ nữ cho con bú.
8.4 Xử trí khi quá liều
8.4.1 Quá liều
Quá liều 12g gây triệu chứng nhiễm độc nhẹ.
Quá liều cấp 16g có thể gây suy thận cấp.
Triệu chứng: hoa mắt, chóng mặt, run, đau đầu, mệt mỏi, ảo giác, lú lẫn, đau bụng, suy thận và gan, tinh thể niệu và huyết niệu.
8.4.2 Xử trí
Theo dõi chức năng thận, pH và độ acid nước tiểu để tránh tinh thể niệu.
Bù nước đầy đủ cho bệnh nhân.
Thẩm tách máu và thẩm tách màng bụng chỉ loại bỏ ít thuốc (<10%).
8.5 Bảo quản
Bảo quản thuốc ở nơi khô ráo, thoáng mát.
Nhiệt độ dưới 25°C, không làm đông lạnh thuốc.
Tránh xa tầm tay của trẻ.
9 Sản phẩm thay thế
Nếu sản phẩm Proxacin 1% hết hàng, quý khách hàng vui lòng tham khảo các sản phẩm thay thế sau:
- Sản phẩm Ciprofloxacin Kabi 200mg/100ml của Công ty cổ phần Fresenius Kabi Bidiphar sản xuất, với thành phần là Ciprofloxacin, được sử dụng nhiều trong các trường hợp nhiễm khuẩn do vi khuẩn nhạy cảm với kháng sinh Ciprofloxacin.
- Sản phẩm Oradays 200mg/100ml của Công ty S.C. Infomed Fluids S.R.L sản xuất, với thành phần là Ciprofloxacin, được chỉ định điều trị nhiễm khuẩn kháng thuốc, bao gồm viêm tuyến tiền liệt, viêm xương - tủy, viêm ruột, nhiễm khuẩn nặng bệnh viện, dự phòng não mô cầu ở bệnh nhân suy giảm miễn dịch, đợt cấp viêm phế quản mạn tính và Viêm xoang cấp tính do vi khuẩn.
10 Cơ chế tác dụng
10.1 Dược lực học
Nhóm dược lý: Kháng sinh toàn thân thuộc nhóm Fluoroquinolone.
Ciprofloxacin là kháng sinh phổ rộng trong nhóm quinolone có chứa fluor.
Cơ chế tác dụng: Ciprofloxacin ức chế enzyme DNA gyrase (topoisomerase II) và topoisomerase IV, dẫn đến suy giảm tổng hợp DNA và tiêu diệt vi khuẩn, đặc biệt hiệu quả ở các pha nghi và pha phân chia của vi khuẩn.
Vi khuẩn nhạy cảm: Ciprofloxacin có hiệu quả đối với nhiều vi khuẩn như Acinetobacter, E. coli, Klebsiella, Pseudomonas, Salmonella, Shigella, Staphylococcus, Yersinia, và nhiều chủng khác.
Vi khuẩn kháng thuốc: Một số vi khuẩn như Enterococcus faecium, Ureaplasma urealyticum, Nocardia asteroides kháng ciprofloxacin. Tuy nhiên, một số vi khuẩn kỵ khí như Peptococcus và Peptostreptococcus có mức độ nhạy cảm vừa phải.
Vi khuẩn không nhạy cảm: Treponema pallidum không nhạy cảm với ciprofloxacin.
Kháng thuốc: Sự kháng thuốc của vi khuẩn có thể khác nhau về địa lý và thời gian, vì vậy, thông tin kháng thuốc địa phương cần được xem xét khi điều trị các nhiễm khuẩn nặng.
Kháng chéo: Ciprofloxacin không có kháng chéo với các nhóm kháng sinh khác như β-lactam, aminoglycosides, Tetracycline, macrolides, hoặc sulfonamides. Tuy nhiên, có thể có kháng chéo giữa các thuốc ức chế gyrase.
Tác dụng kết hợp: Ciprofloxacin có thể được sử dụng kết hợp với một số kháng sinh như azlocillin, Ceftazidime (với Pseudomonas), mezlocillin (với Streptococcus), và Clindamycin hoặc Metronidazole (với vi khuẩn kỵ khí) mà không có tác dụng đối kháng rõ rệt.
10.2 Dược động học
10.2.1 Hấp thu
Ciprofloxacin tiêm tĩnh mạch hấp thu theo cơ chế bậc nhất, với nồng độ trong huyết tương tăng khi tiêm từ 200-400 mg. Sau khi tiêm 200 mg trong 60 phút hoặc uống 250 mg mỗi 12 giờ, AUC tương đương nhau. Tiêm 400 mg mỗi 12 giờ qua tĩnh mạch có AUC giống như uống 500 mg mỗi 12 giờ. Liều tiêm 400 mg mỗi 8 giờ tương đương với uống 750 mg mỗi 12 giờ.
10.2.2 Phân bố
Ciprofloxacin liên kết với protein huyết tương từ 20-30% và tồn tại chủ yếu ở dạng không ion hóa. Thể tích phân bố của thuốc từ 2-3 l/kg, thuốc thấm vào hầu hết các mô và dịch cơ thể, với nồng độ trong mô cao hơn huyết thanh.
10.2.3 Chuyển hóa
Ciprofloxacin chuyển hóa thành 4 chất chính: desethyleneciprofloxacin, sulphociprofloxacin, oxociprofloxacin và formylciprofloxacin, nhưng tác dụng diệt khuẩn của các chất này yếu hơn thuốc gốc. Chúng được bài tiết qua nước tiểu (9,5%) và phân (2,6%).
10.2.4 Thải trừ
Ciprofloxacin chủ yếu bài tiết qua thận (61,5%) và phân (15,2%) dưới dạng không đổi. Độ thanh thải tổng cộng dao động từ 0,48-0,6 l/giờ/kg, thanh thải thận từ 0,18-0,3 l/giờ/kg. Một phần nhỏ (1%) bài tiết qua mật. Ciprofloxacin có khả năng qua nhau thai và bài tiết vào sữa mẹ.
11 Thuốc Proxacin 1% giá bao nhiêu?
Thuốc Proxacin 1% hiện nay đang được bán ở nhà thuốc online Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy, giá sản phẩm có thể đã được cập nhật ở đầu trang. Hoặc để biết chi tiết về giá sản phẩm cùng các chương trình ưu đãi, bạn có thể liên hệ với dược sĩ đại học của nhà thuốc qua số hotline hoặc nhắn tin trên zalo, facebook.
12 Thuốc Proxacin 1% mua ở đâu?
Bạn có thể mang đơn mà bác sĩ có kê thuốc Proxacin 1% để mua thuốc trực tiếp tại nhà thuốc Trung Tâm Thuốc Central Pharmacy tại địa chỉ: 85 Vũ Trọng Phụng, Thanh Xuân. Hoặc liên hệ qua số hotline/ nhắn tin trên website để được tư vấn sử dụng thuốc đúng cách.
13 Ưu điểm
- Thuốc Proxacin 1% có tác dụng mạnh mẽ trong việc điều trị các nhiễm khuẩn do vi khuẩn nhạy cảm, đặc biệt là khi các kháng sinh khác không có tác dụng.
- Thuốc có chất lượng đảm bảo, được sản xuất tại Ba Lan bởi hãng dược phẩm uy tín Polfa, S.A.
- Thuốc Proxacin 1% có khả năng thấm thấu tốt vào các mô và dịch cơ thể, mang lại tác dụng nhanh chóng và hiệu quả.
- Thuốc được bào chế dưới dạng dung dịch đậm đặc để pha tiêm truyền tĩnh mạch chậm, thuận tiện cho việc tiêm truyền.
14 Nhược điểm
- Thuốc Proxacin 1% có thể tương tác với một số loại thuốc khác, bao gồm các thuốc chống đông máu, thuốc chống acid, và các thuốc chứa magnesium hay aluminium, làm ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị.
- Không nên sử dụng cho phụ nữ mang thai, cho con bú, và một số đối tượng có bệnh lý về thận hoặc gan mà không có sự giám sát của bác sĩ.
- Thuốc Proxacin % có thể gây một số tác dụng phụ như buồn nôn, tiêu chảy, phát ban da, đau đầu, chóng mặt.
Tổng 13 hình ảnh
Tài liệu tham khảo
- ^ Kaci Durbin, MD (Đăng ngày 20 tháng 09 năm 2024). Ciprofloxacin, Drugs.com. Truy cập ngày 07 tháng 01 năm 2025.